Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Đánh giá chi tiêu công, đầu tư công của tỉnh Nam Định
4.5
1832
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Hậu
ISBN điện tử978-604-330-073-4
Khổ sách17x24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNguyễn Văn Hậu
Số trang152
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Nhiều tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Chi tiêu công đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội cho một quốc gia. Chi tiêu công làm thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nước, gia tăng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, tăng năng suất lao động. Vấn đề này thể hiện thông qua việc nhà nước tăng cường chi tiêu công cho xây dựng đường xá, cảng, sân bay, điện, kênh đập tưới tiêu nước, viễn thông, nước sạch, bảo vệ mội trường, bệnh viện, trường học… Do đó, chi tiêu công sẽ giúp khai thác tối ưu đối với các lợi thế của nền kinh tế, góp phần vào sự phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, và tạo động lực cho sự tăng trưởng, phát triển bền vững nền kinh tế. Và hiệu quả chi tiêu công đã và đang nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt trong những năm gần đây, nhất là trong bối cảnh nợ công của nhiều quốc gia tăng cao và một số quốc gia lâm vào tình trạng vỡ nợ do tình trạng chi tiêu công thiếu hiệu quả dẫn đến thâm hụt ngân sách không thể kiểm soát. 

Nằm ở trung tâm Đồng bằng Bắc bộ, giao thông vận tải ở Nam Định có lợi thế cả về đường bộ, đường thuỷ và đường sắt. Về đường bộ có quốc lộ 21A nối với quốc lộ 1 đi Hà Nội và xuống cảng biển Hải Thịnh, quốc lộ 10 nối Nam Định với các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với vị trí này, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế văn hoá của tỉnh, cách Hà Nội 90km về phía Đông Nam, cách không xa các trung tâm kinh tế - công nghiệp là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ thuận tiện, Nam Định có nhiều điều kiện tăng cường giao lưu hợp tác với các trung tâm nói trên trong sự phát triển kinh tế. 

Theo quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, làm hạt nhân phát triển của tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Trong những năm qua, Nam Định đã nỗ lực xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước, chi tiêu ngân sách tập trung vào phát triển kết cấu hạ tầng, nâng cấp và chỉnh trang đô thị, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, nền kinh tế của Nam Định phát triển còn thấp, thiếu bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Kinh tế địa phương chủ yếu vẫn là nông nghiệp, lại thường xuyên bị thiên tai đe dọa. Thế mạnh về kinh tế biển, về tiềm năng du lịch chưa được khai thác tốt. Lợi thế cạnh tranh hàng hóa yếu; môi trường thu hút đầu tư còn kém hấp dẫn. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, đời sống dân cư còn nhiều khó khăn. Chất lượng môi trường ngày càng suy giảm và nhiều nơi còn bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân một phần do chi tiêu công của tỉnh Nam Định chưa thể phát huy được vai trò của nó đối với phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Chi tiêu công, chi đầu tư công tại tỉnh Nam Định còn bộc lộ nhiều hạn chế, chi tiêu công chưa thật sự hợp lí và chưa xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, đầu tư công chưa thể hiện tốt vai trò của mình nhằm phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 

Hiện tại, để đánh giá chi tiêu công và đầu tư công của tỉnh Nam Định, cần giải quyết và làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, chi tiêu công là gì, hiệu quả chi tiêu công là gì, có những phương pháp nào nhằm đánh giá chi tiêu công của tỉnh Nam Định.

 Thứ hai, đầu tư công là gì, đâu là tiêu chí để có thể đánh giá được tác động của đầu tư công đến các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường của tỉnh Nam Định?

Thứ ba, trong giai đoạn 1997 – 2017 quy mô chi tiêu công (phản ánh bởi tỉ lệ chi tiêu ngân sách so với GDP) so với kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế - xã hội đã tương xứng nguồn ngân sách chi tiêu mà chính quyền tỉnh Nam Định bỏ ra để đầu tư và phát triển chưa? Trong giai đoạn 1997 – 2017, kết quả hoạt động khu vực công của Nam Định như thế nào. Hệ số hiệu quả kỹ thuật trung bình trong chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1997 – 2017 ra sao. Giai đoạn nào, năm nào trong giai đoạn 1997-2017 chi tiêu công của Nam Định đạt hiệu quả?

Thứ tư, đầu tư công của Nam Định trong giai đoạn 1997-2017 có tác động như thế nào đến kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định. Phải chăng nó chỉ mang lại những tác động thuận chiều đối với các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường của tỉnh Nam Định, như nhiều nhà quản lý thường ca ngợi và ủng hộ với cách quản lý hiện tại, hay ngược lại, nó chỉ gây ra những tác động tiêu cực cho các vấn đề trên của tỉnh Nam Định như những người phê phán cách quản lý về chi tiêu công, chi đầu tư công thường cảnh báo.

Thứ năm, khi đã đánh giá được thực trạng chi tiêu công và đầu tư công của tỉnh Nam Định, thì đâu là những hạn chế trong chi tiêu công, chi đầu tư công, những nguyên nhân của những hạn chế đó là gì để có thể có những điều chỉnh cần thiết cho Nam Định?

