Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công trình bến
4.5
1805
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPGS. TS. Nguyễn Văn Ngọc
ISBN978-604-82-2753-1
ISBN điện tử978-604-82-3525-3
Khổ sách19x27 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcPGS. TS. Nguyễn Văn Ngọc
Số trang407
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

 

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển dài hơn 3.260km là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống cảng sông, cảng biển phục vụ xuất, nhập khẩu đóng góp quan trọng cho hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước nói chung, kinh tế biển nói riêng.

Công trình bến là bộ phận công trình quan trọng nhất của cảng, cho phép tàu neo đậu bốc xếp hàng hóa, đưa hành khách từ tàu lên bờ và ngược lại an toàn, thuận tiện, nhanh chóng.

Trong ngành học Công trình thủy và Thềm lục địa, môn học “Công trình bến” cũng trở thành một trong những môn học chính. Sở dĩ như vậy là do đặc điểm kết cấu công trình bến vừa đại diện cho những đặc điểm chung nhất của công trình thủy, công trình biển nói chung và công trình cảng - đường thủy nói riêng. Đó là, công trình chịu tác động của lực ngang lớn, làm việc trong môi trường ăn mòn mạnh, có mực nước thay đổi v.v… là những tác nhân tác động cực kỳ nguy hiểm đối với công trình, nếu không có sự hiểu biết thấu đáo của những người làm công tác quản lý, thiết kế, thi công v.v… sẽ dẫn đến những sai lầm đưa tới hậu quả đáng tiếc xảy ra!

Trải qua hơn 30 năm trực tiếp giảng dạy môn học “Công trình bến”; thực hiện hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở đến cấp bộ; thực hiện hơn một trăm đề tài khảo sát, lập dự án, quy hoạch, thiết kế, thẩm tra v.v… đã thôi thúc tôi biên soạn tài liệu này với hy vọng sẽ bổ sung thêm phần nào nội dung, vấn đề mà các tài liệu xuất bản liên quan trước đây chưa đề cập đến; tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ giảng dạy, sinh viên ngành Công trình thủy và Thềm lục địa nghiên cứu và học tập. Ngoài ra “Công trình bến” còn là tài liệu tham khảo tốt cho công tác đào tạo các ngành Xây dựng Công trình biển, Bảo đảm Hàng hải, Xây dựng Thủy lợi v.v… tại các trường đại học và cao đẳng. Đồng thời nó cũng là tài liệu tham khảo có ích cho các kỹ sư, các nhà quản lý xây dựng tham khảo cho công tác quản lý, thiết kế, thi công v.v… các công trình trên hồ, trên sông, ven biển và hải đảo.

Cuốn sách được biên soạn với nội dung 6 chương: 1) Những khái niệm chung;
2) Tải trọng tác động lên công trình bến; 3) Công trình bến bệ cọc cao; 4) Công trình bến tường cọc; 5) Công trình bến trọng lực; 6) Công trình và thiết bị phụ trợ. Trong đó chương 3 có nội dung chiếm tỷ trọng lớn nhất. Sở dĩ như vậy là vì trong thực tế dạng kết cấu công trình này được sử dụng chiếm tỷ lệ áp đảo so với các dạng kết cấu khác; đó là công trình bến bệ cọc cao có thể sử dụng với mọi sơ đồ cơ giới hóa xếp dỡ, mọi điều kiện địa hình, mọi điều kiện địa chất (kể từ khi sử dụng công nghệ cọc khoan nhồi). Theo [28] thống kê đến năm 2014, tại Việt Nam có 90 cảng biển lớn nhỏ đã được thi công xây dựng, trong đó có 4 loại kết cấu bến: 1) Bến bệ cọc cao; 2) Trọng lực;
3) Tường cọc; 4) Bến phao với tỷ lệ lần lượt: 87,78%; 3,33%; 2,22% và 6,67%.

Với mục tiêu biên soạn phục vụ cho đào tạo, vì vậy một số nội dung tính toán kết cấu vẫn sử dụng các phương pháp tính dựa trên nền tảng Cơ học Kết cấu nhằm giúp cho sinh viên học tập nắm được những vấn đề cơ bản, cốt lõi để giải bài toán kết cấu trước khi sử dụng các chương trình phần mềm tính toán kết cấu thông dụng hiện nay.

