Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Động lực học công trình
4.5
531
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảĐỗ Kiến Quốc
ISBN978-604-82-2771-5
ISBN điện tử978-604-82- 6687-5
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcĐỗ Kiến Quốc
Số trang204
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Trong lĩnh vực Xây dựng, khi thiết kế các kết cấu công trình người kỹ sư thường phải giải quyết bài toán kết cấu chịu tải trọng động. Chẳng hạn công trình cầu chịu xe cộ chuyển động, nhà cao tầng chịu gió bão, dàn khoan dầu chịu sóng gió. Hoặc khi có động đất thì các công trình đều bị ảnh hưởng, đặc biệt các công trình có quy mô lớn như cầu nhịp lớn, nhà cao tầng hoặc các kết cấu tháp trụ... Kiến thức của môn Động lực học công trình cung cấp cho người kỹ sư các khái niệm và phương pháp để có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp này.

Động lực học công trình là một lĩnh vực của Cơ học, trình bày các lý thuyết và phương pháp phân tích, tính toán kết cấu công trình chịu tác dụng của các nguyên nhân động. Vì vậy, môn học này có ý nghĩa cần thiết trong hệ thống kiến thức Cơ học của sinh viên các ngành Xây dựng. Cuốn sách này được biên soạn để đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy và học tập tại Đại học Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nó cũng có thế dùng làm tài liệu học tập hoặc tham khảo ở trường khác.

Nội dung cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở những tài liệu giảng dạy tại nhiều trường đại học nổi tiếng của phương Tây như MIT, Đại học Berkeley, NUS, AIT..., với mong muốn truyền đạt kiến thức có hiệu quả cao nhất cổ thế trong điều kiện thời lượng giảng dạy ngày càng rút ngắn như hiện nay.

Cuốn sách gồm 4 chương và 1 phụ lục, do một tập thể tác giả biên soạn với sự chủ biên của PGS. TS Đỗ Kiến Quốc. Để thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, sau mỗi chương đều có bài tập kèm theo đáp sổ. Phần phụ lục có lời giải bằng các phần mềm MATLAB đế sinh viên có thể làm quen và kiểm chứng kết quả.

Xem đầy đủ
MỤC LỤC     Trang
Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN5
1.1. Nhiệm vụ môn học5
1.2. Các khái niệm6
1.2.1. Tải trọng động6
1.2.1. Phân loại tải trọng động6
1.2.3. Bậc tự do của kết cấu (BTD)8
1.2.4. Phân loại dao động9
1.3. Các phương pháp rời rạc hóa10
1.3.1. Phương pháp khối lượng thu gọn (Lumped Mass)10

1.3.2. Phương pháp tọa độ suy rộng

(Generalised Coordinates)

11

1.3.2. Phương pháp phần tử hữu hạn

(Finite Element Method FEM)