Thứ sáu, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Chính phủ ngày càng giao quyền trực tiếp, nhiều hơn cho các địa phương, trong đó có lĩnh vực đầu tư công. Trên thực tế, Chính phủ  không thể trực tiếp quản lý mọi hoạt động của các địa phương theo một khuôn mẫu và cũng không thể trực tiếp giải quyết tất cả các vấn đề của các tỉnh thành trong cả nước đặt ra. Do đó, đứng trước bối cảnh mới, để nâng cao hiệu quả của chi tiêu công, chi đầu tư công, giúp tạo đà tăng trưởng kinh tế, giúp giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, không gây ra tác động chèn lấn tiêu cực đối với khu vực tư nhân, thì chi tiêu công, chi đầu tư công của tỉnh Nam Định cần phải thực hiện bằng những biện pháp thiết thực nào. 

Trong cuốn sách này, tác giả sử dụng cách tiếp cận hệ thống, xem xét chi tiêu công, chi đầu tư công trong tổng thể lý luận về chi ngân sách của nhà nước trong nền kinh tế thị trường, trong việc nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý chi tiêu công, quản lý dự án đầu tư công nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển xã hội trong bối cảnh nợ công ngày càng tăng, có nguy cơ đe dọa đến an ninh tài chính tiền tệ và rủi ro trong quản lý ngân sách của nhà nước.

Đó là những vấn đề mà các tác giả muốn đề cập và lý giải trong cuốn sách “Đánh giá chi tiêu công, đầu tư công của tỉnh Nam Định” do tập thể tác giả TS Nguyễn Văn Hậu – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân, ThS. Nguyễn Thị Thu Phương – NCS Trường Đại học Kinh tế quốc dân chủ biên.

 

Xem đầy đủ
 

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ HỘP 
LỜI MỞ ĐẦU

1

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHI TIÊU CÔNG, ĐẦU TƯ CÔNG

5

1.1. Quan niệm, vai trò của chi tiêu công, đầu tư công

5

1.1.1. Quan niệm về chi tiêu công

5

1.1.2. Quan niệm về hiệu quả chi tiêu công

7

1.1.3. Quan niệm về đầu tư công

10

1.2. Nhân tố tác động đến hiệu quả chi tiêu công cấp tỉnh

16

1.2.1. Chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý liên quan đến chi tiêu công

16

1.2.2. Bộ máy quản lý chi tiêu công của chính quyền địa phương

17

1.2.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của bộ máy đối với chi tiêu công

17

1.2.4. Quan điểm và thái độ của các nhóm liên quan trực tiếp đến chi tiêu công

19

1.2.5. Cơ sở vật chất để thực hiện quản lý chi tiêu công ở cấp tỉnh

19

1.2.6. Các nhân tố khác tác động đến hiệu quả chi tiêu công

20

Chương 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN TRONG ĐÁNH GIÁ CHI TIÊU CÔNG, 

ĐẦU TƯ CÔNG 

23

2.1. Cơ sở thực tiễn trong đánh giá chi tiêu công

23

2.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đánh giá chi tiêu công

23

2.1.2. Phương pháp đánh giá chi tiêu công

24

2.2. Cơ sở thực tiễn trong đánh giá tác động của đầu tư công

37

2.2.1. Đánh giá tác động của đầu tư công đến kinh tế

37

2.2.2. Tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư công đến xã hội và môi trường

43

Chương 3. THỰC TRẠNG CHI TIÊU CÔNG, ĐẦU TƯ CÔNG CỦA 

TỈNH NAM ĐỊNH 

46

3.1. Khái quát về đều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và chi tiêu công của tỉnh Nam Định

46

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nam Định

46

3.1.2. Chi tiêu công, đầu tư công của tỉnh Nam Định giai đoạn 1997-2017

51

3.2. Phân tích hiệu quả chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định giai đoạn 1997-2017

58

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu hiệu quả chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định giai đoạn 1997-2017

58

3.2.2. Kết quả nghiên cứu

68

3.3. Phân tích tác động của đầu tư công tại tỉnh Nam Định

77

3.3.1. Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Nam Định

77

3.3.2. Tác động của đầu tư công đến giải quyết các vấn xã hội

82

3.3.3. Tác động của đầu tư công của tỉnh Nam Định đến môi trường

91

3.4. Thành tựu và hạn chế trong chi tiêu công, đầu tư công của tỉnh Nam Định

95

3.4.1. Thành tựu của chi tiêu công, đầu tư công của tỉnh Nam Định

95

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong chi tiêu công, đầu tư công tại tỉnh Nam Định

96

Chương 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 

CHI TIÊU CÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN TỈNH NAM ĐỊNH

106

4.1. Cơ sở đề xuất phương hướng, giai pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định

106

4.1.1. Bối cảnh trong nước

106

4.1.2. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế -  xã hội của tỉnh Nam Định

110

4.1.3. Mục tiêu và quan điểm nâng cao hiệu quả chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định

114

4.1.4. Phương hướng nâng cao hiệu quả chi tiêu công của tỉnh Nam Định

117

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định

118

4.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối với chi tiêu công, đặc biệt là chi đầu tư công

118

4.2.2. Hoàn thiện bộ máy chi tiêu công của chính quyền tỉnh Nam Định

121

4.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực thực hiện quản lý chi tiêu công

124

4.2.4. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quản lý chi tiêu công

125

4.2.5. Tạo niềm tin của người dân về quản lý của chính quyền tỉnh Nam Định đối với đầu tư công, và tạo môi trường để các doanh nghiệp trong tỉnh được phát triển

127

4.2.6. Tạo nguồn lực cho ngân sách của Nam Định

132

KẾT LUẬN

135

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

136

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979