Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)
4.5
385
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảPGS.TS. Hoàng Anh Tuấn
ISBN điện tử978-604-355-011-5
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)
Danh mụcPGS.TS. Hoàng Anh Tuấn
Số trang625
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm được trên 8.000 trang tư liệu gốc từ nhật ký thương điếm Công ty  Đông Ấn Hà Lan (VOC) ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan. Trên cơ sở khối tư liệu đó cùng với gần 1.000 trang tư liệu của Công ty Đông Ấn Anh khai thác được trong dịp này, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Sau khi xuất bản năm 2010 nhân Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, cuốn sách đã được đông đảo độc giả đánh giá cao.

Mặc dù cuốn sách đã được khẳng định về giá trị nhưng chúng tôi nhận thấy bản thảo có thể phát huy nhiều hơn nữa tiềm năng sử học, nhất là từ góc độ giá trị sử liệu gốc: 

Thứ nhất, ngoài khối tư liệu của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ nói trên, còn khá nhiều tư liệu lưu trữ liên quan trực tiếp đến Đàng Ngoài hiện đang được lưu giữ rải rác trong các phông tư liệu của các thương điếm Hà Lan khác tại các nước châu Á chưa được biên mục và khai thác.

Thứ hai, do hạn chế về thời gian, ấn bản năm 2010 mới chỉ dừng lại ở dạng thư mục đề yếu mà chưa thể đi sâu khai thác và phân tích các thông tin quan trọng từ khối tư liệu gốc.

Khắc phục những hạn chế nói trên, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay.

Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”. Cuốn sách gồm 8 chương chính: 

- Chương 1: Công ty Đông Ấn Hà Lan 

- Chương 2: Quan hệ VOC - Đàng Trong (1601-1638) 

- Chương 3: Quan hệ VOC - Đàng Ngoài thời kỳ thân thiện (1637-1651)

- Chương 4: Quan hệ VOC - Đàng Ngoài (1651-1700)

- Chương 5: Mậu dịch nhập khẩu 

- Chương 6:  Mậu dịch xuất khẩu: Tơ lụa Đàng Ngoài 

- Chương 7: Mậu dịch xuất khẩu: Thương phẩm khác 

- Chương 8: Công ty Đông Ấn Hà Lan và xã hội Đàng Ngoài thế kỷ XVII

Ngoài ra còn có các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, biểu đồ, bảng thống kê và các nguồn tài liệu trích dẫn.

Với quyết tâm cùng sự cố gắng vượt bậc của Nhà xuất bản và tác giả Hoàng Anh Tuấn, cuốn sách đã được nâng tầm, trở thành một chuyên luận mang tính khảo cứu hơn là một cuốn tư liệu thuần túy như dự kiến ban đầu. Cuốn sách góp phần phục dựng bức tranh tương đối toàn diện về xã hội Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh thế kỷ XVII, soi sáng nhiều góc khuất, nhiều khoảng trống trong lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung thời kỳ trung đại mạt kỳ.

Xem đầy đủ

MỤC LỤC

Lời Nhà xuất bản          5
Lời tác giả        7
Bảng tra cứu     10

MỞ ĐẦU

 
1. Vấn đề nghiên cứu                 25
2. Đàng Ngoài trong mạng lưới thương mại Nội Á của VOC                     30
3. Nguồn tư liệu và giới hạn nghiên cứu              33

Chương I:

CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN

 
1. Hà Lan cuối thế kỷ XVI         39
2. Sự thành lập Công ty Đông Ấn Hà Lan           44
3. Công ty Đông Ấn Hà Lan ở châu Á    48

Chương II:

QUAN HỆ VOC - ĐÀNG TRONG (1601 - 1638)

 
1. Thương mại Nội Á và liên hệ Hà - Việt đầu tiên (1601 - 1613) 51
2. Bất đồng và xung đột (1613 - 1630)    55
3. Khó khăn ở Đài Loan: VOC trở lại Đàng Trong (1630 - 1638)57

Chương III:

QUAN HỆ VOC - ĐÀNG NGOÀI: THỜI KỲ THÂN THIỆN (1637 - 1651)

