Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình vật liệu cơ khí
4.5
1183
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Đình Sùng
ISBN978-604-82-4520-7
ISBN điện tử978-604-82-6244-0
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcPhạm Đình Sùng
Số trang347
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Song cũng có thể nói rằng cuộc cách mạng này gắn liền với những thành tựu của ngành Khoa học vật liệu.

Các thành tựu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ cũng gắn liền với những thành tựu của Khoa học vật liệu. Ví dụ, nhiệt độ trong buồng đốt của động cơ Hydro - Oxy của tên lửa đẩy dùng cho phóng vệ tinh lên tới 3000 3500°C, để tránh cho vật liệu làm vách trong của buồng đốt không khí bị nóng chảy, người ta dùng Hydro lỏng (-150 °C) làm lạnh. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn như vậy làm cho vật liệu chịu tác dụng của ứng suất nhiệt cực lớn. Do vậy người ta phải dùng vật liệu có chức năng thay đổi thành phần của lớp tiếp giáp buồng đốt 100% gốm, 0%) kim loại, thành phần này thay đổi theo chiều dày tới lớp tiếp giáp với hydro lỏng làm lạnh là 100%> kim loại, 0°/o gốm. Cũng tương tự như vậy, khi phóng các tên lửa vệ tinh nhân tạo, tên lửa liên lục địa, tàu con thoi với vận tốc trên 12km/s, do ma sát với khí quyển, lớp vỏ ngoài có thể đạt tới nhiệt độ 8000 12000°c, trong khi đó trong khoang tàu phải duy trì nhiệt độ bình thường để con người và các thiết bị hoạt động. Để giải quyết vấn đề này, người ta làm lớp ngoài bằng các tấm vật liệu bền nhiệt, chống ăn mòn. Khi tên lửa bay ở tốc độ cao, chúng ma sát với không khí làm lớp vật liệu đó nóng chảy dần, hóa thành khỉ và đem theo nó phần nhiệt lượng phát sinh do ma sát, do đó nhiệt độ của lớp trong không bị tăng cao.

Vật liệu cơ khí là một phần thuộc ngành Khoa học vật liệu cũng có những phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Từ các vật liệu truyền thống như: sắt, thép, gang, kim loại màu, ngày nay các chi tiết bằng các vật liệu mới như composite, polymer... với những tính năng vượt trội ngày căng được sử dụng rộng rãi. Cuốn Vật liệu cơ khí thực chất là Khoa học vật liệu và công nghệ nhưng vẫn giữ nguyên tên trước đây với ý nghĩa là môn khoa học nghiên cứu về các vật liệu thường được sử dụng trong lĩnh vực cơ khí. Giáo trình “Vật liệu cơ khí” gồm hai phần: Vật liệu kim loại và các loại vật liệu khác được trình bày trong chín chương nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất, các tính chất của vật liệu cơ khí truyền thống, những quy trình công nghệ nhằm biến đổi những tính chất của vật liệu theo chiều hướng mong muốn. Bên cạnh đó sách cũng đề cập đến các vật liệu mới như composite, polymer, nano...Các kiến thức về các loại vật liệu tiên tiến này cũng được cập nhật. Trên cơ sở nắm vững các tính chất của vật liệu, các kỹ sư tương lai có thể tính toán, thiết kế các chi tiết, kết cấu, lựa chọn vật liệu đảm bảo yêu cầu về Kỹ thuật và kinh tế.

Xem đầy đủ

 

Lời nói đâu3
Các ký hiệu viết tắt dùng trong sách5
Chương 1: CƠ SỞ KIM LOẠI HỌC 
1.1. Cấu tạo và liên kết nguyên tử7
1.2. Khái niệm về mạng tinh thể11
1.3. sai lệch mạng tinh thể19
1.4. Khuếch tán trong kim loại và hợp kim26
1.5. Sự kết tinh của kim loại từ trạng thái lỏng28
1.6. Đơn tinh thể và đa tinh thể35
Chương 2: HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ PHA 
2.1. Cấu trúc tinh thể của hợp kim38
2.2. Giản đồ pha của hệ hai cấu tử43
2.3. Giản đồ pha Fe-C (Fe-Fe3C)51
2.4. Các phương pháp nghiên cứu cấu trúc và chuyển pha58
Chương 3: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI VÀ HỢP KIM 
3.1. Tính chất vật lý của vật liệu68
3.2. Ăn mòn (hóa tính) và mài mòn kim loại75
3.3. Mài mòn97
3.4. ứng xử của vật liệu khi có ngoại lực tác dụng98
3.5. Các đặc trưng cơ tính thông thường và ý nghĩa123
3.6. Tính công nghệ và các phương pháp thử nghiệm141
3.7. Các phương pháp kiểm tra không phá hủy144
Chương 4: NHIỆT LUYỆN THÉP 
4.1. Khái niệm về nhiệt luyện thép146
4.2. Các tổ chức đạt được khi nung nóng và làm nguội thép148
4.3. ủ và thường hóa thép165
4.4. Tôi thép169
4.5. Ram thép178
4.6. Các khuyết tật xảy ra khi nhiệt luyện thép180
4.7. Hóa bền bề mặt183
Chương 5: THÉP VÀ GANG 
5.1. Khái niệm về thép cacbon và thép hợp kim194
5.2. Thép xây dựng210
5.3. Thép chế tạo máy216
5.4. Thép dụng cụ237
5.5. Thép hợp kim đặc biệt (có tính chất vật lý - hóa học đặc biệt)247
5.6. Gang255
Chương 6: HỢP KIM MÀU VÀ BỘT 
6.1. Nhôm và họp kim nhôm260
6.2. Đồng và hợp kim đồng267
6.3. Họp kim ổ trượt271
6.4. Hợp kim Titan274
6.5. Hợp kim bột278
Chương 7: VẬT LIỆU POLYMER 
7.1. Cấu trúc của Polymer285
7.2. Đặc tính của Polymer291
7.3. Các loại vật liệu polymer và ứng dụng294
7.4. Các phương pháp gia công chất dẻo299
7.5. Các phương pháp gia công cao su301
7.6. Các phương pháp sản xuất sợi và màng mỏng302
Chương 8: VẬT LIỆU COMPOSITE 
8.1. Mở đầu303
8.2. Composite hạt304
8.3. Composite sợi308
8.3. Composite kết cấu320
Chương 9: VẬT LIỆU NANO
9.1. Cấu trúc Nano322
9.2. Công nghệ Nano324
9.3. Nano - vật liệu, phương pháp chế tạo và ứng dụng327
9.4. Hệ vi điện cơ nhiều chức năng (MEMS)334
9.5. Hệ nano điện cơ (NEMS)340
9.5.1. Trục, bánh răng và pittông340
9.5.2. Động cơ nano341
Tài liệu tham khảo343

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980