Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công trình tường kè trong thành phố và trong cảng
4.5
177
Lượt xem
7
Lượt đọc
Tác giảPhạm Văn Thứ
ISBN978-604-82-6883-1
ISBN điện tử978-604-82-6898-5
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcPhạm Văn Thứ
Số trang409
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Công trình tường kè trong thành phố cảng

Công trình tường kè bờ là một trong những yếu tố kiến ​​trúc quan trọng và đặc trưng nhất trong các thành phố nằm ven sông, biển, hồ và kênh đào. Từ thời cổ đại, chúng được xem như là những biểu tượng trang trí và là điểm nhấn ở nhiều đô thị và các thành phố lớn khác nhau của Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và châu Úc. Việc xây dựng tường kè bờ đô thị hiện đang được đẩy mạnh ở tất cả các nước trên thế giới, chủ yếu có liên quan đến việc phát triển nhà ở trong các vùng đất mới ven biển và trong nhiều trường hợp còn phục vụ cho công tác bảo tồn thiên nhiên, là vấn đề hiện đang được quan tâm đặc biệt.

Khi tiếp cận trung tâm thành phố, các tường kè bờ trong cảng sông được thay thế bằng các tường kè thành phố. Chức năng của tường kè bờ không chỉ là trang trí mặt tiền phía biển và sông của thành phố, mà còn đảm bảo sự phát triển của các vùng ven biển, xây dựng đường và tường bến tiếp cận mép nước trong sông, trong biển hoặc hồ chứa. Chúng giữ ổn định vị trí của lòng sông và hình dạng của đường bờ biển trong điều kiện tự nhiên. Trong một số trường hợp, một phần của tường kè thành phố được sử dụng làm bến hành khách, và đôi khi dành cho cập tàu khách, tàu thủy văn, tàu huấn luyện, du thuyền, thuyền và canô khi cần thiết. Khi đó, các tường kè bờ giữ vai trò như công trình bến neo cập tàu trong các cảng. 

Khi thiết kế tường kè thành phố, người thiết kế cần phải giải quyết đồng bộ các vấn đề cụ thể và thường rất phức tạp về kiến ​​trúc, kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là đối với các tường kè được dùng làm bến cập tàu trong cảng. 

Ở Nga, các tường kè thành phố thủ đô và tường kè kiêm bến tàu đã được xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII. Trong lĩnh vực này Người Nga có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu phát triển và xây dựng, đặc biệt là trong thế kỷ XX. 

Ở Việt Nam, từ lâu đã phát triển hệ thống cảng biển, cảng sông trên khắp các tỉnh, thành phố từ Nam ra Bắc, trong đó hệ thống tường kè cũng đã được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, hệ thống các công trình tường kè thành phố hiện chưa phát triển nhiều, đặc biệt là chưa phát triển các công trình tường kè thành phố với vai trò là công trình điểm nhấn về kiến trúc đô thị. Trong những năm đổi mới và hội nhập vừa qua, nhu cầu khai thác và phát triển quỹ đất, đặc biệt là khu vực ven sông, biển và hồ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng tăng lên rất mạnh. Công cuộc này có liên quan chặt chẽ tới việc đầu tư nghiên cứu xây dựng 
hệ thống các công trình tường kè thành phố, vì vậy cuốn sách được biên soạn nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu của các kỹ sư, các cán bộ kỹ thuật và quản lý hiện đang quan tâm.

Trong thực tế xây dựng, dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chuyên sâu, các phương pháp hợp lý hơn để thiết kế tường kè đã được phát triển. Đã áp dụng các công trình kinh tế hơn và công trình thi công nhanh từ các cấu kiện đúc sẵn, sản xuất công nghiệp. Đã xét tới ảnh hưởng của các tính chất lưu biến của đất nền đến sự làm việc của công trình tường kè. Trong tài liệu còn trình bày những nội dung khá quan trọng có liên quan tới việc xử lý thống kê các tham số của hàm độ bền, độ ổn định của công trình tường kè và tiếp cận phương pháp thiết kế tính toán xác suất tin cậy của chúng.

