Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Giáo trình nghiên cứu Marketing
4.5
2090
Lượt xem
8
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Viết Lâm
ISBN điện tử978-604-330-090-1
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNguyễn Viết Lâm
Số trang854
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Phiên bản đầu tiên cuốn Giáo trình Nghiên cứu marketing của Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được ra đời vào năm 1999. Phiên bản tiếp theo được công bố và phát hành vào năm 2007, và cuốn giáo trình được xuất bản lần này là phiên bản thứ ba. Các phiên bản của giáo trình lần lượt được công bố để tăng cường mức độ hoàn thiện và đảm bảo tính cập nhật của sách, một loại sách không thể thiếu trong hệ thống các tài liệu dùng cho lĩnh vực đào tạo về marketing, kinh tế và kinh doanh nói chung. Nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm và xuyên suốt của sách là giúp cho người học và các bạn đọc biết cách đánh giá nhu cầu thông tin và cung cấp cho nhà quản lý những thông tin liên quan, đáng tin cậy, hợp lệ để hỗ trợ việc ra quyết định marketing. Vì lẽ đó, nghiên cứu marketing được coi là công cụ quan trọng được các công ty sử dụng để duy trì khả năng cạnh tranh và tránh được các sai lầm do có các quyết định chính xác dựa trên các thông tin hữu ích. Nghiên cứu marketing không chỉ giúp các nhà hoạt động thị trường thành công trong lĩnh vực marketing do hiểu biết người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác kênh…, nó còn trở nên hữu ích cho bất kỳ lĩnh vực nào mà ở đó những người lãnh đạo cần đến những thông tin được tìm kiếm, thu thập theo cách tiếp cận của nghiên cứu marketing để phục vụ cho việc ra quyết định của mình. 

Bố cục của sách gồm 3 phần chính với tổng số 15 chương cùng với một số phụ lục. Phần thứ nhất gồm có Chương 1, là phần tổng quan, dành để giới thiệu những hiểu biết chung về nghiên cứu marketing. Phần thứ hai gồm 9 chương, từ Chương 2 đến Chương 10, đề cập đến nội dung công việc thuộc giai đoạn thứ nhất và thứ hai của tiến trình thực hiện một dự án nghiên cứu marketing. Trong đó, Chương 2 bàn về việc xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu là hai bước công việc chủ chốt của giai đoạn thứ nhất. Các chương còn lại bàn về các hoạt động thuộc giai đoạn thứ hai, giai đoạn thiết kế nghiên cứu với các nội dung: thiết kế tổng thể dự án nghiên cứu (Chương 3); thiết kế thu thập dữ liệu thứ cấp (Chương 4); thiết kế thu thập dữ liệu sơ cấp (Chương 5, 6, 7); thiết kế đo lường và đánh giá trong nghiên cứu marketing (Chương 8); thiết kế bảng hỏi trong nghiên cứu marketing (Chương 9) và thiết kế lấy mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu marketing (Chương 10). Phần thứ ba gồm 5 chương, trình bày các hoạt động thuộc giai đoạn thứ ba, thứ tư và thứ năm của dự án nghiên cứu, trong đó: giai đoạn thứ ba là giai đoạn thu thập dữ liệu trên hiện trường (Chương 11); giai đoạn thứ tư đề cập đến việc chuẩn bị và phân tích dữ liệu (Chương 12, 13, 14); giai đoạn thứ năm - giai đoạn báo cáo kết quả nghiên cứu (Chương 15). Phần phụ lục gồm có: Phụ lục 1- Mẫu đề xuất dự án nghiên cứu; Phụ lục 2- Mẫu báo cáo kết quả nghiên cứu; Phụ lục 3- Khai thác quan điểm (opinion mining) với dữ liệu văn bản trên Facebook ở Việt Nam và Phụ lục 4- Bảng quy mô mẫu.

