Tác giả | Nguyễn Ngọc Châu |
ISBN | 978-604-82-1302-2 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3432-4 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2014 |
Danh mục | Nguyễn Ngọc Châu |
Số trang | 270 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố tại các nước đang phát triển có lịch sử lâu đời (trong đó có các thành phố của Việt Nam) nhưng lĩnh vực giao thông công cộng hầu như phát triển không đáng kể, còn các nước có kinh tế phát triển thì lĩnh vực này quá tuyệt vời.
Trong vòng 40 năm trở lại đây tại các nước đang phát triển chỉ có tổ chức hệ thống giao thông công cộng bằng ôtô buýt là chính. Chỉ có một số thành phố có chính sách bù lỗ cho giao thông công cộng trên dưới 50% như Bangkok, Kualalumpur, Jakarta… thì tổ chức tốt hơn nhưng vẫn chưa thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân trong quá trình đi lại làm việc và sinh hoạt hàng ngày, vì vậy hiện tượng ùn tắc và kẹt xe vẫn luôn xảy ra trên đường phố tại các vùng đô thị ở các nước đang phát triển. Hiện tượng này ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động xã hội. Các nước này cũng đã đưa ra nhiều giải pháp chống ùn tắc giao thông trên đường phố trong giờ cao điểm và các giải pháp đó đang tiếp tục chuyển biến như xây dựng các tuyến tàu điện ngầm, tàu chạy trên cao, làm thêm cầu chui, cầu vượt… nhưng vô cùng chậm chạp, bởi vì các nước đang phát triển thiếu hẳn một chính sách giao thông công cộng và vốn đầu tư có hạn.
Tại các nước đang phát triển thiếu hẳn công cụ để nhận biết không gian của các vùng đô thị lớn cần phải làm gì để giải quyết vấn đề nan giải của bài toán giao thông đô thị trong đó có giao thông công cộng, đó là hậu quả của tình trạng cơ giới hóa và những giải pháp lựa chọn nào để quản lý giao thông đô thị tốt hơn, để không còn tình trạng hành khách phải chờ đợi tàu xe quá lâu ở trạm đỗ như hiện nay, vì có quá ít phương tiện giao thông công cộng đi qua.
Trong thực tế thì lĩnh vực giao thông công cộng tại các nước đang phát triển không phải là một ngành được Nhà nước quan tâm đúng mức, chính vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế tại các nước này là không nhỏ.
Lời giới thiệu | 3 |
Giải nghĩa từ viết tắt | 4 |
Chương 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THỜI CẬN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI | |
1.1. Định nghĩa đô thị | 5 |
1.2. Đô thị thời cận đại | 5 |
1.3. Các thành phố thời hiện đại | 6 |
1.4. Lịch sử phát triển các thành phố ở Việt Nam | 13 |
1.5. Những đặc điểm cơ bản của các thành phố ở Việt Nam | 15 |
Chương 2. ĐÔ THỊ HÓA - MỘT XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA TOÀN CẦU ĐỂ TÁI ĐỊNH CƯ CỦA NHÂN LOẠ | |
2.1. Đô thị hóa | 17 |
2.2. Quá trình đô thị hoá trên thế giới | 18 |
2.3. Quá trình đô thị hoá tại các nước đang phát triển (lấy số liệu | |
ở Việt Nam để minh họa) | 26 |
2.4. Những thách thức trong quá trình đô thị hoá, tăng trưởng và | |
phát triển | 31 |
2.5. Vai trò của Nhà nước trong quá trình hoạch định chính sách về | |
đô thị hoá, tăng trưởng và phát triển | 33 |
2.6. Vai trò của quá trình đô thị hoá trong sự phát triển đất nước | 35 |
2.7. Vai trò của Nhà nước trong quá trình phát triển và cải cách các dịch vụ ở đô thị | 37 |
2.8. Xu hướng phát triển các thành phố trong quá trình đô thị hóa | 41 |
Chương 3. QUẢN LÝ CÁC DỊCH VỤ CÔNG CỘNG Ở ĐÔ THỊ | |
3.1. Khái niệm quản lý | 44 |
