Tác giả | Nguyễn Hồng Đức |
ISBN | 2015-ÐCCT1 |
ISBN điện tử | 978-604-82- 6768-1 |
Khổ sách | 19 x 26,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2015 |
Danh mục | Nguyễn Hồng Đức |
Số trang | 234 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Càng ngày công tác điều tra, khảo sát Địa chất công trình càng được coi trọng trong xây dựng, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường. Điều này bắt nguồn từ một thực tế là việc nghiên cứu đánh giá điều kiện Địa chất công trình không những cho phép lựa chọn phương án kinh tế kỹ thuật tối ưu, đảm bảo sự bền vững và khai thác công trình, nguồn tài nguyên đất đá một cách hiệu quả mà còn tạo tiền đề giải quyết một cách hợp lý các vấn đề thuộc về sinh thái địa chất và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Địa chất công trình là khoa học ứng dụng các tri thức địa chất để giải quyết các vấn đề khác nhau nhằm phục vụ cho các công tác xây dựng, từ quy hoạch, thiết kế đến thi công, khai thác và bảo vệ các công trình xây dựng. Địa chất công trình nghiên cứu tất cả các điều kiện địa chất liên quan, ảnh hưởng đến công trình xây dựng, nói riêng và công tác xây dựng, nói chung. Các điều kiện này được gọi là điều kiện địa chất công trình. Các điều kiện địa chất công trình chính, quan trọng bao gồm: địa tầng, cấu trúc địa chất, địa mạo, địa chất thủy văn, các hiện tượng và quá trình địa động lực. Các điều kiện địa chất công trình sẽ được lần lượt trình bày trong giáo trình này.
Đối tượng nghiên cứu của địa chất công trình trước hết là đất đá xây dựng- Đất đá làm nền, môi trường, vật liệu cho các công trình xây dựng. Địa chất công trình nghiên cứu đất đá phần trên vỏ quả đất, thành phần, trạng thái, tính chất cơ, lý, nước của của chúng.
Đất đá có thể làm nền, môi trường cho các công trình xây dựng, tạo nên bề mặt địa hình, cảnh quan xây dựng. Nhưng đất đá là những vật liệu tự nhiên tồn tại trong những điều kiện rất khác nhau, không nhiều thì ít, không ở dạng này thì ở dạng khác chứa giữ một lượng nước dưới đất nhất định. Hai thành phần đất và nước luôn tác động qua lại với nhau, phụ thuộc nhau và tạo nên một thể thống nhất đó là đất đá - nước. Vì vậy, Địa chất công trình không nghiên cứu đất đá tách rời nước dưới đất có trong chúng.
Nhiệm vụ của địa chất công trình không chỉ nghiên cứu, đánh giá các điều kiện địa chất công trình, môi trường địa chất trước và trong khi xây dựng mà còn dự báo những biến đổi về điều kiện địa chất công trình trong quá trình khai thác và sử dụng công trình, đặc biệt là những tai biến địa chất (sụt, lún, sạt trượt đất đá, động đất,...) và đề ra các giải pháp khắc phục các điều kiện địa chất công trình bất lợi. Ngoài các nhiệm vụ trên, trong một số trường hợp, địa chất công trình còn xác định khả năng cung cấp nguồn vật liệu xây dựng tự nhiên và biện pháp khai thác chúng.
