Tác giả | Nguyễn Đức Lợi |
ISBN điện tử | 978-604-82-5824-5 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2021 |
Danh mục | Nguyễn Đức Lợi |
Số trang | 121 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh là một môn học quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư, kỹ thuật viên, cử nhân cao đẳng và công nhân điện lạnh vì môn học này trang bị những kiến thức cần thiết về đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh và điều hoà không khí.
Với mục đích trang bị cho sinh viên và học viên các kiến thức về an toàn đó, nhóm tác giả biên soạn cuốn giáo trình này.
Giáo trình gồm 2 phần: phần chính là phần bắt buộc thực hiện và phần tham khảo.
Phần bắt buộc thực hiện gồm các chương 1, 2, 3 (trừ mục 3.4.5), 4 và mục 5.1, 5.2. Đây là nội dung cơ bản của TCVN 6104 - 1996 (biên dịch từ ISO 5149 - 1993) đã được tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và Chất lượng ban hành năm 1996 thay thế cho các tiêu chuẩn trước đó về an toàn hệ thống lạnh.
Phần tham khảo gồm các chương 6, 7.
Đây là các nội dung không mang tính bắt buộc nhưng khuyến khích áp dụng lấy theo tiêu chuẩn của Mỹ do chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNEP đề xướng và các mục 3.4.5, 5.3 đến 5.6 lấy từ tiêu chuẩn của Nga.
Nội dung của chương 6 và 7 chủ yếu giới thiệu về tác động của ga lạnh đối với môi trường, kế hoạch cắt giảm và quản lý ga lạnh một cách hiệu quả cũng như các công việc và thiết bị hạn chế phát thải ga lạnh vào khí quyển, hạn chế đến mức thấp nhất sự suy giảm tầng ôzôn và sự nóng lên của Trái Đất.
Giáo trình Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh không những được sử dụng để giảng dạy cho sinh viên, kỹ thuật viên, công nhân các ngành điện lạnh mà còn có thể dùng làm tài liệu cho đông đảo cán bộ, kỹ sư, công nhân các ngành có liên quan muốn tìm hiểu về an toàn hệ thống lạnh.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1 | |
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG | |
1.1. Mở đầu | 5 |
1.2. Phạm vi áp dụng | 7 |
1.3. Định nghĩa các thuật ngữ | 7 |
Chương 2 | |
PHÂN LOẠI PHÒNG LẠNH, HỆ THỐNG LẠNH VÀ GA LẠNH | |
2.1. Phân loại phòng lạnh | 13 |
2.2. Phân loại hệ thống lạnh | 14 |
2.3. Phân loại ga lạnh theo ISO 5149 - 1993 | 16 |
Chương 3 | |
AN TOÀN CHO THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ | |
3.1. Các yêu cầu về áp suất | 23 |
3.2. An toàn vật liệu chế tạo máy | 25 |
3.3. An toàn thiết bị áp lực | 26 |
3.4. Đường ống ga, ga và phụ kiện | 28 |
3.5. Các chi tiết chứa ga lạnh khác | 30 |
3.6. Các dụng cụ đo lường và chỉ báo | 31 |
3.7. Bảo vệ quá áp | 32 |
3.8. Thiết bị điện | 43 |
Chương 4 | |
AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY LẠNH | |
4.1. Buồng máy | 45 |
4.2. Yêu cầu an toàn đặc biệt khác | 47 |
4.3. An toàn ga lạnh đối với các phòng lạnh khác nhau | 49 |
Chương 5 | |
QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN HỆ THỐNG LẠNH | |
5.1. Hướng dẫn, vận hành và bảo dưỡng | 55 |
5.2. Thiết bị bảo vệ | 57 |
5.3. An toàn cho người trong buồng lạnh | 57 |
5.4. Sản xuất và sử dụng nước đá | 58 |
5.5. An toàn cho công nhân chế biến ở nhà máy lạnh đông thực phẩm | 60 |
5.6. An toàn lao động cho cơ sở khí hoá lỏng | 61 |
Chương 6 | |
TÁC ĐỘNG CỦA GA LẠNH TỚI MÔI TRƯỜNG - KẾ HOẠCH | |
CẮT GIẢM VÀ QUẢN LÝ GA LẠNH | |
6.1. Ga lạnh và yêu cầu đối với ga lạnh | 63 |
6.2. Lịch sử phát triển ga lạnh | 65 |
6.3. Phân loại và ký hiệu | 66 |
6.4. Freôn phá hoại môi sinh | 72 |
6.5. Ga lạnh thay thế | 78 |
6.6. Chương trình loại bỏ ODS của Việt Nam | 82 |
Chương 7 | |
CÔNG TÁC HẠN CHẾ PHÁT THẢI GA LẠNH VÀO KHÍ QUYỂN | |
7.1. Đặt vấn đề | 87 |
7.2. Nguyên nhân gây thất thoát ga lạnh | 88 |
7.3. Các thiết bị giảm thiểu thất thoát ga lạnh | 93 |
7.4. Các thiết bị thu hồi và tái sinh ga lạnh | 99 |
7.5. Xử lý, bảo quản và loại bỏ ga lạnh và dầu bôi trơn | 109 |
Tài liệu tham khảo | 113 |
Mục lục | 114 |