Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công trình biển cố định
4.5
1387
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Văn Ngọc
ISBN978-604-82-2752-4
ISBN điện tử978-604-82-3526-0
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcNguyễn Văn Ngọc
Số trang260
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộngđi kèm với nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản, du lịch,... đa dạngvà phong phú. Vì vậy, biển và thềm lục địa có vị trí cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta. Đại hội Đảng từ lần thứ VII đến XI gần đây đã đưa ra mục tiêu phát triển kinh tế biển lên hàng quan trọng nhất trong phát triển kinh tế quốc dân và an ninh quốc phòng. Các chỉ thị của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ đã xác định các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; các quyết định có tính chất chiến lược này đã chỉ rõ: “phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” và “phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển”.

Trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói trên thì phát triển công nghiệp khai thác dầu khí trên thềm lục địa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước trong những năm trước mắt và lâu dài. Kể từ khi tấn dầu đầu tiên khơi lên tại giàn khoan cố định mỏ Bạch Hổ (26/06/1986), công nghiệp khai thác dầu khí không ngừng tăng trưởng; hàng loạt các mỏ đã được đưa vào khai thác như mỏ Rạng Đông, Rubi, Rồng, Đại Hùng, Thanh Long … kèm theo hàng loạt các công trình biển cố định phục vụ khai thác dầu khí đã được xây dựng tại các mỏ nói trên. Công nghiệp dầu khí phát triển, hàng năm nộp ngân sách chiếm 25 ¸ 30% tổng thu ngân sách, góp phần là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Ngoài ra, để bảo vệ an ninh, quốc phòng, bảo đảm chủ quyền trên biển, cũng như bảo vệ các giàn khoan, Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng hàng loạt các công trình báo hiệu dẫn đường cho tàu, các trạm dịch vụ kinh tế, khoa học tại khu vực Trường Sa, bãi cạn Cà Mau … với độ sâu 10 ¸ 25 mét nước.

Các công trình xây dựng trên thềm lục địa chịu tác động khắc nghiệt của môi trường biển như sóng, gió, dòng chảy, ăn mòn v.v…nên  việc tính toán thiết kế, thi công cực kỳ phức tạp.

Cuốn sách “Công trình biển cố định” được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập sau đại học đối với thầy trò ngành Xây dựng công trình thủy. Ngoài ra, tài liệu này có thể được dùng tham khảo cho các sinh viên ngành Xây dựng công trình thủy và kỹ sư xây dựng quan tâm, nghiên cứu xây dựng công trình biển.

Xem đầy đủ
 

Trang

 
Mở đầu

3

 
Chương 1. Thiết lập các bài toán động đối với công trình biển cố định bằng thép (Jacket)  
  
1.1. Các yếu tố tác động của môi trường biển lên công trình dàn khoan biển cố định gồm các phần tử thanh

5

 
 
1.2. Hiệu ứng của tải trọng sóng lên công trình dàn khoan biển cố định

7

 

1.3. Các trạng thái biển và các bài toán động tương ứng trong tính toán

thiết kế kết cấu chân đế dàn khoan biển cố định

8

 
 
1.4. Mô hình các bài toán động và phương pháp giải

9

 
1.5. Kết luận

16

 
Chương 2. Tính toán tựa tĩnh các dàn khoan biển cố định bằng thép  
2.1. Mô tả tiền định chuyển động sóng biển

17

 
2.2. Mô hình tiền định tải trọng sóng

32

 
2.3. Quy đổi tải trọng sóng về nút

49

 
2.4. Lực đẩy nổi

54

 
2.5. Dạng ma trận trong tính toán công trình

59

 
2.6. Tính toán tựa tĩnh các dàn khoan biển bằng thép cố định

79

 
2.7. Đánh giá sơ bộ ảnh hưởng tính chất động lực học của các tác động

98

 
Chương 3. Tính toán động lực học công trình biển cố định bằng thép  
3.1. Mô tả ngẫu nhiên chuyển động của sóng biển

105

 
3.2. Mô tả ngẫu nhiên của tải trọng sóng

119

 
3.3. Động lực học tiền định dàn khoan biển thép cố định có xét tương tác của môi trường biển đến công trình

121

 
 
3.4. Động lực học ngẫu nhiên dàn khoan biển thép cố định

177

 

Chương 4. Tính toán độ bền công trình biển trọng lực theo

phương pháp mômen cực hạn

  
  
4.1. Khái quát về tính toán thiết kế công trình biển cố định bêtông

208

 
4.2. Cường độ chịu lực của bêtông, cốt thép và thép ứng suất trước

210

 
4.3. Tính toán cấu kiện bê tông cốt thép - ứng suất trước theo phương pháp mômen cực hạn

212

 
 

4.4. Tính toán gần đúng móng công trình biển bêtông cốt thép

kiểu Condeep

216

 
 
Chương 5. Tính toán mỏi công trình biển cố định theo phương pháp xác suất  
  
5.1. Những điểm hạn chế khi sử dụng phương pháp tổn thất tích lũy

227

 
5.2. Giải bài toán mỏi ngẫu nhiên phi tuyến bằng phương pháp giải tích

230

 
5.3. Giải bài toán mỏi ngẫu nhiên phi tuyến bằng phương pháp số [6,7]

237

 

5.4. Xác định mức suy giảm độ tin cậy theo thời gian của cấu kiện

công trình biển trọng lực bê tông khi kể đến phá hủy mỏi tích lũy [6,7]

241

 
 
 
5.5. Tính mỏi theo phương pháp xác suất [5]

247

 
Tài liệu tham khảo

257

 

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989