Cuốn Giáo trình Nghiên cứu marketing được xuất bản lần này định hướng ứng dụng nghiên cứu marketing trong hoạt động marketing của doanh nghiệp. Giáo trình có những điểm mới sau: Thứ nhất, các chương được bố cục thành 3 phần lớn để bạn đọc thấy được logic tổng thể của giáo trình. Logic này gắn liền với trình tự tiến hành một dự án nghiên cứu marketing, giúp người đọc dễ theo dõi và có thể tự nghiên cứu. Thứ hai, trong phần thiết kế dự án nghiên cứu, việc thiết kế thu thập dữ liệu sơ cấp được tập trung thảo luận kỹ và phát triển thành 3 chương riêng biệt (Chương 5, 6 và 7), trong đó có riêng một chương bàn về việc thu thập dữ liệu sơ cấp định tính và phía cuối giáo trình có những phụ lục được bổ sung. Việc bố cục các chương thuộc về thiết kế dự án nghiên cứu như vậy đem đến cho bạn đọc những kiến thức và kỹ năng sâu hơn về phương pháp định tính, một phương pháp ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong nghiên cứu marketing. Đồng thời qua những phụ lục, người đọc sẽ được cung cấp những kiến thức thực tế về việc đề xuất một dự án nghiên cứu, hình mẫu một báo cáo kết quả nghiên cứu marketing điển hình và thấy được những khác biệt, những điểm mới trong nghiên cứu marketing qua mạng xã hội. Thứ ba, trong mỗi chương, phần giới thiệu chung được thiết lập để kết nối các chương với nhau và để dẫn dắt người đọc vào nội dung của chương. Ngoài ra, mỗi chương đều được bổ sung phần câu hỏi ôn tập, bài tập tình huống, danh mục tài liệu tham khảo, các hộp, các dạng hình vẽ hay các ví dụ thực tế về hoạt động nghiên cứu marketing để bạn đọc có thể thực hành ngay các kiến thức của chương, bổ sung những hiểu biết thực tế và tiện việc tra cứu các nguồn thông tin. Thứ tư, các điểm mới căn bản khác nằm sâu trong nội dung mỗi chương của giáo trình là việc làm sâu sắc, nâng cao hiểu biết và kỹ năng tiến hành từng hoạt động cụ thể thuộc tiến trình thực hiện dự án nghiên cứu marketing; trong đó quan tâm bổ sung những kiến thức và kỹ năng nghiên cứu marketing trong bối cảnh của nền kinh tế số hóa. Điển hình trong số đó là: (1) Kiến thức về ngành nghiên cứu marketing và hệ thống dịch vụ nghiên cứu marketing được làm sáng tỏ; (2) Một quy trình liên hoàn gồm những khâu công việc gắn bó chặt chẽ với nhau cùng với những trợ giúp được thiết lập để xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu của dự án nghiên cứu marketing một cách khoa học và thuận tiện; (3) Phân định rõ ràng mối liên hệ giữa các loại hình nghiên cứu marketing với quá trình ra quyết định marketing, phân định một cách khoa học và giúp hình dung dễ dàng mối quan hệ phức tạp giữa các loại hình nghiên cứu với các phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu định tính và định lượng, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp; (4) Việc lập dự toán ngân sách, đề xuất dự án/kế hoạch nghiên cứu marketing đã được trình bày thảo luận chi tiết, cụ thể; (5) Nguồn dữ liệu thứ cấp dưới dạng số hóa và nhiều nguồn dữ liệu bên ngoài đã được bổ sung và phân loại chi tiết giúp việc tìm kiếm chúng trở nên dễ dàng hơn và làm cho nguồn tài liệu thứ cấp trở nên phong phú, đa dạng hơn; (6) Các kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp định tính đều được làm sâu sắc, trong đó có cả kỹ thuật phỏng vấn nhóm trực tuyến; (7) Kỹ thuật thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu khảo sát định lượng dưới dạng phỏng vấn trực tuyến cũng đã được bổ sung; ngoài ra những chỉ dẫn cụ thể về đánh giá so sánh các kỹ thuật khảo sát định lượng và việc lựa chọn các kỹ thuật này trong một dự án nghiên cứu marketing cũng được thảo luận chi tiết; (8) Kỹ thuật thiết lập thang đo và lựa chọn kỹ thuật đo lường đánh giá trong nghiên cứu marketing đã được phân tích chi tiết và sâu sắc; (9) Quy trình thiết kế bảng hỏi gồm 9 bước với những chỉ dẫn cụ thể cho từng bước cũng đã được trình bày nhằm đảm bảo có được một bảng hỏi đáp ứng các yêu cầu của dự án nghiên cứu; (10) Kỹ thuật lấy mẫu cho khảo sát trực tuyến được bổ sung để phục vụ cho nghiên cứu marketing trong môi trường kỹ thuật số; (11) Quy trình, phương pháp và kỹ thuật phân tích dữ liệu định tính được sắp xếp thành một nội dung độc lập trong phần trình bày về phương pháp phân tích dữ liệu nhằm khai thác triệt để các dữ liệu định tính và tiếp tục khẳng định vai trò của dữ liệu này trong nghiên cứu marketing; (12) Các kỹ thuật phân tích dữ liệu nâng cao như phân tích hồi quy, phân tích biệt số, phân tích hồi quy nhị phân, phân tích nhân tố, mô hình cấu trúc tuyến tính và phân tích đường dẫn được giới thiệu như là phần tiếp nối với các kỹ thuật phân tích dữ liệu cơ bản; (13) Các vấn đề khoa học liên quan đến việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu và thuyết trình kết quả nghiên cứu của dự án nghiên cứu marketing đều được bổ sung, hoàn thiện giúp cho cả hai công cụ này đạt được hiệu quả cao nhất. Thứ năm, ngoài việc chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng và những vấn đề kỹ thuật của nghiên cứu marketing, cuốn sách còn quan tâm đề cập đến các vấn đề đạo đức có thể phát sinh ở mỗi bước của quá trình nghiên cứu marketing.

