Tác giả | Jan Gehl |
ISBN | 978-604-82-3726-4 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3995-4 |
Khổ sách | 19 x 25 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Jan Gehl |
Số trang | 277 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành phố là nơi con ngươi gặp gỡ để trao đổi ý tưởng, giao dịch, hay chỉ đơn giản là thư giãn và hưởng thụ. Không gian công cộng đô thị - phố phường, quảng trường và công viên - là bối cảnh và chất liệu cho các hoạt động này. Jan Gehl, bậc thầy thiết kế không gian công cộng, hiểu biết sâu sắc về cách chúng ta sử dụng không gian chức năng này và cung cấp các công cụ cần để cải thiện thiết kế tại những khu vực công cộng, hướng tới đích đến là chất lượng cuộc sống.
Đô thị nén - với sự phát triển tập trung vào giao thông công cộng, đi bộ và đạp xe - là dạng thức bền vững môi trường duy nhất của thành phố. Tuy nhiên, do mật độ dân số tăng cao và để mô hình đi bộ, đạp xe được lan rộng, mỗi đô thị cần tăng cả lượng và chất những không gian công cộng đẹp, được quy hoạch tối ưu, phù hợp với tỷ lệ con người, bền vững, lành mạnh, an toàn, và sống động.
Các thành phố - như những cuốn sách - đều có thể “đọc”, và Jan Gehl hiểu được ngôn ngữ của chúng. Phố phường, đường dạo , quảng trường, và công viên là cú pháp của đô thị; chúng cung cấp cấu trúc để vận hành sự sống cho các thành phố, khuyến khích và hỗ trợ những hoạt động đa dạng, từ yên tĩnh, suy tư cho đến ồn ào, náo nhiệt. Một thành phố nhân văn - với những đường phố, quảng trường, công viên được thiết kế kỹ lưỡng - tạo ra niềm vui thích cho du khách và người qua đường, cũng như cả những con người sinh sống, làm việc và vui chơi giải trí hàng ngày ở đó.
Ai cũng phải được tiếp cận với những không gian mở, cũng như quyền được sử dụng nước sạch vậy. Mọi người phải được ngắm nhìn cây xanh qua khung cửa sổ nhà mình, ngồi nhẩn nha trên ghế đá trong sân chơi trẻ em gần nhà, hay tản bộ đến công viên chỉ mất tầm mươi phút. Những khu phố được thiết kế tốt truyền cảm hứng cho cư dân, trong khi những thành phố với thiết kế tồi đầy đọa con người. Như Jan chia sẻ: “Chúng ta định hình thành phố, thành phố định dạng ta.”
Chưa người nào nghiên cứu về hình thái và cách thức sử dụng không gian công cộng đến giới hạn Jan Gehl đã làm. Bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng sẽ cảm nhận được giá trị sâu sắc về sự hiểu biết đáng kinh ngạc của ông trong mối quan hệ giữa không gian công cộng và cộng đồng xã hội, cũng như cách thức chúng gắn bó khăng khít với nhau.
Trang | |
IX. Đề tựa của Richard Rogers | |
X. Lời nói đầu của tác giả | |
1. Yếu tố con người | |
1.1. Yếu tố con người | 1 |
1.2. Ta định hình thành phố - Thành phố định dạng ta | 9 |
1.3. Thành phố - Điểm hẹn | 19 |
2. Giác quan và quy mô | 31 |
2.1. Giác quan và quy mô | 33 |
2.2 . Giác quan và giao tiếp | 47 |
2.3. Quy mô tan vỡ | 55 |
3. Thành phố sống động, an toàn, bền vững và lành mạnh | 61 |
3.1. Thành phố sống động | 63 |
3.2. Thành phố an toàn | 91 |
3.3. Thành phố bền vững | 105 |
3.4. Thành phố lành mạnh | 111 |
4. Đô thị ngang tầm mắt | 117 |
4.1. Công cuộc phấn đấu vì chất lượng trên quy mô nhỏ | 118 |
4.2. Đô thị thích hợp để đi bộ | 119 |
4.3. Đô thị thích hợp để lưu lại | 134 |
4.4. Đô thị thích hợp để gặp gỡ | 148 |
4.5. Thể hiện bản thân, vui chơi và tập luyện | 158 |
4.6. Địa điểm tốt, tỷ lệ đẹp | 162 |
4.7. Thời tiết đẹp - ngang tầm mắt | 168 |
4.8. Thành phố tươi đẹp, trải nghiệm thú vị | 176 |
4.9. Đô thị thích hợp để đạp xe | 182 |
5. Trật tự: cuộc sống, không gian, các công trình | 193 |
5.1. Hội chứng Brasília | 195 |
5.2. Trật tự: cuộc sống, không gian, các công trình | 198 |
6. Các đô thị đang phát triển | 213 |
6.1. Các đô thị đang phát triển | 215 |
6.2. Yếu tố con người – Xuất phát điểm toàn cầu | 229 |
Giải pháp | 231 |
Phụ lục | 247 |
Chú thích | 248 |
Tham khảo | 255 |
Minh họa và hình ảnh | 260 |