Tác giả | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
ISBN | nxbldxh-09 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3736-3 |
Khổ sách | 14,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2013 |
Danh mục | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số trang | 222 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Chính vì thế, Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế, giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em. Là quốc gia thành viên, ngay sau khi phê chuẩn Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991 và sửa đổi năm 2004. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện có hiệu quả Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em. Nhưng trên thực tế đất nước ta còn nghèo, ngân sách còn hạn hẹp, bên cạnh những thành tích nổi bật, công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng cũng còn những hạn chế nhất định.
Nhằm truyền thông rộng hơn pháp luật của Nhà nước và kết quả bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn ảnh đặc biệt trong những năm qua, đặc biệt là chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quyền trẻ em và xử lý hình sự đối với người phạm tội xâm hại quyền trẻ em, nhóm tác giả chúng tôi biên soạn cuốn sách Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng giới thiệu cùng độc giả. Trong tài liệu này, chúng tôi có sử dụng báo cáo tổng hợp của Cục bảo vệ chăm sóc trẻ em, Cục Bảo trợ xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và của các đồng nghiệp.
Quá trình biên soạn chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong được bạn đọc góp ý. Hy vọng cuốn sách này sẽ là tài liệu hữu ích cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương I. KHÁI NIỆM VỀ TRẺ EM VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN | 13 |
I. Khái niệm về trẻ em | 13 |
1.1. Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em | 13 |
1.2. Theo luật pháp Việt Nam | 13 |
II. Khái niệm về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 14 |
III. Khái niệm về người chưa thành niên | 16 |
Chương II. CHÍNH SÁCH VỀ TRẺ EM TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN | 17 |
1. Giai đoạn 1945 - 1978 | 17 |
2. Giai đoạn 1979 - 1989 | 19 |
3. Giai đoạn 1990 - 1999 | 22 |
4. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay | 26 |
Chương III. BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT | 32 |
1. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 34 |
1.1. Nguyên tắc của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 34 |
1.2. Phương châm thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 36 |
1.3. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 37 |
1.4. Quản lý trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 37 |
2. Chính sách và hình thức trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 39 |
3. Việc thành lập và hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em | 43 |
3.1. Điều kiện thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em | 43 |
3.2. Hồ sơ xin phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em | 44 |
3.3. Thời hạn cho phép thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em | 46 |
3.4. Thẩm quyền thành lập, tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động | 47 |
3.5. Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung riêng biệt | 48 |
3.6. Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung ngành, lĩnh vực | 48 |
3.7. Cơ sở trợ giúp trẻ em hoạt động theo nội dung hỗn hợp | 49 |
3.8. Thẩm quyền tạm đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động | 50 |
3.9. Trách nhiệm quản lý nhà nước theo lãnh thổ | 51 |
3.10. Trách nhiệm quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực | 53 |
4. Nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí của cơ sở trợ giúp trẻ em | 54 |
4.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở trợ giúp trẻ em | 54 |
4.2. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em | 55 |
4.3. Hoạt động dịch vụ của cơ sở trợ giúp trẻ em | 56 |
5. Biện pháp trợ giúp đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt | 57 |
5.1. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi | 57 |
5.2. Trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học | 58 |
5.3. Chính sách đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS | 59 |
5.4. Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại, xa gia đình | 60 |
5.5. Chính sách đối với trẻ em lang thang | 61 |
5.6. Trẻ em bị xâm hại tình dục | 63 |
5.7. Trẻ em nghiện ma túy | 64 |
5.8. Trẻ em vi phạm pháp luật | 66 |
Chương IV. KẾT QUẢ BẢO VỆ CHĂM SÓC TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT | 70 |
I. Đánh giá chung | 70 |
II. Kết quả cụ thể | 73 |
III. Kết quả bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng | 80 |
1. Các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn | 80 |
1.1. Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và cán bộ các cấp, các ngành | 80 |
1.2. Trợ giúp xã hội | 82 |
1.3. Chuyển trẻ em đang nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội về cộng đồng | 87 |
1.4. Xây dựng mô hình điểm nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở cấp xã | 88 |
1.5. Triển khai thí điểm chuyển đổi phương thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các cơ sở bảo trợ xã hội | 89 |
1.6. Đào tạo cán bộ công tác xã hội | 90 |
2. Phối hợp của các Bộ, ngành, đoàn thể | 91 |
3. Hợp tác quốc tế | 92 |
4. Tài chính | 92 |
IV. Hoạt động bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Quỹ Bảo trợ trẻ em | 93 |
1. Đánh giá chung | 93 |
2. Công tác đầu tư, giúp đỡ trẻ em | 98 |
3. Kết quả cụ thể | 100 |
V. Những khó khăn thách thức | 113 |
Chương V. TRẺ KHUYẾT TẬT | 117 |
I. Tình hình chung | 117 |
1. Đánh giá chung | 117 |
2. Người khuyết tật | 118 |
3. Các dạng người khuyết tật | 118 |
4. Số lượng người khuyết tật | 119 |
II. Các mô hình giáo dục trẻ em khuyết tật | 120 |
1. Mô hình giáo dục chuyên biệt | 120 |
2. Mô hình giáo dục hội nhập | 120 |
3. Mô hình giáo dục hòa nhập | 122 |
III. Những kết quả đạt được trong công tác giáo dục khuyết tật | 124 |
1. Các văn bản luật và quy phạm pháp luật hiện hành | 124 |
2. Hệ thống quản lý, chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật | 128 |
3. Công tác huy động trẻ khuyết tật đi học | 130 |
4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho giáo dục khuyết tật | 130 |
5. Cơ sở vật chất, thiết bị và công tác nghiên cứu giáo dục trẻ khuyết tật | 132 |
IV. Những thách thức trong công tác giáo dục khuyết tật hiện nay | 133 |
1. Vấn đề nhận thức của cộng đồng về giáo viên hòa nhập trẻ khuyết tật | 133 |
2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo dục dạy trẻ khuyết tật | 133 |
3. Môi trường học tập, sinh hoạt của trẻ khuyết tật chưa đảm bảo | 135 |
4. Sự tham gia, hợp tác liên ngành còn nhiều hạn chế | 136 |
Chương VI. CÁC CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH | 137 |
I. Đối tượng được hưởng lợi từ Quỹ bảo trợ trẻ em | 137 |
1. Đối tượng được Quỹ Bảo trợ trẻ em hỗ trợ | 137 |
2. Nội dung chi của Quỹ Bảo trợ trẻ em | 138 |
3. Mức hỗ trợ theo Quyết định số 691/QĐ-LĐTBXH ngày 01/6/2012 | 139 |
II. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cơ sở bảo trợ xã hội | 145 |
III. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng | 146 |
IV. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật | 147 |
1. Trẻ em khuyết tật sống tại hộ gia đình | 148 |
2. Trẻ em khuyết tật sống tại cơ sở bảo trợ xã hội | 148 |
3. Chi hỗ trợ dạy nghề, tìm việc làm | 149 |
Chương VII. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƯỜI VI PHẠM QUYỀN TRẺ EM | 150 |
Chương VIII. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI XÂM HẠI QUYỀN TRẺ EM (theo bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009) | 180 |
I. Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em | 180 |
II. Các tội xâm hại tình dục trẻ em | 182 |
III. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm tội và tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em | 187 |
IV. Các tội phạm về ma tuý | 190 |
V. Các hành vi che giấu, không tố giác những tội phạm xâm hại đến người chưa thành niên | 192 |