Giáo trình Nghiên cứu marketing lần này được biên soạn bởi tập thể các nhà khoa học, các giảng viên giàu kinh nghiệm của Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong đó:

Chủ biên gồm: GS.TS. Nguyễn Viết Lâm, PGS.TS. Vũ Minh Đức, PGS.TS. Phạm Thị Huyền

TS. Nguyễn Quang Dũng: Biên soạn Chương 7

PGS.TS. Vũ Minh Đức: Biên soạn Chương 8, Chương 11, mục 5.3, 5.4 và 5.5 của Chương 5, mục 13.2 và mục 13.3 của Chương 13, mục 14.1 của Chương 14

PGS.TS. Phạm Thị Huyền: Biên soạn Chương 3, 12 và phụ lục số 1

ThS. Lê Phạm Khánh Hòa: Biên soạn phụ lục số 3

GS.TS. Nguyễn Viết Lâm: Biên soạn Chương 1, 2, 16 và phụ lục số 2

TS. Nguyễn Thu Lan: Biên soạn Chương 4 và Chương 6

TS. Nguyễn Ngọc Quang: Biên soạn mục 5.1 và mục 5.2 của Chương 5, mục 13.1 của Chương 13

PGS.TS. Vũ Huy Thông: Biên soạn Chương 9

TS. Nguyễn Đình Toàn: Biên soạn Chương 10

TS. Phạm Văn Tuấn: Biên soạn mục 14.2 của Chương 14

Mặc dù đã hết sức cố gắng dày công biên soạn, song chắc chắn trong lần xuất bản này, Giáo trình Nghiên cứu marketing vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả rất mong nhận được góp ý của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn nữa trong lần xuất bản sau.

 

Xin trân trọng cám ơn!

