Tác giả | Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 |
ISBN | 978-604-82-0044-2 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3372-3 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2015 |
Danh mục | Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1 |
Số trang | 105 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Tự động hóa quá trình sản xuất và tự động hóa quá trình công nghệ là yêu cầu bức thiết của quá trình chuyển tiếp từ cách mạng khoa học - kỹ thuật sang cách mạng khoa học - công nghệ từ cuối thế kỷ 20 và tự động hóa công nghệ cao của thế kỷ 21.
Để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước trong tương lai thì trình độ công nghệ của sản xuất phải được đánh giá bằng chỉ tiêu công nghệ tiên tiến và tự động hóa. Chỉ tiêu công nghệ tiên tiến và tự động hóa được thể hiện qua trang thiết bị, máy móc, công cụ và kỹ thuật điều khiển nó để tự động hóa quá trình sản xuất.
Kỹ thuật truyền động và điều khiển thủy lực đã phát triển mạnh ở các nước công nghiệp. Kỹ thuật này được ứng dụng để truyền động cho những cơ cấu có công suất lớn, thực hiện điều khiển logic cho các thiết bị hoặc dây chuyền thiết bị tự động, đặc biệt nhờ khả năng truyền động được vô cấp mà nó được ứng dụng để điều khiển vô cấp tốc độ, tải trọng và vị trí của của cơ cấu chấp hành. Hiện nay, hệ thủy lực được sử dụng để điều khiển các thiết bị như máy ép điều khiển số, robot công nghiệp, máy CNC hoặc trong các dây chuyền sản xuất tự động. Kỹ thuật điều khiển tự động đang có khuynh hướng phát triển mạnh, các thiết bị và các dây chuyền sản xuất tự động ứng dụng kỹ thuật điều khiển thủy lực đang thâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều nên việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này để thiết kế, bảo dưỡng và khai thác có hiệu quả là việc làm thiết thực.
Giáo trình "Điều khiển thủy lực" là tài liệu được biên soạn dựa trên những yêu cầu đó. Giáo trình Điều khiển thủy lực bao gồm 5 bài:
Bài 1 - Giới thiệu hệ thống điều khiển bằng thủy lực. Bài 2 - Thiết bị cung cấp và xử lý dầu.
Bài 3 - Các phần tử thủy lực thông dụng. Bài 4 - Các phần tử điện - thủy lực cơ bản.
Bài 5 - Các mạch thủy lực, điện - thủy lực ứng dụng.
Lời nói đầu | 3 |
Bài 1. Giới thiệu hệ thống điều khiển bằng thủy lực | 7 |
1. Sơ lược về lịch sử phát triển hệ thống điều khiển bằng thủy lực | 7 |
2. Ưu, nhược điểm của hệ thống điều khiển bằng thủy lực | 7 |
3. C¸c ®Þnh luËt cña chÊt láng | 8 |
4. Đơn vị đo các đại lượng cơ bản (Hệ mét) | 9 |
5. Phạm vi ứng dụng | 12 |
6. Tổn thất trong hệ thống truyền động bằng thủy lực | 13 |
7. Độ nhớt và yêu cầu đối với dầu thủy lực | 18 |
8. Câu hỏi và bài tập | 19 |
Bài 2. Thiết bị cung cấp và xử lý dầu | 20 |
1. Bơm và động cơ dầu | 20 |
2. Bể dầu | 26 |
3. Bộ lọc | 28 |
4. Đo áp suất và lưu lượng | 28 |
5. Bình trích chứa | 31 |
6. Thí nghiệm xác định đường đặc tính và phương pháp bảo dưỡng bơm | 34 |
7. Câu hỏi và bài tập | 35 |
Bài 3. Các phần tử thủy lực thông dụng | 37 |
1. Khái niệm hệ thống điều khiển | 38 |
2. Van áp suất | 38 |
3. Van đảo chiều | 46 |
4. Van tiết lưu | 51 |
5. Bộ ổn tốc | 51 |
6. Van chặn | 52 |
7. Xi lanh thủy lực (cơ cấu chấp hành) | 53 |
8. Ống dẫn, ống nối | 56 |
9. Câu hỏi và bài tập | 58 |
Bài 4. Các phần tử điện - thủy lực cơ bản | 62 |
1. Các phần tử điện | 62 |
2. Van đảo chiều điều khiển bằng nam châm điện | 68 |
3. Van áp suất điện từ | 70 |
4. Rơ le áp suất | 71 |
5. Câu hỏi và bài tập | 72 |
Bài 5. Các mạch thủy lực, điện - thủy lực ứng dụng | 77 |
1. Máy dập thủy lực điều khiển bằng tay | 77 |
2. Cơ cấu rót tự động cho quy trình công nghệ đúc | 78 |
3. Hệ thống cẩu tải trọng nhẹ | 79 |
4. Máy khoan bàn | 80 |
5. Thiết bị khoan | 81 |
Chương trình mô đun đào tạo điều khiển thuỷ lực | 96 |
Tài liệu tham khảo | 103 |