Xem đầy đủ
Chương 1. Kết cấu các công trình tường kè bờ 
1.1. Các hình thức bảo vệ bờ sông, bờ biển trong thành  phố và trong các cảng,  các dạng tường kè bờ9
1.2. Các điều kiện địa chất, thủy văn và khí hậu có ảnh hưởng đến việc lựa chọn kết cấu tường kè bờ19
1.3. Tường kè bờ mỏng không neo24
1.4. Tường mỏng có neo25
1.5. Tường mỏng có cọc neo xiên31
1.6. Tường mỏng có thiết bị giảm tải và che chắn35
1.7. Tường kè bằng cọc ống38
1.8. Tường kè dạng bệ cọc cao43
1.9. Tường kè dạng bệ cọc đài thấp46
1.10. Tường kè dạng cầu tàu (thân rỗng)48
1.11. Tường bến trọng lực bằng các khối xếp51
1.12. Tường kè trọng lực bằng các khối hộp lớn55
1.13. Tường trọng lực bằng các cấu kiện mỏng57
1.14. Tường kè kiểu cũi61
1.15. Tường kè ở những bờ đá dốc63
1.16. Các dạng kết cấu khác của tường kè64
1.17. Các thiết bị neo và đệm trong tường kè67
1.18. Các bộ phận kết cấu của tường kè73
Chương 2. Tính toán tĩnh học tường kè 
2.1. Các nguyên lý tính toán cơ bản và tải trọng85
2.2. Áp lực ngang của đất tác dụng lên tường95
2.3. Tính toán tường mỏng không neo105
2.4. Tính toán tường mỏng có neo108
2.5. Tính toán tường kè mỏng có các cọc neo nghiêng120
2.6. Tính toán tường mỏng có thiết bị giảm tải và che chắn137
2.7. Tính toán tường bằng các cọc ống143
2.8. Tính toán tường dưới dạng bệ cọc cao146
2.9. Tính toán tường kè dạng bệ cọc đài thấp154
2.10. Đặc điểm tính toán tường dạng cầu tàu rỗng154
2.11. Tính toán tường trọng lực bằng khối xếp155
2.12. Tính toán tường trọng lực bằng khối thùng chìm161
2.13. Tính toán tường trọng lực bằng các cấu kiện mỏng165
2.14. Tính toán tường kiểu cánh buồm167
2.15. Kiểm tra ổn định chung của tường kè169
2.16. Tính toán thoát nước trong tường175
Chương 3. Tính toán lưu biến tường kè 
3.1. Một số khái niệm về tính lưu biến của đất nền181
3.2. Sự thay đổi khả năng chịu tải của tường kè theo thời gian189
3.3. Tính chất lưu biến của đất như yếu tố thay đổi trạng thái ứng suất trong tường kè theo thời gian195
3.4. Sự làm việc của tường kè trên nền biến dạng theo thời gian202
3.5. Tính toán độ bền lâu dài của các tường kè mỏng không neo trên nền từ biến212
3.6. Tính toán độ bền lâu dài của tường kè mỏng có neo trên nền từ biến223
3.7. Tính toán dự báo chuyển vị của tường kè trọng lực trên nền từ biến233
3.8. Chỉ dẫn thực hành thiết kế tường mỏng trên nền biến dạng  theo thời gian237
3.9. Một số ví dụ áp dụng239
Chương 4. Tường kè trên nền đất yếu 
4.1. Đặc tính chung của đất yếu trong nền tường kè247
4.2. Các phương pháp xây dựng tường kè trên nền đất yếu254
4.3. Tính toán cố kết của nền dưới tường kè khi không có và có hệ thoát nước259
4.4. Một số ví dụ áp dụng276
Chương 5. Khả năng chịu tải của tường kè gia cường 
5.1. Mối quan hệ giữa hiệu quả gia cường và mức ứng suất khai thác trong công trình281
5.2. Cơ chế thay đổi khả năng chịu tải của công trình được gia cố286
5.3. Cơ sở lý thuyết đánh giá hiệu quả gia cố công trình297
5.4. Xác định hiệu quả sửa chữa và gia cường các bộ phận chịu uốn của công trình301
5.5. Xác định hiệu quả sửa chữa và gia cường các cấu kiện chịu nén và kéo của công trình315
5.6. Xác định hiệu quả sửa chữa và gia cường các cấu kiện công trình trong trạng thái ứng suất phức tạp319
5.7. Khuyến nghị thiết kế sửa chữa và gia cường công trình323
5.8. Xác định các đặc trưng cơ học yêu cầu của các vật liệu gia cường và sửa chữa324
Chương 6. Độ tin cậy của các công trình tường kè thành phố và trong cảng
6.1. Khuynh hướng hiện đại trong tính toán các công trình tường kè theo độ tin cậy329
6.2. Các tham số tính toán của hàm độ bền và độ ổn định của các công trình tường kè343
6.3. Hao mòn hữu hình của các bộ phận chịu tải của các công trình bến cảng biển370
6.4. Hao mòn vô hình của các công trình bến cảng biển386
6.5. Hiện thực hóa dự trữ khả năng chịu tải của các công trình bến cảng  hiện có để tăng chiều sâu và tải trọng ở bến389
Tài liệu tham khảo 
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989