Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề về quản lý bảo tồn
4.5
1225
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Thịnh
ISBN2013-33
ISBN điện tử978-604-82-3964-0
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2012
Danh mụcNguyễn Thịnh
Số trang291
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về bảo tồn di sản văn hóa. Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - đã ban hành Sắc lệnh 65/SL về Bảo tồn cổ tích. Sau khi miền Bắc được giải phóng,  ngày 29/10/1957, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 519/TTg ban hành Quy định thể lệ về Bảo tồn cổ tích. Ngày 04/04/1984

Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã ký ban hành Pháp lệnh số 14- LCT/HĐNN7 về Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Ngày 29/6/2001, Quốc hội khóa 10 đã thông qua Luật số 28/2001/QH10 về Di sản văn hóa. Ngày 30/6/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL về Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nhà nước và xã hội đã rất chú ý, chăm lo đến công tác bảo tồn di sản văn hóa. Đến nay, qua các đợt kiểm kê di sản bất động sản, Việt Nam đã thống kê được hơn 40000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ lần đầu tiên đã quyết định xếp hạng 10 di tích quốc gia đặc biệt và hiện tại đã có 34 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong đó nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới.

Nhà nước cũng quan tâm xây dựng các bảo tàng để gìn giữ và phát huy những di sản là động sản. Đến nay, Việt Nam có 127 bảo tàng công lập, bao gồm các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành và bảo tàng tỉnh, thành phố thuộc nhiều loại hình khác nhau. Sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành, một số bảo tàng ngoài công lập do các tổ chức xã hội và cá nhân cũng được thành lập. Nhiều bảo tàng ngoài công lập hoạt động có hiệu quả như Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam (FITO, thành phố Hồ Chí Minh), Bảo tàng Cội nguồn (Phú Quốc, Kiên Giang)...

Việt Nam có 54 dân tộc anh em chung sống, mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng và di sản văn hóa đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Một số di sản văn hóa phi vật thể đã được vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Tuy vậy, bảo tồn di sản văn hóa là vấn đề khó khăn và phức tạp, và cũng là câu chuyện hàng ngày trên các mặt báo hiện nay, vấn đề đặt ra là bảo tồn di sản như thế nào?.

Để góp phần vào việc nghiên cứu bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nhất là trong bối cảnh hội nhập với quốc tế và kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Xây dựng cho ra đời cuốn Di sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề về quản lý, bảo tồn do tác giả Nguyễn Thịnh biên soạn. Hy vọng cuốn sách có thể đồng hành cùng bạn đọc tiếp cận các vấn đề về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là lĩnh vực rộng và phức tạp. Tuy tác giả đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhà xuất bản và tác giả mong được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau hoàn thiện hơn.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời nói đầu

3

Phần mở đầu: Đối tượng, nội dung, nhiệm vụ và phương pháp 
nghiên cứu di sản văn hóa 
1. Tình hình nghiên cứu về di sản văn hóa ở nước ta

5

2. Đối tượng nghiên cứu của di sản văn hóa

8

3. Nội dung nghiên cứu di sản văn hóa

10

3.1. Nghiên cứu lý thuyết về di sản văn hóa

10

3.2. Nghiên cứu ứng dụng

11

4. Phương pháp nghiên cứu di sản văn hóa

12

4.1. Mối quan hệ di sản với các bộ môn khoa học

12

4.2. Phương pháp nghiên cứu di sản văn hóa

22

Chương 1. Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa 
1.1. Khái niệm văn hoá

34

1.1.1. Từ nguyên

34

1.1.2. Về nguồn gốc của văn hóa

37

1.1.3. Thuật ngữ "văn hóa"

37

1.2. Khái niệm di sản văn hoá

42

1.2.1. Từ ngữ

42

1.2.2. Khái niệm di sản văn hóa trong ngôn ngữ Châu Âu

43

1.2.3. Định nghĩa di sản văn hóa

44

1.3. Các hình thái tồn tại của di sản văn hóa

44

1.3.1. Di sản văn hóa phi vật thể

45

1.3.2. Di sản văn hóa vật thể

46

1.4. Giá trị di sản văn hóa

48

1.4.1. Khái niệm giá trị và giá trị văn hóa

48

1.4.2. Giá trị phổ quát của di sản văn hóa Việt Nam

50

1.5. Một số quan điểm về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

63

1.5.1. Đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà nước về bảo tồn 
           và phát huy di sản văn hóa

