Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình quản lý dự án đầu tư xây dựng
4.5
3234
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảPhan Nhựt Duy
ISBN978-604-82-3098-2
ISBN điện tử978-604-82-3945-9
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcPhan Nhựt Duy
Số trang137
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Với nhu cầu thực tiễn hiện nay của sinh viên nói chung và sinh viên chuyên ngành quy hoạch, kiến trúc nói riêng trong việc tìm hiểu lĩnh vực Quản lý dự án mức độ tiếp cận ban đầu. Cụ thể là các dự án đầu tư xây dựng, các tài liệu tham khảo hiện nay phần lớn tập trung giới thiệu các khía cạnh kinh tế (hiệu quả đầu tư, tài chính) dành cho các chuyên viên tài chính dự án hoặc ở khía cạnh quản lý xây dựng (giám sát, quản lý thi công) dành cho các kỹ sư đảm nhận công tác giám sát, quản lý chất lượng trong quá trình thi công. Trong khi đó, sự tham gia phần lớn của các kiến trúc sư trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư (khảo sát, báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tư và thiết kế…) góp phần quan trọng vào việc tạo ra một tiền đề khả thi quyết định sự thành công của dự án nhưng lại chưa có nhiều tài liệu tham khảo đúng với nhu cầu trọng tâm.

Do vậy, giáo trình này được biên soạn với đối tượng đọc giả chính là các sinh viên chuyên ngành quy hoạch và kiến trúc nhằm mục đích:

- Khái quát lại những khái niệm, nguyên lý cơ bản của công tác quản lý dự án, đặc biệt đối với dự án đầu tư xây dựng. Dựa trên đề cương học phần quản lý dự án của chuyên ngành quy hoạch. Mục tiêu này nhằm tổng hợp ngắn gọn, diễn giải dễ hiểu hơn cho sinh viên ở cấp độ bước đầu tìm hiểu lĩnh vực này từ đó sinh viên có thể đọc thêm các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu ở nhiều mảng khác nhau.

- Phân tích, thảo luận một số nội dung quan trọng liên quan đến kỹ năng quản lý thiết kế - vai trò của người làm công tác thiết kế (kiến trúc sư, kỹ sư) trong quá trình quản lý dự án xây dựng mà các tài liệu khác chưa chú trọng thông qua việc giới thiệu các quy định hiện hành và phân tích tình huống đối với các dự án thực tiễn.

- Cập nhật các thông tin mới liên quan đến các quy định của Nhà nước về công tác quản lý dự án xây dựng trong những năm gần đây; đồng thời giới thiệu những xu hướng phát triển chung, những quan điểm đổi mới trên thế giới liên quan đến công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Bảng chữ viết tắt5
Chương 1: Tổng quan về quản lý dự án và quản lý dự án ĐTXD 
1.1. Dự án và quản lý dự án đầu tư xây dựng (QLDAĐTXD)7
1.1.1.  Định nghĩa về dự án và dự án đầu tư xây dựng (DAĐTXD)7
1.1.2. Bản chất và tính chất của công tác quản lý dự án xây dựng9
1.2. Đặc điểm, phân loại và phân cấp DAĐTXD13
1.2.1. Đặc điểm13
1.2.2. Phân loại15
1.3. Vòng đời và tiến trình triển khai dự án ĐTXD26
1.3.1. Khái quát vòng đời dự án ĐTXD26
1.3.2. Các giai đoạn và tiến trình thực hiện của Vòng đời dự án27
1.4. Các chủ thể tham gia và sự tương tác trong quá trình thực hiện34
1.5. Những yêu cầu cơ bản đối với DAĐTXD36
1.5.1. Tính phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, 
quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch xây dựng36
1.5.2. Phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp36
1.5.3. Tính an toàn37
1.5.4. Hiệu quả kinh tế cân bằng với lợi ích xã hội38
Chương 2: Nội dung cơ bản của công tác quản lý dự án ĐTXD40
2.1. Quản lý kế hoạch, tiến độ và khối lượng hoàn thành40
2.1.1. Kế hoạch tổng thể41
2.1.2. Kế hoạch chi tiết - tiến độ thực hiện47
2.1.3. Nhật ký công trường54
2.2. Quản lý chất lượng55
2.2.1. Hệ thống tổ chức và phương thức quản lý chất lượng công trình56
2.2.2. Những yêu cầu cơ bản đối với công tác quản lý chất lượng58
2.2.3. Nội dung chính của công tác quản lý chất lượng60
2.3. Quản lý chi phí và hiệu quả đầu tư đối với công trình xây dựng65
2.3.1. Hoạch định phân bổ nguồn vốn đầu tư65
2.3.2. Kiểm soát các khoản thu - chi66
2.3.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư - giá trị của dự án68
2.4. Quản lý rủi ro và sự thay đổi trong quá trình triển khai dự án71
2.4.1. Định nghĩa và phân loại rủi ro71
2.4.2. Vai trò và mục tiêu của công tác quản lý rủi ro72
2.4.3. Quy trình và các bước đánh giá, cân đối rủi ro73
2.4.4. Ứng xử với những rủi ro75
2.4.5. Một số công cụ quản lý rủi ro76
Chương 3: Mô hình cơ cấu tổ chức và truyền thông tích hợp,
                   các phương thức triển khai dự án ĐTXD
 
3.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức (CCTC)80
3.1.1. Các cấu trúc của cơ cấu tổ chức của dự án83
3.1.2. Các chủ thể tham gia vào CCTC85
3.1.3. Quy mô của CCTC86
3.1.4. Phương thức thực hiện dự án95
3.1.5. Các chủ thể tham gia và mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức101
3.2. Truyền thông tích hợp vào cơ cấu tổ chức của dự án xây dựng106
3.2.1. Tìm hiểu về truyền thông trong lĩnh vực xây dựng106
3.2.2. Truyền thông tích hợp vào cơ cấu tổ chức QLDA108
3.2.3. Thông tin và dữ liệu trong quá trình QLDA110
Chương 4: Vấn đề pháp lý trong quá trình quản lý dự án xây dựng 
4.1. Trách nhiệm, nghĩa vụ và những yêu cầu về năng lực 
của các bên tham gia trong công tác quản lý dự án xây dựng115
4.1.1. Sự thừa nhận mang tính pháp lý đối với các bên tham gia115
4.1.2. Các mối quan hệ giữa các bên tham gia, và các đối tượng có liên quan 
121
4.2. Quy trình lập, thẩm định & phê duyệt dađtxd từ góc độ nhà nước121
4.2.1. Phân cấp122
4.2.2. Xin phép đầu tư – lập báo cáo tiền khả thi123
4.2.3. Xin phép xây dựng – lập báo cáo khả thi125
4.2.4. Giấy phép xây dựng (GPXD) công trình127
4.2.5. Quy trình cấp phép xây dựng130
Tài liệu tham khảo132
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979