 

Xem đầy đủ

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

16

PHẦN THỨ NHẤT: 

 

TỔNG QUAN VỀ  NGHIÊN CỨU MARKETING

20

Chương 1  NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN  VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING 

21

Giới thiệu chương

21

1.1. BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU MARKETING

22

1.1.1. Nghiên cứu marketing là gì?

22

1.1.2. Vai trò của nghiên cứu marketing

26

1.1.3. Quá trình ra quyết định marketing và phân loại nghiên cứu marketing 

33

1.2. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING

43

1.2.1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

44

1.2.2. Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức

45

1.2.3. Thực hiện thu thập thông tin/dữ liệu

46

1.2.4. Phân tích và xử lý dữ liệu

47

1.2.5. Báo cáo kết quả nghiên cứu

47

1.3. NGÀNH NGHIÊN CỨU MARKETING

48

1.3.1. Lịch sử phát triển của nghiên cứu marketing

48

1.3.2. Cơ cấu ngành nghiên cứu marketing

51

1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC VÀ NHỮNG CÂN NHẮC KHI QUYẾT ĐỊNH THỰC HIỆN DỰ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

60

1.4.1. Những vấn đề đạo đức trong nghiên cứu marketing

60

1.4.2. Những cân nhắc khi quyết định thực hiện dự án nghiên cứu marketing

66

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

68

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 1

69

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

70

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 1

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

76

PHẦN THỨ HAI: 

 

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU  NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

77

Chương 2  XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

79

Giới thiệu chương

79

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

80

2.1.1. Khái niệm và thực chất xác định vấn đề nghiên cứu

80

2.1.2. Khái niệm và thực chất xác định mục tiêu nghiên cứu

89

2.2. PHÁT TRIỂN TIẾP CẬN CHO VIỆC XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

94

2.2.1. Phân tích bối cảnh môi trường của vấn đề

94

2.2.2. Phân tích tình huống và điều tra sơ bộ

99

2.2.3. Sử dụng phương pháp hình phễu

105

2.3. TIẾP CẬN ĐỂ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

107

2.3.1. Lựa chọn khung lý thuyết và sử dụng bằng chứng khách quan 

107

2.3.2. Mô hình nghiên cứu

108

2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu

110

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

113

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 2

114

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

115

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

123

Chương 3 THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

125

Giới thiệu chương

125

3.1. KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

126

3.1.1. Khái niệm thiết kế dự án nghiên cứu marketing

126

3.1.2. Yêu cầu của bản thiết kế dự án nghiên cứu marketing

127

3.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU MARKETING

130

3.2.1. Xác định dữ liệu cần thu thập và nguồn cung cấp

130

3.2.2. Thiết kế thu thập dữ liệu

132

3.2.3. Thiết kế phân tích và xử lý dữ liệu

134

3.2.4. Dự toán ngân sách

135

3.2.5. Đề xuất kế hoạch nghiên cứu

148

3.3. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ RÒNG TỪ CUỘC NGHIÊN CỨU

162

3.3.1. Các phương pháp tính giá trị ròng từ cuộc nghiên cứu

162

3.3.2. Ý nghĩa của việc xác định giá trị ròng từ cuộc nghiên cứu

165

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

167

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 3

168

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

169

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 3

170

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

173

Chương 4  THIẾT KẾ THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP

175

Giới thiệu chương

175

4.1. KHÁI QUÁT VỀ DỮ LIỆU THỨ CẤP

175

4.1.1. Định nghĩa dữ liệu thứ cấp và phân biệt với dữ liệu sơ cấp

175

4.1.2. Ưu điểm và hạn chế của dữ liệu thứ cấp

176

4.2. PHÂN LOẠI DỮ LIỆU THỨ CẤP VÀ NGUỒN DỮ LIỆU   THỨ CẤP

179

4.2.1. Dữ liệu thứ cấp bên trong

180

4.2.2. Dữ liệu thứ cấp bên ngoài

183

4.2.3. Dữ liệu được cung cấp từ dịch vụ

188

4.3. QUY TRÌNH THU THẬP DỮ LIỆU THỨ CẤP

192

4.3.1. Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu

192

4.3.2. Tìm các nguồn dữ liệu

193

4.3.3. Tiến hành thu thập các thông tin

193

4.3.4. Đánh giá các dữ liệu đã thu thập được

194

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

200

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 4

201

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

201

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 4

202

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

202

Chương 5  THIẾT KẾ THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP  QUA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

