Tác giả | Phạm Anh Dũng |
ISBN | 2013-28 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3968-8 |
Khổ sách | 19 x 27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2013 |
Danh mục | Phạm Anh Dũng |
Số trang | 125 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Xây dựng được các không gian “xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại” là mục tiêu phấn đấu cấp thiết của mọi người chúng ta trong giai đoạn hiện tại. Mục tiêu ấy cũng là điều cơ bản để có được một không gian sống trong lành, tiện nghi, không ô nhiễm; một cuộc sống tươi đẹp, phong phú trong một không gian có giá trị thẩm mỹ cao.
Đối với Việt Nam, cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã đi qua gần 4 thập niên, một thời gian đủ dài cho mọi cải cách về quản lý, kinh tế, xã hội, môi trường, cảnh quan…, nhưng vấn đề quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với bất kỳ nơi nào trên thế giới trong phát triển, chính là hệ thống cây xanh, lại chưa được chú ý phát triển. Nhìn chung, tại Việt Nam, một số không gian sống của cư dân, nhất là tại các đô thị, hệ thống cây xanh ít được quan tâm. Do đó, hiện tượng thiếu cây xanh công viên, vườn hoa, đường phố, hoặc bố trí qua loa, đại khái v.v… trở thành khá phổ biến tại nhiều đô thị Việt Nam, trong số đó có thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, muốn hội nhập vào xu thế thời đại, các đô thị Việt Nam cần có những nghiên cứu khả thi về giải pháp cây xanh hoàn chỉnh cho toàn đô thị.
Cây xanh là một bộ phận quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên, rất cần thiết trong đời sống mọi sinh vật, trong đó có con người. Nó càng có ý nghĩa quan trọng hơn, khi mà điều kiện môi trường đô thị ngày càng xấu đi do quá trình đô thị hoá, cây xanh trở thành yêu cầu quan trọng nhằm cải thiện môi sinh.
Vai trò của thiết kế cây xanh trong quy hoạch đô thị còn là thiết kế công viên, các loại vườn, đường trồng cây, dãy cách ly, rừng phòng hộ… chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống cây xanh thống nhất. Vì vậy quy hoạch cây xanh thường gắn liền với quy hoạch thành phố, quy hoạch vùng và quy hoạch lãnh thổ.
Hẹp hơn, trong công tác thiết kế dân dụng - công nghiệp, cây xanh có vai trò quan trọng tạo sự liên kết hài hòa giữa công trình kiến trúc với bao cảnh thiên nhiên. Đồng thời đó cũng là yếu tố cơ bản trong việc bố cục không gian đô thị. Cây xanh trở thành phần quan trọng trong bố cục kiến trúc.
Cùng kết hợp với cây xanh, các yếu tố tạo cảnh khác như địa hình, mặt nước, kiến trúc… là các nhân tố cấu thành cảnh quan.
Như vậy, một khi cây xanh được nhìn nhận là yếu tố rất quan trọng và cần thiết đối với mọi sinh vật thì nhu cầu nghiên cứu và phát triển hệ thống cây xanh là điều tất yếu. Các biện pháp, chính sách và công cụ quản lý cây xanh phải được xúc tiến để duy trì và nâng cao số lượng, chất lượng cây xanh.
Được sự động viên của trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Cây xanh đô thị được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu về cây xanh, trước hết là đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật Đô thị ở trường Đại học Kiến trúc, đồng thời làm tài liệu tham khảo rộng rãi cho các ngành về quy hoạch, môi trường và một số ngành học có liên quan khác. Giáo trình cung cấp những kiến thức cơ bản về mối quan hệ giữa cây xanh và đời sống con người, các tác động của cây xanh lên môi trường sống, tầm quan trọng của cây xanh đối với sự hình thành cảnh quan đô thị…
Trang | |
Lời mở đầu | 3 |
Danh mục viết tắt | 5 |
Chương 1. Một số khái niệm cơ bản | |
1.1. Tổng quan về cây xanh đô thị | 7 |
1.2. Khái niệm về cây xanh đô thị | 8 |
1.3. Tác dụng của cây xanh đối với đô thị | 10 |
1.3.1. Cải thiện vi khí hậu | 10 |
1.3.2. Làm trong lành môi trường | 16 |
1.3.3. Cây xanh góp phần hoàn thiện môi sinh | 22 |
1.3.4. Cây xanh góp phần hoàn thiện hệ thống văn hóa xã hội đô thị | 27 |
1.3.5. Cây xanh góp phần hình thành hệ thống cảnh quan đô thị | 28 |