3.2. Các loại hình dịch vụ công cộng trong thành phố | 45 |
3.3. Bản chất của các dịch vụ công cộng | 47 |
3.4. Bối cảnh của quy hoạch và quản lý các loại hình dịch vụ công cộng | 48 |
3.5. Các dịch vụ công cộng về kết cấu hạ tầng ở đô thị | 50 |
3.6. Quản lý môi trường gắn với quản lý các dịch vụ công cộng ở đô thị | 60 |
3.7. Hệ thống tổ chức và quản lý các dịch vụ công cộng ở đô thị | 62 |
Chương 4. GIAO THÔNG VÀ VẬN TẢI THÀNH PHỐ | |
4.1. Khái Niệm cơ bản về giao thông và vận tải thành phố | 65 |
4.2. Vai trò của giao thông và vận tải thành phố | 68 |
4.3. Chính sách đầu tư cho giao thông và vận tải đô thị | 77 |
4.4. Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị gắn với môi trường | 78 |
4.5. Nhiệm vụ của chính quyền thành phố trong quản lý giao thông và vận tải đô thị | 81 |
4.6. Đầu tư xây dựng các công trình giao thông đô thị | 100 |
4.7. Hoạch định chính sách giao thông và vận tải đô thị | 108 |
4.8. Quản lý nhà nước đối với ngành giao thông và vận tải đô thị | 113 |
Chương 5. GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ | |
5.1. Lịch sử phát triển giao thông công cộng (GTCC) trên thế giới | 117 |
5.2. Giao thông công cộng ở Việt Nam | 121 |
5.3. Kết cấu hạ tầng của giao thông đô thị và các loại phương tiện vận chuyển hành khách | 122 |
5.4. Vai trò của giao thông công cộng trong đời sống của người dân thành thị | 169 |
5.5. Nhu cầu đi lại, làm việc và sinh hoạt của người dân thành thị | 176 |
Chương 6. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ | |
6.1. Phân loại thành phố | 180 |
6.2. Lựa chọn phương tiện giao thông công cộng cho mỗi loại thành phố | 180 |
6.3. Cơ chế tổ chức và điều hành | 181 |
6.4. Phân chia thành phố ra các vùng giao thông để xác định các thành phần nhân khẩu | 182 |
6.5. Độ di động (số lần đi lại) của người dân thành thị | 186 |
Chương 7. DỰ BÁO TRONG GIAO THÔNG VÀ VẬN TẢI ĐÔ THỊ | |
7.1. Khái niệm về dự báo | 193 |
7.2. Dự báo trong giao thông và vận tải đô thị | 193 |
7.3. Mục tiêu của dự báo | 194 |
7.4. Các phương pháp dự báo quan hệ đi lại của hành khách trong tương lai | 194 |
Chương 8. NHỮNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH QUAN HỆ ĐI LẠI CỦA HÀNH KHÁCH GIỮA CÁC VÙNG GIAO THÔNG TRONG THÀNH PHỐ | |
8.1. Các phương pháp xác định quan hệ di chuyển (đi lại) của hành khách | 211 |
8.2. Phạm vi ứng dụng của các mô hình | 245 |
8.3. Nhận xét các mô hình toán ứng dụng trong lĩnh vực vận tải hành khách tại các thành phố | 246 |
Chương 9. NHỮNG MÔ HÌNH TOÁN HỌC ĐỂ PHÂN BỐ CÁC QUAN HỆ ĐI LẠI CỦA DÒNG HÀNH KHÁCH TRONG HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ | |
9.1. Mục đích của các mô hình toán học để phân bố quan hệ đi lại | |
của dòng hành khách | 249 |
9.2. Những nét đặc trưng trong việc đi lại của người dân thành thị | 250 |
9.3. Các mô hình phân bố quan hệ đi lại của dòng hành khách theo | |
các tuyến giao thông công cộng trong thành phố | 251 |
9.4. Các thông số kỹ thuật trong tổ chức vận hành trên tuyến giao thông công cộng thành phố | 258 |
9.5. Tính số lượng phương tiện hoạt động trên tuyến giao thông | |
công cộng trong giờ cao điểm | 261 |
9.6. Tính số lượng phương tiện dự phòng trong khai thác vận hành | 262 |
9.7. Công suất vận chuyển của hệ thống giao thông công cộng | 262 |
9.8. Giá vé cho một lần lên xe | 262 |
9.9. Chính sách bù lỗ cho giao thông công cộng | 262 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 264 |