203

Giới thiệu chương

203

5.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

204

5.1.1. Khái niệm nghiên cứu định tính

204

5.1.2. Lý do sử dụng nghiên cứu định tính

206

5.1.3. Phân loại các phương pháp nghiên cứu định tính

207

5.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU QUAN SÁT

209

5.2.1. Các dạng nghiên cứu quan sát

209

5.2.2. Điều kiện áp dụng và các bước tiến hành nghiên cứu quan sát

213

5.2.3. Ưu, nhược điểm của phương pháp nghiên cứu quan sát

214

5.3. THIẾT KẾ PHỎNG VẤN NHÓM TẬP TRUNG

216

5.3.1. Các dạng phỏng vấn nhóm tập trung

216

5.3.2. Các bước tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung

222

5.3.3. Ưu, nhược điểm của phỏng vấn nhóm tập trung

229

5.4. THIẾT KẾ PHỎNG VẤN SÂU

231

5.4.1. Đặc điểm

231

5.4.2. Các kỹ thuật phỏng vấn sâu

232

5.4.3. Ưu, nhược điểm của phỏng vấn sâu

234

5.5. THIẾT KẾ KỸ THUẬT PHÓNG CHIẾU

236

5.5.1. Các dạng kỹ thuật phóng chiếu

236

5.5.2. Ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật phóng chiếu

242

5.5.3. Các ứng dụng của kỹ thuật phóng chiếu

243

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

244

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 5

246

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

246

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 5

249

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

251

Chương 6  THIẾT KẾ THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP QUA NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

255

Giới thiệu chương

255

6.1. KHÁI QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT

255

6.1.1. Khái niệm nghiên cứu khảo sát

255

6.1.2. Ưu, nhược điểm của nghiên cứu khảo sát định lượng

256

6.2. PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

257

6.2.1. Khảo sát trực tiếp (mặt đối mặt)

258

6.2.2. Khảo sát qua điện thoại

260

6.2.3. Khảo sát qua thư

261

6.2.4. Khảo sát trực tuyến

263

6.3. CÁC CĂN CỨ ĐỂ SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

265

6.3.1. Các yếu tố thuộc về nhiệm vụ của khảo sát

266

6.3.2. Các yếu tố thuộc về hoàn cảnh thực hiện nghiên cứu

271

6.3.3. Các yếu tố thuộc về người được khảo sát

274

TÓM TẮT CHƯƠNG 6

281

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 6

282

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

283

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 6

284

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 6

285

Chương 7 THIẾT KẾ THU THẬP DỮ LIỆU SƠ CẤP  QUA NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

286

Giới thiệu chương

286

7.1. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VÀ CÁC   KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

287

7.1.1. Khái niệm nghiên cứu thực nghiệm

287

7.1.2. Các khái niệm liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm

288

7.1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu thực nghiệm

298

7.2. PHÂN LOẠI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

298

7.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

303

7.3.1. Quan niệm về thiết kế thực nghiệm

303

7.3.2. Điều kiện nghiên cứu thực nghiệm

307

7.3.3. Lựa chọn loại hình thực nghiệm

310

7.3.4. Phân bổ đối tượng khảo sát trong nghiên cứu thực nghiệm

310

7.3.5. Tóm tắt thiết kế nghiên cứu thực nghiệm

312

7.4. TRẮC NGHIỆM MARKETING

313

7.4.1. Thực chất của trắc nghiệm marketing

313

7.4.2. Khi nào nên tiến hành một thị trường thử nghiệm?

315

7.4.3. Mục tiêu, giá trị có thể thu được từ thử nghiệm?

315

7.4.4. Làm thế nào có thể sử dụng thông tin từ thị trường thử nghiệm?

316

7.4.5. Ưu, nhược điểm và vấn đề đạo đức trong trắc nghiệm marketing

318

TÓM TẮT CHƯƠNG 7

319

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 7

320

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 7

321

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 7

321

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 7

327

Chương 8  ĐO LƯỜNG VÀ THANG ĐO  TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING

328

Giới thiệu chương

328

8.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ

329

8.1.1. Khái niệm đo lường

329

8.1.2. Các đặc điểm thang đo lường và mức độ đánh giá

330

8.2. CÁC THANG ĐO LƯỜNG CƠ BẢN

332

8.2.1. Thang đo danh nghĩa

332

8.2.2. Thang đo thứ tự

333

8.2.3. Thang đo khoảng cách

334

8.2.4. Thang đo tỉ lệ

336

8.3. KỸ THUẬT THIẾT LẬP THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING

338

8.3.1. Phân loại thang đo: thang đo so sánh và thang đo phi so sánh

338

8.3.2. Thang đo so sánh

339

8.3.3. Các thang đo phi so sánh

344

8.4. LỰA CHỌN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO 

355

8.4.1. Lựa chọn kỹ thuật đo lường

355

8.4.2. Đánh giá thang đo

358

TÓM TẮT CHƯƠNG 8

366

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 8

368

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 8

369

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 8

371

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 8

376

Chương 9  THIẾT KẾ BẢNG HỎI  TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING

377

Giới thiệu chương

377

9.1. KHÁI QUÁT VỀ BẢNG HỎI

378

9.1.1. Khái niệm về bảng hỏi

378

9.1.2. Mục tiêu của bảng hỏi

379

9.2. QUY TRÌNH CHUNG THIẾT KẾ BẢNG HỎI

380

9.2.1. Xác định thông tin cần tìm kiếm và thu thập

380

9.2.2. Xác định phương pháp thu thập thông tin

381

9.2.3. Xác định nội dung cho từng câu hỏi riêng biệt

382

9.2.4. Quyết định cấu trúc câu hỏi

387

9.2.5. Chọn lọc từ ngữ và cách viết cho từng câu hỏi

389

9.2.6. Sắp xếp trình tự cho các câu hỏi

390

9.2.7. Thiết kế bố cục và hình thức bảng hỏi

391

9.2.8. Xem xét lại bước 1-7 và chỉnh sửa nếu cần thiết

395

9.2.9. Kiểm nghiệm thử trong thực tế và chỉnh sửa hoàn thiện lần cuối 

395

9.3. NHỮNG VẤN ĐỀ KỸ THUẬT CỤ THỂ TRONG THIẾT LẬP BẢNG HỎI 

397

9.3.1. Lựa chọn dạng câu hỏi

397

9.3.2. Thiết lập bảng hỏi dùng cho các kỹ thuật khảo sát khác nhau

402

9.3.3. Những lưu ý khác trong soạn thảo bảng hỏi

404

TÓM TẮT CHƯƠNG 9

410

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 9

411

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 9

412

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 9

413

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 9

426

Chương 10  THIẾT KẾ LẤY MẪU  TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING

427

Giới thiệu chương

427

10.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG THỂ VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