 
1. Nhật Bản Tỏa quôc: VOC chuyển hướng ra Đàng Ngoài (1635 - 1636)65
2. Sự thiết lập quan hệ VOC - Đàng Ngoài (1637)           68
3. Thời kỳ hòa hiếu (1637 - 1642)          72
4. Xung đột VOC - Đàng Trong (1642)   78
5. Liên minh quân sự VOC - Đàng Ngoài (1642 - 1643)  82
6. Chiến tranh đơn phương với Đàng Trong (1644 - 1651)           91
7. Hòa ước VOC - Đàng Trong (1651)    95
8. Quan hệ VOC - Đàng Ngoài: bất đồng quan điểm (1644 - 1647)98
9. Quan hệ VOC - Đàng Ngoài: dấu hiệu suy thoái (1647 - 1651)104

Chương IV:

QUAN HỆ VOC - ĐÀNG NGOÀI: HỒI SINH VÀ NHỮNG THĂNG TRẦM (1651 - 1700)

 
1. Đặc sứ Willem Verstegen công du Thăng Long (1651) 111
2. Thăng hạng thương điếm Kẻ Chợ (1651)        114
3. Suy thoái bắt đầu (thập niên 1650)      116
4. VOC thất thủ Đài Loan (1662)           122
5. "Chiến lược Tinnam" (1662 - 1664)    126
6. Tái thăng hạng thương điếm Kẻ Chợ (1663)    132
7. Suy thoái tiếp diễn (thập niên 1660)    134
8. Biến động ở Đàng Ngoài (thập niên 1670)       141
9. Suy thoái leo thang (thập niên 1680 - 1690)     146
10. Đóng cửa thương điếm Kẻ Chợ (1699 - 1700)           151

Chương V:

MẬU DỊCH NHẬP KHẨU

 
1. Bạc nén        158
2. Tiền đồng zeni Nhật Bản       163
3. Vũ khí và một sô' thương phẩm khác  171

Chương VI:

MẬU DỊCH XUẤT KHẨU: TƠ LỤA ĐÀNG NGOÀI

 
1. Mậu dịch tơ lụa Viễn Đông (trước thập niên 1630)                   177
2. Giai đoạn thử nghiệm (1637 - 1640)               180
3. Giai đoạn lợi nhuận cao (1641 - 1654)             183
4. Giai đoạn suy thoái (1655 - 1670)                   193
5. Vốn đầu tư và lợi nhuận                    199

Chương VII:

MẬU DỊCH XUẤT KHẨU: THƯƠNG PHẨM KHÁC

 
1. Lụa tấm                     206
2. Xạ hương                  212
3. Vàng                         218
4. Gôm sứ                      227

Chương VIII:

CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN VÀ XÃ HỘI ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII

 
1. Thương nhân Hà Lan và xã hội Đàng Ngoài                 245
2. Mậu dịch VOC và nền kinh tê' hàng hóa Đàng Ngoài                261
3. Nhân tố Hà Lan và cục diện phân tranh Trịnh - Nguyễn                        274
4. Một số tương tác khác                        278

KẾT LUẬN

 
1. Bất đồng mục tiêu - thăng trầm quan hệ                       282
2. Góc nhìn khu vực về nền mậu dịch VOC - Đàng Ngoài                         285
3. Tương tác Việt - Hà thế kỷ XVII                     287

THE DUTCH EAST INDIA COMPANY IN TONKIN, 1637 - 1700

(English summary)

 
1. Prologue                    289
2. Ideological struggles and belligerent decisions, 1637 – 1643291
3. Frigid relations, 1644 - 1651  293
4. Revival and vicissitudes, 1651 - 1660 294
5. Attempts at expansion, 1660 - 1670    299
6. Decline and the final ending, 1670 - 1700       303
7. Epilogue       307

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN

 
1. Tài liệu lưu trữ          309
2. Sách và bài báo khoa học       313

PHỤ LỤC

 
Phụ lục 1: Vua Lê - Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thế kỷ XVII         358
Phụ lục 2: Danh sách Toàn quyền VOC và Giám đốc thương điếm Đàng Ngoài thế kỷ XVII            359
Phụ lục 3: Tàu của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Đàng Ngoài (1637-1699)    361
Phụ lục 4: Thuyền buôn ngoại quôc ở Đàng Ngoài (1637-1699)364

Phụ lục 5: Tơ lụa Đàng Ngoài do VOC nhập khẩu vào Nhật Bản

(1635-1697)      