63

1.5.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và vấn đề bảo tồn 
           bản sắc văn hóa dân tộc

64

Chương 2. Chức năng di sản văn hoá 
2.1. Khái niệm

68

2.1.1. Khái niệm chức năng

68

2.1.2. Khái niệm chức năng di sản văn hóa

69

2.2. Chức năng nghiên cứu di sản

74

2.2.1. Khái niệm nghiên cứu di sản

74

2.2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu giám định di sản

76

2.3. Chức năng bảo tồn di sản

83

2.3.1. Khái niệm bảo tồn di sản

83

2.3.2. Nguyên tắc bảo tồn di sản

86

2.3.3. Một số biện pháp bảo tồn di sản văn hóa

89

2.4. Chức năng truyền thông - diễn giải di sản

96

2.4.1. Khái niệm truyền thông di sản

97

2.4.2. Các hoạt động cơ bản truyền thông di sản

99

Chương 3. Phân loại di sản văn hóa 
3.1. Khái niệm phân loại di sản văn hóa

113

3.1.1. Các lĩnh vực di sản

113

3.1.2. Phân loại và phân loại văn hóa

115

3.1.3. Phân loại di sản văn hóa

119

3.2. Đặc điểm di sản văn hóa phi vật thể

120

3.2.1. Định nghĩa

120

3.2.2. Một số đặc trưng của di sản văn hóa phi vật thể

124

3.2.3. Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể

130

3.2.4. Đánh giá công nhận di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

134

3.2.5. Di sản tư liệu

138

3.3. Đặc điểm các loại hình di sản văn hóa vật thể

156

3.3.1. Đặc điểm chung của di sản văn hóa vật thể

156

3.3.2. Đặc điểm di sản là di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

157

3.3.3. Di tích lịch sử - văn hóa

161

Chương 4. Quản lý di sản văn hóa 
4.1. Khái niệm quản lý di sản văn hoá

197

4.1.1. Quản lý nhà nước về văn hóa

197

4.1.2. Khái niệm quản lý di sản văn hóa

199

4.2. Nội dung quản lý di sản văn hóa

203

4.2.1. Xây dựng hệ thống pháp luật

203

4.2.2. Cơ cấu quản lý di sản văn hóa

224

4.3. Một số vấn đề về toàn cầu hóa di sản văn hóa

231

4.3.1. UNESCO và vấn đề bảo tồn di sản văn hóa

231

4.3.2. Quá trình hoàn thiện các văn bản pháp lý về bảo vệ 
          di sản văn hóa toàn cầu

233

4.3.3. Quá trình tiến đến Công ước về Bảo vệ di sản 
            phi vật thể, từ năm 2000 đến nay

238

4.4. Vấn đề bảo tồn di sản văn hóa Việt Nam trong cơ chế 
           thị trường và hội nhập quốc tế

240

4.4.1. Văn hóa và phát triển

240

4.4.2. Về nhiệm vụ đưa di sản văn hóa tham gia tích cực 
         vào nền kinh tế thị trường

243

4.4.3. Bảo tồn di sản văn hóa trong xu thế hội nhập quốc tế

246

Chương 5. Tư liệu hóa di sản văn hoá 
5.1. Khái niệm công tác nghiên cứu lập hồ sơ di sản văn hóa

251

5.1.1. Vị trí công tác lập hồ sơ di sản trong hoạt động 
                  bảo tồn di sản

251

5.1.2. Mục đích, trách nhiệm và tổ chức nghiên cứu lập 
                  hồ sơ di sản

257

5.2. Quy trình nghiên cứu điều tra khảo sát và lập hồ sơ di sản

259

5.2.1. Nghiên cứu chuẩn bị

259

5.2.2. Khảo sát tại thực địa

261

5.3. Xây dựng và bảo quản hồ sơ di sản 
5.3.1. Xây dựng và bảo quản hồ sơ di sản văn hóa vật thể

262

5.3.2. Xây dựng và bảo quản hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể

273

Tài liệu tham khảo

283

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989