1.3.6. Tác dụng khác của cây xanh | 31 |
Chương 2. Phơng pháp quy hoạch và thiết kế cây xanh | |
2.1. Yêu cầu pháp lý, chính sách cho việc quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị | 32 |
2.2. Tiêu chuẩn đất cây xanh sử dụng công cộng | 33 |
2.3. Yêu cầu quy hoạch và thiết kế cây xanh sử dụng công cộng đô thị | 36 |
2.3.1. Yêu cầu đối với các loại cây trồng công cộng | 38 |
2.3.2. Phối kết các loại cây trồng công cộng | 39 |
2.4. Cây xanh đường phố | 40 |
2.4.1. Tiêu chuẩn cây xanh đường phố | 40 |
2.4.2. Quy cách cây xanh đường phố | 40 |
2.4.3. Tỷ lệ cây xanh đường phố | 41 |
2.5. Cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng | 41 |
2.5.1. Các dãy cây xanh cách ly theo mức độ độc hại trong vòng đai | |
cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng | 42 |
2.5.2. Cách bố trí cây xanh cách ly giữa khu công nghiệp và khu dân dụng | 43 |
2.6. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị | 44 |
2.6.1. Không gian sinh trưởng của cây xanh đô thị | 44 |
2.6.2. Đất trồng cây xanh đô thị | 46 |
2.6.3. Yếu tố khí hậu | 46 |
2.6.4. Yếu tố ô nhiễm | 46 |
2.6.5. Tác động của con người | 49 |
2.7. Một số công viên, vườn hoa tiêu biểu trong hệ thống cây xanh trên thế giới | 49 |
2.7.1. Công viên Butchart - Canada | 50 |
2.7.2. Công viên Keukenhof - Hà Lan | 50 |
2.7.3. Công viên Golden Gate - Hoa Kỳ | 51 |
2.7.4. Công viên Royal Botanic - Anh | 51 |
2.7.5. Vườn hoa Chanticleer Wayne - Pennsylvania | 52 |
2.7.6. Công viên the Huntington Botanical - California | 52 |
2.7.7. Công viên GrandPark - Chicago | 53 |
2.7.8. Công viên The Dallas Arboretum | 53 |
2.7.9. Công viên Skagit - Washington | 54 |
2.7.10. Công viên Tô Châu - Trung Quốc | 54 |
Chơng 3. Quy trình triển khai vấn đề phát triển cây xanh đô thị | |
3.1. Định nghĩa về quy hoạch và thiết kế cây xanh đô thị | 55 |
3.1.1. Quy hoạch cây xanh đô thị | 55 |
3.1.2. Thiết kế cây xanh đô thị | 56 |
3.2. Các nguyên tắc chung trong quy hoạch cây xanh và hoàn thành bản vẽ | |
quy hoạch cây xanh đô thị | 56 |
3.2.1. Nguyên tắc thiết kế, quy hoạch cây xanh đô thị | 56 |
3.2.2. Hoàn thành bản vẽ quy hoạch cây xanh đô thị | 61 |
3.3. Giới thiệu một số giải pháp cơ bản trong thiết kế cây xanh đô thị | 62 |
3.3.1. Thiết kế cây xanh công viên | 62 |
3.3.2. Giải pháp cơ bản khi thiết kế vườn hoa | 66 |
3.3.3. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh vờn dạo (vờn hoa nhỏ) | 67 |
3.3.4. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh đường phố và quảng trường | 68 |
3.3.5. Giải pháp cơ bản khi thiết kế cây xanh khu nhà ở | 74 |
3.3.6. Giải pháp thiết kế cây xanh cho các công trình chuyên dụng | 77 |
3.3.7. Giải pháp thiết kế cây xanh khu công nghiệp | 83 |
3.3.8. Giải pháp thiết kế cây xanh rừng phòng hộ và các dãy cây xanh cách ly | 92 |
3.4. Giới thiệu một dự án nhỏ để tham khảo | 96 |
3.4.1. Phân tích thiết kế công viên | 96 |
3.4.2. Thiết kế khuôn viên vườn theo ý chủ đầu tư | 97 |
3.4.3. Thiết kế cây xanh cụ thể cho dự án | 99 |
3.5. Quản lý cây xanh và vai trò của cộng đồng | 110 |
3.5.1. Phân cấp quản lý công viên và cây xanh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh | 111 |
3.5.2. Quản lý công viên | 111 |
3.5.3. Quản lý cây xanh trồng trên đờng phố | 113 |
3.5.4. Vai trò của cộng đồng trong việc quản lý cây xanh | 114 |
3.6. Nhóm một số loài cây thông dụng dùng tham khảo trong thiết kế | |
cây xanh đô thị | 115 |
3.6.1. Nhóm cây xanh đường phố - cây bóng mát, hoa đẹp | 115 |
3.6.2. Nhóm cây lấy trái (một số loài phổ biến) | 116 |
3.6.3. Nhóm cây có hoa làm cảnh (một số loài thông dụng) | 116 |
3.6.4. Nhóm cây gỗ thân cột làm cảnh | 117 |
3.6.5. Nhóm cây leo làm cảnh | 118 |
3.6.6. Nhóm cây bonsai | 118 |
3.6.7. Nhóm cây trang trí nội thất | 119 |
3.6.8. Nhóm thực vật thuỷ sinh | 120 |
3.6.9. Thảm cây trang trí nền và cỏ | 120 |
3.6.10. Các loại cây trồng cho các khu đô thị (tham khảo) | 121 |
Tài liệu tham khảo | 124 |