367
Phụ lục 6: Bảng giá tơ của thương điếm Deshima (1636-1668)369
Phụ lục 7: Danh mục tư liệu và Biên niên sự kiện VOC - Đàng Ngoài (1637-1700)371

BẢN ĐỒ

 
Bản đồ 1: Đàng Ngoài trong mạng lưới thương mại Đông Á thế kỷ XVII    14
Bản đồ 2: Bản đồ Hà Lan về vương quốc Đàng Ngoài thế kỷ XVII15

HÌNH ẢNH

 
Hình 1: "Sông Đàng Ngoài" từ Kinh đô Kẻ Chợ ra biển thế kỷ XVII 16
Hình 2: Vùng "cửa sông Đàng Ngoài" thế kỷ XVII          17
Hình 3: "Tinnam" và vùng đông bắc Đàng Ngoài cuối thế kỷ XVII18
Hình 4: Thương điêm Hà Lan ở Kẻ Chợ thê' kỷ XVII      19
Hình 5: Tài liệu của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ thê' kỷ XVII20
Hình 6: Tài liệu của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ thê' kỷ XVII21
Hình 7: Tài liệu của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ thê' kỷ XVII22
Hình 8: Tài liệu của thương điếm Hà Lan ở Kẻ Chợ thê' kỷ XVII23
Hình 9: Tiền Trường Kỳ mậu dịch Nhật Bản cuối thế kỷ XVII168
Hình 10: Bản vẽ thần công Hà Lan thế kỷ XVII tại Huế. 171

BIỂU BẢNG

 
Bảng 1: Nhập khẩu bạc của VOC vào Đàng Ngoài (1637 - 1668)160

Bảng 2: Tiền zeni Nhật Bản do VOC nhập khẩu vào Đàng Ngoài

(1660 - 1679)

166
Bảng 3: Đơn hàng Chúa Trịnh Tạc gửi VOC (1668)        172
Bảng 4: Cơ cầu hàng tơ lụa Đàng Ngoài sang Nhật Bản (1644)188

Bảng 5: Dự định phân bổ lụa Đàng Ngoài cho các thị trường

Nhật Bản và Hà Lan (1645)       

208
Bảng 6: Xuất khẩu xạ hương từ Đàng Ngoài của VOC (1653 - 1681)215
Bảng 7: Gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu ra Đông Nam Á (1663 - 1681)231
Bảng 8: Tái xuất khẩu gôm sứ Đàng Ngoài (1670 - 1681)            232
Bảng 9: Gốm sứ ngoại quôc nhập khẩu vào Đàng Ngoài (1637 - 1681)240
Bảng 10: Gốm sứ Nhật Bản do Phủ Chúa đặt hàng qua người Hà Lan (1666 - 1681)244
Bảng 11: Giá tơ lụa xuất khẩu tại Đàng Ngoài (1642)      267

BIỂU ĐỒ

 
Biểu đồ 1: Dự kiên phân bổ hàng hóa Đàng Ngoài sang thị trường Nhật Bản (1645)            188
Biểu đồ 2: Tơ lụa VOC nhập khẩu vào Nhật Bản (1637 - 1697)190
Biểu đồ 3: Giá mua vào và bán ra của tơ Đàng Ngoài (1636 - 1668)200
Biểu đồ 4: Tỉ lệ tơ lụa VOC nhập khẩu vào Nhật Bản (1636 - 1668)201
Biểu đồ 5: Tỉ lệ lợi nhuận từ tơ lụa VOC nhập khẩu vào Nhật Bản (1636 - 1668)202

Biểu đồ 6: Cơ cầu hàng hóa VOC xuất khẩu từ Đàng Ngoài

(1645 - 1695)                            

210
Biểu đồ 7: Gốm sứ Đàng Ngoài xuất khẩu đến Batavia (1663 - 1681)234

Biểu đồ 8: Gốm sứ Đông Á xuất khẩu đến thị trường Nam Hải

(1663 – 1682)               

234

Biểu đồ 9: Phân bổ gốm sứ xuất khẩu ra thị trường Nam Hải

(1663 - 1682)

236
Biểu đồ 10: Xuất khẩu gốm sứ của VOC (1602 - 1682)   237
Biểu đồ 11: Nhập khẩu bạc và tiền đồng zeni Nhật Bản của VOC và dao động tỉ giá bạc/tiền đồng tại Đàng Ngoài (1637 - 1697)264
Index    603
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979