Tác giả | Nguyễn Thị Lan Hương |
ISBN | 978-604-82-2527-8 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3464-5 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Nguyễn Thị Lan Hương |
Số trang | 131 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Ba ngành Kiến trúc - Điêu khắc - Hội họa có mối quan hệ mật thiết từ ngàn xưa, ngay khi con người biết tạo ra chỗ ở và các vật dụng xung quanh mình.
Những kim tự tháp Ai Cập, những ngôi đền Hy Lạp cổ đại hay những ngôi chùa Phật ở châu Á đều là tổng hòa về mặt kỹ thuật và nghệ thuật nói trên. Cũng có khi, vì lý do kinh tế hay vì quá thực dụng mà ở một số thời kỳ người ta đành chỉ làm kiến trúc đơn thuần, cốt để ở và triệt tiêu những mộng mơ cùng đức tin vào thần thánh. Thật may là thời kiến trúc thực dụng triệt để không kéo dài mãi, bởi con người tất yếu nhận ra rằng chỗ ở bao giờ cũng cần phải đẹp để thỏa mãn đời sống tinh thần luôn khát khao, lãng mạn và thăng hoa. Có lẽ, cũng bởi thế mà những người hoạt động trong ba ngành nghệ thuật này hiểu rằng ngoài lý thuyết cơ bản trong sáng tác, họ cần có được sự rung động trước cái đẹp thì các sáng tạo của họ mới chứa đựng cảm xúc tinh tế và ước mơ.
Dựa trên tiêu chí trang bị cho sinh viên hay những người yêu thích kiến trúc những hiểu biết cơ bản về mỹ thuật và tầm quan trọng, khả năng ứng dụng của nó trong kiến trúc, Bộ giáo trình "Mỹ thuật dành cho sinh viên học ngành kiến trúc (tập I, II, III) là sự kế tiếp của "Vẽ mỹ thuật" (PGS Lê Đức Lai. NXB Xây dựng, năm
2002). Chúng tôi giữ nguyên phần phương pháp vẽ bằng chất liệu bút chì, bổ sung nhiều nội dung mang tính khái quát, đầy đủ hơn về một số chất liệu cũng như loại hình mỹ thuật được ứng dụng nhiều trong sáng tác kiến trúc.
Lời nói đầu | 3 |
Phần I. LÝ THUYẾT CƠ SỞ MỸ THUẬT (tóm lược) | |
I. Các khái niệm cơ sở của mỹ thuật | 7 |
1. Đường nét | 7 |
2. Hình và khối | 7 |
3. Đậm nhạt và sắc độ | 8 |
4. Màu sắc | 9 |
II. NHỮNG LUẬT CƠ BẢN CỦA MỸ THUẬT | |
1. Cấu trúc | 16 |
2. Bố cục | 21 |
Phần II. VẼ BÚT CHÌ | |
I. Kĩ thuật sử dụng bút chì để vẽ | 36 |
1. Kí hiệu các loại bút chì để vẽ | 36 |
2. Cách gọt bút chì | 36 |
3. Cách cầm bút chì để vẽ | 37 |
4. Kĩ thuật diễn đạt sắc độ | 39 |
II. Vẽ hình họa | 39 |
1. Chọn góc độ vẽ | 39 |
2. Phác bố cục chung | 39 |
3. Phác hình | 41 |
4. Cách đo hình họa | 41 |
5. Kiểm tra hình và chỉnh hình | 47 |
6. Vẽ bóng | 48 |
III. Vẽ kí họa | 49 |
IV. Bài tập thực hành | 52 |
1. Nghiên cứu các khối cơ bản | 52 |
2. Vẽ tượng | 72 |
3. Vẽ mẫu người thật | 98 |
4. Vẽ phong cảnh thiên nhiên | 102 |
Phần III. VẼ BÚT SẮT | |
I. Lý thuyết về chất liệu, kỹ thuật và lịch sử thể loại tranh bút sắt | 113 |
1. Định nghĩa | 113 |
2. Lịch sử tranh bút sắt | 113 |
3. Chất liệu bút sắt | 115 |
4. Kỹ thuật vẽ bút sắt | 116 |
5. Nhược điểm của tranh bút sắt | 117 |
II. Bài vẽ đầu tượng bằng bút sắt | 117 |
1. Hiểu biết về những tỷ lệ cơ bản của đầu và mặt người | 117 |
2. Xác định hướng vẽ và độ cao thấp của mắt ta so với mẫu | 117 |
3. Khuôn khổ bài vẽ | 117 |
4. Phác hình | 117 |
5. Đi nét vào các đường hình cơ bản | 120 |
6. Diễn tả các diện và khối bằng nét và chấm | 120 |
7. Tỉa và nhấn trọng tâm: | 120 |
III. Bài vẽ phong cảnh thiên nhiên (cây cối) bằng bút sắt | 120 |
1. Hiểu biết về đặc điểm phong cảnh thiên nhiên Việt Nam | 120 |
2. Lưu ý Luật xa gần và góc cảnh | 120 |
3. Khuôn khổ bài | 121 |
4. Chọn và cắt cảnh | 121 |
5. Phác hình | 121 |
6. Dùng nét bút sắt lên hình cơ bản | 121 |
7. Diễn tả | 121 |
8. Tỉa và nhấn trọng tâm | 121 |
IV. Bài vẽ phong cảnh thành thị bằng bút sắt | 124 |
1. Hiểu biết về đặc điểm phong cảnh thành thị | 124 |
2. Lưu ý Luật Xa gần và góc cảnh | 124 |
3. Khuôn khổ bài | 124 |
4. Chọn và cắt cảnh | 124 |
5. Phác hình | 124 |
6. Dùng nét bút sắt lên hình cơ bản | 124 |
7. Diễn tả | 127 |
8. Tỉa và nhấn trọng tâm | 127 |
V. Bài vẽ phong cảnh kết hợp thiên nhiên – kiến trúc bằng bút sắt | 127 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 128 |