428

10.1.1. Khái niệm về tổng thể và mẫu nghiên cứu

428

10.1.2. Lý do phải lấy mẫu trong nghiên cứu marketing

429

10.1.3. Các yêu cầu đối với lấy mẫu

431

10.1.4. Những vấn đề nảy sinh trong lấy mẫu

431

10.2. QUY TRÌNH THIẾT KẾ LẤY MẪU

432

10.2.1. Xác định tổng thể mục tiêu

433

10.2.2. Xác định khung lấy mẫu

434

10.2.3. Lựa chọn các kỹ thuật lấy mẫu

436

10.2.4. Xác định kích thước mẫu

438

10.2.5. Thực hiện quy trình lấy mẫu

439

10.3. CÁC KỸ THUẬT LẤY MẪU

440

10.3.1. Kỹ thuật lấy mẫu xác suất

442

10.3.2. Lấy mẫu phi xác suất

452

10.3.3. Lấy mẫu cho khảo sát trực tuyến

454

10.4. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẪU

459

10.4.1. Tiếp cận khoảng tin cậy

460

10.4.2. Tiếp cận khác

463

TÓM TẮT CHƯƠNG 10

465

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 10

466

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 10

467

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 10

468

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 10

471

PHẦN THỨ BA: 

 

THU THẬP, CHUẨN BỊ, PHÂN TÍCH  DỮ LIỆU VÀ VIẾT BÁO CÁO 

472

Chương 11  THU THẬP DỮ LIỆU TRÊN HIỆN TRƯỜNG

473

Giới thiệu chương

473

11.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG  THU THẬP DỮ LIỆU TRÊN HIỆN TRƯỜNG

474

11.1.1. Sự tham gia của các lực lượng khác nhau trong hoạt động  thu thập dữ liệu

474

11.1.2. Sự tác động của các yếu tố phạm vi địa lý và thời gian trong hoạt động thu thập dữ liệu trên hiện trường tới hiệu quả thu thập dữ liệu

475

11.1.3. Sai số trong thu thập dữ liệu và đạo đức của người thu thập  dữ liệu

476

11.2. KỸ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT THU THẬP DỮ LIỆU TRÊN HIỆN TRƯỜNG

476

11.2.1. Đối với phỏng vấn trực tiếp cá nhân

476

11.2.2. Đối với phỏng vấn nhóm tập trung

479

11.2.3. Đối với phỏng vấn qua điện thoại

481

11.2.4. Đối với phỏng vấn bằng thư truyền thống

483

11.2.5. Đối với khảo sát trực tuyến

484

11.3. QUY TRÌNH CHUNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÁC   HOẠT ĐỘNG THU THẬP DỮ LIỆU TRÊN HIỆN TRƯỜNG