 

 

 

Xem đầy đủ
 

Trang

 
Lời nói đầu

3

 
   
Chương 1: Những khái niệm chung  
1.1. Khái niệm về cảng, bến tàu và công trình bến

5

 
1.2. Phân loại công trình bến

7

 
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kết cấu công trình bến

16

 
1.4. Xác định các kích thước cơ bản của bến

22

 
1.5. Lựa chọn hình dáng và vị trí tuyến bến

28

 
Chương 2: Tải trọng tác động  lên công trình bến  
2.1. Tải trọng và tổ hợp tải trọng

30

 
2.2. Trọng lượng bản thân của các cấu kiện công trình bến

34

 
2.3. Áp lực thủy tĩnh và tải trọng do sóng

35

 
2.4. Tải trọng do tàu

40

 
2.5. Tải trọng do thiết bị bốc xếp, phương tiện vận tải và hàng hóa gây ra trên bến

62

 
2.6. Áp lực ngang của đất

74

 
2.7. Ví dụ tính toán

88

 
Chương 3: Công trình bến bệ cọc cao  
3.1. Khái niệm, phân loại

99

 
3.2. Cấu tạo công trình bến bệ cọc cao

100

 
3.3. Xác định sơ đồ khung tính toán công trình bến bệ cọc cao

141

 
3.4. Tính toán công trình bến bệ cọc cao theo khung phẳng

150

 
3.5. Một số phương pháp tính công trình bến bệ cọc cao mềm

161

 
3.6. Tính toán công trình bến cừ trước, cừ sau và kết cấu đối xứng

171

 
3.7.  Tính toán công trình bến bệ cọc cao không cứng và bệ cọc cao cứng

173

 
3.8. Tính toán các cấu kiện của cầu tàu

178

 
3.9. Tính toán bản mặt cầu công trình bến bệ cọc cao

181

 
3.10. Tính toán ổn định trượt công trình bến bệ cọc cao

198

 
3.11. Ví dụ tính toán

205

 
Chương 4: Công trình bến tường cọc  
4.1. Khái niệm về công trình bến tường cọc

231

 
4.2. Kết cấu công trình bến tường cọc gỗ

233

 
4.3. Kết cấu công trình bến tường cọc thép

235

 
4.4. Kết cấu công trình bến tường cọc bê tông cốt thép

243

 
4.5. Các chuyển vị cơ bản và chuyển vị phức tạp của tường cọc

251

 
4.6. Các sơ đồ biến dạng của cọc tự do, cọc không neo và cọc có neo

252

 
4.7. Quan hệ tương tác giữa chiều sâu chôn cọc t với biểu đồ áp lực đất, với biến dạng và với biểu đồ mômen của cọc có một neo

253

 
 
4.8. Hệ số làm việc không gian của cọc và các cấu kiện khác cắm sâu trong nền đất [40]

256

 
 
4.9. Áp lực đất lên tường cọc

258

 
4.10. Giải bài toán tường cọc tự do

265

 
4.11. Giải bài toán cọc không neo

268

 
4.12. Giải bài toán cọc có một tầng neo

271

 
4.13. Phương pháp toán đồ và lập bảng để tìm chiều sâu chôn cọc t và các đại lượng khác của cọc tự do, cọc không neo, cọc một tầng neo

284

 
 
4.14. Giải bài toán tường cọc có neo xiên [4], [37]

289

 
4.15. Tính toán các cấu kiện chính của bến tường cọc

296

 
4.16. Tính toán ổn định kết cấu bến tường cọc [4]; [8]

303

 
4.17. Ví dụ tính toán

305

 
Chương 5: Công trình bến trọng lực  
5.1. Khái niệm, phân loại bến trọng lực

310

 
5.2. Cấu tạo bến khối xếp

311

 
5.3. Cấu tạo công trình bến trọng lực thùng chìm (caisson)

318

 
5.4. Cấu tạo công trình bến trọng lực tường góc

322

 
5.5. Cấu tạo công trình bến trọng lực trụ ống đường kính lớn

324

 
5.6. Tính toán chung công trình bến trọng lực

326

 
5.7. Tính toán công trình bến trọng lực kiểu tường góc

343

 
5.9. Tính toán công trình bến trọng lực kiểu thùng chìm

356

 
5.10. Ví dụ tính toán ổn định trượt phẳng, lật, trượt theo mặt trượt cung tròn công trình bến trọng lực

360

 
Chương 6: Các công trình phụ trợ của bến  
6.1. Công dụng và phân loại các thiết bị phụ trợ của bến

370

 
6.2. Thiết bị đệm tàu

370

 
6.3. Thiết bị neo

379

 
6.4. Thang lên xuống

385

 
6.5. Đường ray trong cảng

386

 
6.6. Các thiết bị phụ trợ khác

388

 
6.7. Tính toán bố trí thiết bị đệm tàu

389

 
Tài liệu tham khảo

400

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989