Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình quản lý chất lượng môi trường
4.5
1334
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Phước
ISBN978-604-82-1852-2
ISBN điện tử978-604-82-4147-6
Khổ sách19 x 27cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcNguyễn Văn Phước
Số trang374
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Con người với bản chất thống trị của mình luôn vươn lên làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình. Với dân số tăng lên không ngừng con người đã khai thác triệt để thiên nhiên để có nguồn thức ăn, nguồn năng lượng phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình và đồng thời trả lại những chất dư thừa trong quá trình chế biến, sản xuất các sản phẩm cho thiên nhiên một cách vô trách nhiệm. Chính điều này đã làm hủy hoại thiên nhiên và làm cho tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị suy thoái và khi đó môi trường tác động ngược lại, sự sống của con người bị đe dọa, sức khỏe bị ảnh hưởng, khí hậu toàn cầu thay đổi, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Muốn thiên nhiên không tác động xấu đối với con người hiện tại và các thế hệ trong tương lai, con người phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Một trong các giải pháp hữu hiệu nhất là xây dựng các biện pháp quản lý toàn bộ các hoạt động sống và lao động sản xuất của con người nhằm điều tiết các hoạt động này theo hướng giảm thiểu các tác động đối với thiên nhiên. Cách tiếp cận này được gọi là quản lý môi trường. Đây là một công việc phức tạp liên quan tới nhiều mục tiêu, nhiều đối tượng, yêu cầu áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, pháp luật, giáo dục theo nguyên tắc ngăn ngừa không cho môi trường bị suy thoái, chứ không chờ khi môi trường suy thoái mới có hành động khắc phục, do đó môi trường được bảo vệ với chi phí thấp và nằm trong khả năng của con người.

Cuốn "Quản lý chất lượng môi trường" do Khoa Môi trường - Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh biên soạn nhằm đáp ứng tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên và tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý. Nội dung cuốn sách gồm 9 chương:

Chương 1, 2: Giới thiệu các khái niệm về quản lý môi trường và quản lý chất lượng môi trường, các công cụ quản lý môi trường hướng đến phát triển bền vững.

Chương 3 - 8: Giới thiệu các nội dung chính của công tác quản lý chất lượng môi trường bao gồm:

- Chỉ số chất lượng môi trường, được sử dụng để đánh giá chất lượng môi trường một cách toàn diện, tổng quát, nhanh chóng và dễ hiểu nhất

- Các phương pháp thiết lập tiêu chuẩn chất lượng môi trường và một số tiêu chuẩn môi trường chính đang áp dụng tại Việt Nam

- Các phương pháp xác định lựa chọn ưu tiên trong quản lý chất lượng môi trường

- Đánh giá tác động môi trường - một công cụ quản lý chất lượng môi trường hiệu quả đang được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam

- Nội dung công tác quan trắc môi trường, chi tiết cho từng thành phần môi trường cụ thể: không khí, nước mặt, nước ngầm, thủy sinh, đất,

- Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại Việt Nam và môt số nước khác

Chương 9: Giới thiệu một số phương hướng và chương trình hành động chiến lược trên thế giới và tại Việt Nam

Xem đầy đủ

Mục Lục

 

Trang

Lời nói đầu

3

Chương 1. Mở đầu

 

1.1. Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường

5

1.2. Các khái niệm về quản lý chất lượng môi trường

8

1.3. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng môi trường

12

1.4. Các mục tiêu của quản lý chất lượng môi trường

14

1.5. Nội dung quản lý chất lượng môi trường

18

1.6. Chất lượng môi trường Việt Nam

22

1.7. Các xu hướng quản lý môi trường

28

Chương 2. Công cụ quản lý môi trường

 

2.1. Các tiêu chuẩn lựa chọn công cụ quản lý môi trường

32

2.2. Công cụ chỉ huy kiểm soát (Command and Control - CAC)

32

2.3. Các công cụ kinh tế trong quản lý chất lượng môi trường (Economic Incentive - EI)

47

2.4. Giáo dục về môi trường

70

2.5. Phương cách quản lý tổng hợp

72

2.6. Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000)

73

2.7. Đánh giá chu trình sản phẩm (Life Cycle Assessment - LCA)

86

Chương 3. Chỉ số chất lượng môi trường

 

3.1. Giới thiệu về chỉ số môi trường

90

3.2. Chỉ số chất lượng môi trường không khí

100

3.3. Chỉ số chất lượng môi trường nước

111

3.4. Chỉ số sinh học

125

3.5. Chỉ số chất lượng đất

131

3.6. Đánh giá phát triển bền vững qua các chỉ số kinh tế xã hội

140

Chương 4. Thiết lập tiêu chuẩn chất lượng môi trường

 

4.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và tiêu chuẩn môi trường

149

4.2. Tiêu chuẩn tiếng ồn

156

4.3. Tiêu chuẩn chất phóng xạ

162

4.4. Tiêu chuẩn chất lượng không khí

163

4.5. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

169

Chương 5. Lựa chọn, đánh đổi trong công tác  quản lý chất lượng môi trường

5.1. Phương thức lựa chọn đánh đổi các thứ tự ưu tiên (Priority Trade off)

173

5.2. Xác định các ưu tiên trong quản lý môi trường

176

5.3. Các mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ

179

5.4. Xung đột môi trường và quản lý xung đột môi trường

183

5.5. Các vấn đề về môi trường toàn cầu và Việt Nam

187

Chương 6. Đánh giá tác động môi trường - Công cụ quản lý chất lượng môi trường

6.1. Giới thiệu chung

190

6.2. Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư

191

6.3. Các phương pháp ĐTM

197

6.4. Tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam

213

6.5. Yêu cầu đánh giá tác động môi trường của UNEP

221

6.6. Đánh giá môi trường chiến lược

221

6.7. Đánh giá rủi ro môi trường

232

6.8. Giới thiệu chính sách đảm bảo an toàn môi trường xã hội của ngân hàng thế giới

242

Chương 7. Quan trắc môi trường

 

7.1. Tổng quan về quan trắc môi trường

254

7.2. Phương pháp luận xây dựng chương trình quan trắc môi trường

260

7.3. Các hệ thống QTCLMT quốc tế

281

7.4. Một số ví dụ xây dựng chương trình quan trắc chất lượng môi trường

283

7.5. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở Việt Nam

287

7.6. Hệ thống quan trắc môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh

292

Chương 8. Hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường

 

8.1. Phân tích hệ thống quản lý môi trường

297

8.2. Hệ thống quản lý môi trường

298

8.3. Một số mô hình về HTQLMT trên thế giới

301

8.4. Cơ quan bảo vệ môi trường của Việt Nam

310

8.5. Các tổ chức quốc tế liên quan đến môi trường

321

Chương 9. Phương hướng và chương trình hành động cho chiến lược quản lý

 

môi trường trên thế giới và  ở Việt Nam 2001-2010

 

9.1. Các công ước quốc tế về môi trường

323

9.2. Chiến lược quản lý môi trường tại Việt Nam

327

Phụ lục

 

Phụ lục chương 3

341

Phụ lục chương 6

350

Phụ lục chương 7

363

Tài liệu tham khảo 

370

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989