487

11.3.1. Lựa chọn nhân viên thu thập dữ liệu trên hiện trường

487

11.3.2. Đào tạo, huấn luyện nhân viên thu thập dữ liệu trên hiện trường

489

11.3.3. Giám sát nhân viên thu thập dữ liệu trên hiện trường

494

11.3.4. Đánh giá nhân viên thu thập dữ liệu trên hiện trường

496

TÓM TẮT CHƯƠNG 11

498

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 11

499

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11

499

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 11

501

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 11

515

Chương 12  CHUẨN BỊ DỮ LIỆU

516

Giới thiệu chương

516

12.1. KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN BỊ DỮ LIỆU

516

12.1.1. Vai trò và vị trí của giai đoạn chuẩn bị dữ liệu

516

12.1.2. Quy trình chuẩn bị dữ liệu

517

12.2. KIỂM TRA DỮ LIỆU

518

12.2.1. Kiểm tra dữ liệu là gì?

518

12.2.2. Các nội dung của kiểm tra dữ liệu

519

12.3. BIÊN TẬP DỮ LIỆU

521

12.3.1. Tại sao phải biên tập dữ liệu?

521

12.3.2. Các nội dung biên tập dữ liệu

522

12.3.3. Các công đoạn của biên tập dữ liệu

524

12.4. MÃ HÓA DỮ LIỆU

529

12.4.1. Những vấn đề chung về mã hóa dữ liệu

529

12.4.2. Nguyên tắc mã hóa dữ liệu

532

12.4.3. Kỹ thuật mã hóa dữ liệu

534

12.4.4. Quy trình mã hóa dữ liệu

537

12.4.5. Một số vấn đề khác

539

12.5. NHẬP DỮ LIỆU

540

12.6. PHÁT HIỆN SAI SÓT VÀ LÀM SẠCH DỮ LIỆU

541

12.7. CÂN NHẮC LỰA CHỌN CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH   DỮ LIỆU

543

12.7.1. Thang đo sử dụng

543

12.7.2. Phân bố của các biến

543

12.7.3. Quy mô mẫu

543

12.7.4. Số biến cần phân tích

544

12.7.5. Mối liên hệ giữa các biến

545

TÓM TẮT CHƯƠNG 12

546

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 12

547

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 12

548

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 12

549

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 12

556

Chương 13  PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

558

Giới thiệu chương

558

13.1. QUY TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH

559

13.1.1. Tiền xử lý dữ liệu

559

13.1.2. Phân loại dữ liệu văn bản qua học máy

560

13.1.3. Các phương pháp phân tích dữ liệu định tính

561

13.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

566

13.2.1. Lập bảng tần suất và tính tỷ lệ phần trăm

568

13.2.3. Lập bảng chéo và phân tích thống kê với bảng chéo

571

13.2.4. Kiểm định giả thuyết trong phân tích thống kê mô tả

579

13.2.5. Kiểm định tham số và kiểm định phi tham số

581

13.3. PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI VÀ HIỆP PHƯƠNG SAI

589

13.3.1. Phân tích phương sai

589

13.3.2. Phân tích hiệp phương sai

601

13.3.3. Các phương pháp phân tích phương sai lặp lại

603

13.3.4. Phân tích phương sai phi tham số

603

TÓM TẮT CHƯƠNG 13

605

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 13

606

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 13

609

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 13

613

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 13

622

Chương 14  PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG: MỘT SỐ  KỸ THUẬT PHÂN TÍCH THỐNG KÊ NÂNG CAO

625

Giới thiệu chương

625

14.1. PHÂN TÍCH QUAN HỆ

627

14.1.1. Phân tích tương quan

627

14.1.2. Phân tích hồi quy

634

14.1.3. Phân tích biệt số

645

14.1.4. Phân tích hồi quy nhị phân

655

14.1.5. Phân tích nhân tố

659

14.2. MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỜNG DẪN 

675

14.2.1. Khái niệm và các tham số thống kê

675

14.2.2. Các dạng mô hình và các bước tiến hành phân tích

686

14.2.3. Phân tích đường dẫn

705

TÓM TẮT CHƯƠNG 14

710

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 14

714

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 14

716

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 14

722

Chương 15  BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

725

Giới thiệu chương

725

15.1. KHÁI QUÁT VỀ BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

726

15.1.1. Tầm quan trọng của báo cáo kết quả nghiên cứu

726

15.1.2. Yêu cầu và chức năng của báo cáo kết quả nghiên cứu

727

15.1.3. Các yếu tố định hướng cho việc thể hiện nội dung và hình thức của báo cáo

728

15.2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BẰNG VĂN BẢN

730

15.2.1. Phần mở đầu

730

15.2.2. Phần nội dung

735

15.3. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ HƯỚNG DẪN CHO VIỆC VIẾT BÁO CÁO BẰNG VĂN BẢN

738

15.3.1. Một số nguyên tắc

738

15.3.2. Một số hướng dẫn

740

15.4. THUYẾT TRÌNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

743

15.4.1. Những tìm hiểu chung trước khi thuyết trình

744

15.4.2. Lựa chọn các phương tiện nghe nhìn

744

15.4.3. Chuẩn bị bài trình bày

744

15.4.4. Nghệ thuật truyền đạt

745

15.5. THEO DÕI NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

746

15.5.1. Theo dõi nghiên cứu

746

15.5.2. Một số vấn đề đạo đức trong báo cáo kết quả nghiên cứu

747

TÓM TẮT CHƯƠNG 15

748

THUẬT NGỮ CHÍNH CHƯƠNG 15

750

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 15

750

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 15

751

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 15

770

PHỤ LỤC

771

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980