12
1.4. Các phương pháp thiết lập phương trình chuyển động13
1.4.1. Nguyên lý D’Alembert :13
1.4.2. Nguyên lý công khả dĩ14
1.4.3. Nguyên lý Hamilton15
Chương 2: HỆ MỘT BẬC TỰ DO19
2.1. Thiết lập phương trình chuyển động19
2.1.1. Mô hình hệ một bậc tự do19
2.1.2. Thiết lập phương trình chuyển động21
2.2. Dao động tự do27
2.2.1. Nghiệm của phương trình chuyển động27
2.2.2. Dao động tự do không cản (c = 0)28
2.2.3. Dao động tự do có cản (c í 0)30
2.3. Dao động cưỡng bức với tải trọng điều hòa38
2.3.1. Dao động cưỡng bức không có lực cản38
2.3.2. Dao động cưỡng bức có lực cản41
2.4. Phản ứng với tải trọng xung45
2.4.1. Khái niệm về tải trọng xung (Impulsive Loads)45
2.4.2. Dao động với tải trọng xung hình sin46
2.4.3. Dao động với tải trọng xung tam giác48
2.4.4. Dao động với tải trọng xung chữ nhật50
2.4.5. Tính toán gần đúng phản ứng do lực xung52
2.5. Phản ứng với tải trọng bất kỳ54
2.5.1. Tích phân Duhamel cho hệ không cản54
2.5.2. Tích phân bằng phương pháp số cho Duhamel Integral56
2.5.3. Phản ứng của hệ có cản57
2.6. Hệ một bậc tự do suy rộng (Generalised Sdof System)59
2.6.1. Mô hình hệ một bậc tự do suy rộng59
2.6.2. Thiết lập phương trình chuyển động59
2.6.3. Ví dụ áp dụng63
Bài tập chương 266
Chương 3: HỆ NHIỀU BẬC TỰ DO71
3.1. Thiết lập phương trình chuyển động71
3.1.1. Lựa chọn bậc tự do71
3.1.2. Phương trình cân bằng động71
3.1.3. Ảnh hưởng của lực dọc nén74
3.2. Xác định các ma trận tính chất của hệ kết cấu75
3.2.1. Tính chất đàn hồi75
3.2.2. Tính chất khối lượng83
3.2.3. Tính chất cản87
3.2.4. Tải trọng87
3.2.5. Độ cứng hình học89
3.2.6. Lựa chọn cách thiết lập ma trận tính chất kết cấu91
3.3. Dao động tự do không cản94
3.3.1. Phân tích tần số dao động94
3.3.2. Phân tích hình dạng dao động riêng của dao động97
3.3.3. Phân tích tần số theo ma trận mềm99
3.3.4. Ảnh hưởng của lực dọc100
3.3.5. Điều kiện trực giao (Orthogonality)102
3.4. Phân tích phản ứng động104
3.4.1. Tọa độ chuẩn (Normal Coordinates)104
3.4.2. Phương trình chuyển động tách rời (Uncoupled) của hệ không cản106
3.4.3. Phương trình chuyển động tách rời của hệ có cản107
3.4.4. Tóm tắt phương pháp chồng chất dạng108
Bài tập chương 3115
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT CẤU CHỊU ĐỘNG ĐẤT119
4.1. Hiện tượng động đất119
4.1.1. Hiện tượng động đất119
4.1.2. Nguyên nhân động đất120
4.1.3. Các đặc trưng cơ bản của động đất123
4.1.4. Hoạt động địa chấn trên lãnh thổ Việt Nam128
4.2. Phân tích kết cấu đàn hồi chịu tác dụng của dao động nền132
4.2.1. Phản ứng của hệ đàn hồi một bậc tự do chịu dao động nền132
4.2.2. Phổ phản ứng đàn hồi ứng với một dao động nền cụ thể135
4.2.3. Phổ phản ứng đàn hồi theo TCXDVN 9386 - 2012141
4.2.4. Phân tích hệ đàn hồi nhiều bậc tự do chịu dao động nền150
4.3. Phân tích kết cấu không đàn hồi chịu dao động nền157
4.3.1. Phân tích phản ứng không đàn hồi của hệ nhiều bậc tự do chịu dao động nền162
4.4. Quy trình tính toán tác động động đất lên công trình162
4.4.1. Xác định gia tốc nền tham chiếu agR162
4.4.2. Nhận dạng điều kiện đất nền162
4.4.3. Xác định gia tốc đỉnh nền đất thiết kế với giả thiết nền loại A, ag163
4.4.4. Xác định hệ số ứng xử q của kết cấu bê tông cốt thép163
4.4.5. Xác định đặc trưng động học công trình164
4.4.6. Phổ thiết kế dùng cho phân tích đàn hồi164
4.4.7. Phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương165
4.4.8. Phương pháp phân tích phổ phản ứng dạng dao động166
Bài tập chương 4178
Phụ lục183
Tài liệu tham khảo198
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980