MỤC LỤC | Trơng |
Lời giới thiệu | 3 |
Các ký hiệu dùng trong sách | 5 |
Mở đầu | 9 |
Chương I. Khái niệm về khoáng vật và đất đá | |
1. Khoáng vật | 10 |
2. Phân loại và đặc tính một số lớp khoáng vật chủ yếu | 15 |
3. Những khái niệm cơ bản về đất đá | 16 |
4. Đá macma | 27 |
5. Đất đá trầm tích | 32 |
6. Đá biến chất | 39 |
6.3. Đặc tính của đá biến chất | 41 |
Câu hỏi kiểm tra chương I | 44 |
Chương II. Một số tính chất quan trọng của đất đá | |
1. Tính chất vật lý của đất đá | 45 |
2. Tính chất nước của đất đá | 52 |
3. Một số tính chất cơ học quan trọng của đất đá | 62 |
Câu hỏi kiểm tra và bài tập chương II | 77 |
Chương III. Phân loại đất đá xây dựng | |
1. Khái niệm | 80 |
2. Phân loại tổng quát đất đá | 80 |
3. Các hệ thống phân loại đất đá xây dựng chi tiết | 82 |
Câu hỏi kiểm tra chương III | 90 |
Chương IV. Các khái niệm cơ bản về điều kiện địa mạo | |
1. Khái niệm về địa hình và các yếu tô của địa hình | 91 |
2. Các nhân tố thành tạo, biến đổi các loại và dạng địa hình | 91 |
3. Ánh hưởng của điều kiện địa mạo đối với xây dựng | 93 |
Câu hỏi kiểm tra chương IV | 94 |
Chương V. Nguồn gốc, thành phần và đặc tính các loại nước dưới đất | |
1. Các kiểu nguồn gốc chủ yếu nước dưới đất | 95 |
2. Thành phần nước dưới đất | 96 |
3. Một số đặc tính hoá học nước dưới đất | 98 |
4. Phân loại nước dưới đất theo điều kiện tàng trữ . | 100 |
5. Đặc tính các loại nước dưới đất | 103 |
6. Đặc tính nước trong đá nứt nẻ và cactơ hoá | 109 |
Chương V. Câu hỏi kiểm tra chương V | 112 |
Chương VI. Cơ sở động lực dòng thấm nước dưới đất | |
1. Một số khái niệm cơ bản | 113 |
2. Định luật thấm tuyến tính cơ bản Darcy | 120 |
3. Lưới thấm và nguyên tắc thành lập lưới thấm | 123 |
4. Cơ sở Tính toán dòng thấm | 132 |
Câu hỏi kiểm tra và Bài tập chương VI | 158 |
Chương VII. hoạt động địa chất của mưa và nước mặt | |
1. Hoạt động địa chất của mưa | 163 |
2. Hoạt động địa chất của sông | 166 |
3. Hoạt động địa chất của biển | 168 |
Câu hỏi kiểm tra chương VII | 170 |
Chương VIII. Các hiện tượng địa chất động lực liên quan trực tiếp với hoạt động địa chất của nước dưới đất | |
1. Hiện tượng cactơ | 171 |
2. Hiện tượng đất chảy | 173 |
3. Hiện tượng xói ngầm | 177 |
Câu hỏi kiểm tra và Bài tập chương VIII | 181 |
Chương IX. Một số hiện tượng, quá trình địa chất động lực công trình phổ biến | |
1. Hiện tượng biến dạng nền dưới tác dụng của tải trọng công trình xây dựng | 183 |
2. Các quá trình địa chất liên quan với việc tháo khô đất đá | 186 |
Câu hỏi kiểm tra chương IX | 188 |
Chương X. Các hiện tượng, quá trình địa chất động lực liên quan với các nhân tố địa chất khác nhau | |
1. Quá trình phong hoá | 189 |
2. Hiện tượng sạt trượt đất đá | 192 |
3. Vận động kiến tạo vỏ quả đất | 196 |
4. Hiện tượng địa chấn và động đất | 199 |
Câu hỏi kiếm tra chương X | 203 |
Chương XI. Công tác điều tra, khảo sát địa chất công trình | |
1. Nhiệm vụ và nguyên lý thực hiện công tác điều tra, khảo sát địa chất công trình | 204 |
2. Nội dung của các công tác điều tra, khảo sát địa chất công trình | 205 |
Bài tập chương XI | 227 |
Tài liệu tham khảo | 229 |