Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Công nghệ mới trong nghiên cứu và quản lý cửa sông và bờ biển
4.5
2204
Lượt xem
3
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Trung Việt
ISBN978-604-82-2151-5
ISBN điện tử978-604-82-3348-8
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcNguyễn Trung Việt
Số trang143
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Các nghiên cứu về chế độ thủy động lực ven bờ thường phải thực hiện thông qua đo đạc và quan trắc khá phức tạp và tốn kém tại hiện trường. Đặc biệt là khả năng đo đạc chiều cao sóng, mực nước, dòng ven bờ, số liệu địa hình dưới điều kiện năng lượng cực đoan là cần thiết trước khi đánh giá và tiên lượng những tổn thất do hiện tượng bão. Việc đo đạc đầy đủ các thông số tại hiện trường trên một diện rộng (từ vài mét đến hàng km) liên tục theo thời gian (một vài giờ đến hàng năm) thường rất khó có thể thực hiện được vì hạn chế về kinh phí, thiết bị đo và nhân lực đo.

Công nghệ phân tích ảnh từ camera đã hòa nhịp cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, với khả năng ưu việt hoạt động được trong điều kiện bão, khắc phục được nhược điểm của các thiết bị đo truyền thống kết hợp với giá thành rẻ nên công nghệ phân tích ảnh từ camera đã được nhiều nhà khoa học ở các nước tiên tiến trên thế giới sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu hải dương học ven bờ. Phân tích ảnh từ các camera lắp cố định tầm thấp (công nghệ phân tích ảnh từ video-camera) sẽ cho kết quả quá trình diễn biến động lực ven bờ và biến đổi bãi biển liên tục theo thời gian trong phạm vi quan sát của camera; Phân tích ảnh từ camera gắn trên DRONE là một công cụ khảo sát địa hình và hải văn rất linh hoạt, cơ động, dễ triển khai, đặc biệt ở những vùng đầm phá, bùn lầy vùng cửa sông ven biển và hải đảo; Với hệ thống LIDAR tầm thấp có khả năng quét ở tần số cao (từ 25Hz đến 100Hz), độ phân giải và sự chính xác lớn sẽ cho ta diễn biến ở những khu vực có biến đổi nhanh như vùng sóng tràn ở bãi biển; Công nghệ giám sát dòng chảy tổng cộng bằng phao trôi DRIFTER là công cụ hữu hiệu trong quan trắc dòng chảy gần bờ, kết hợp với mô hình toán để rõ được hướng chuyển động của dòng chảy tổng hợp, từ đó xác định được xu thế chuyển động của bùn cát trong đới bờ biển.

Cuốn sách này ra đời với mục đích giới thiệu cho người đọc về những công nghệ quan trắc mới, hiện đại và tính khả thi cao trong công tác nghiên cứu và quản lý vùng cửa sông và bờ biển ngày càng trở nên vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của Việt Nam, một đất nước có đường bờ biển dài thứ 11 thế giới. Cuốn sách này được viết trên cơ sở tập hợp kết quả nghiên cứu của đề tài Nghị định thư cấp nhà nước hợp tác với Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp (IRD) - Cộng hòa Pháp “Nghiên cứu chế độ thủy động lực học và vận chuyển bùn cát vùng cửa sông và bờ biển vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” (Pha 1, giai đoạn 2013-2014) và một phần kết quả ban đầu của đề tài pha 2, giai đoạn 2016-2019 “Nghiên cứu các đặc trưng động học hình thái vùng vịnh và đề xuất ứng dụng các giải pháp tái tạo, nâng cấp bãi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” do PGS.TS. Nguyễn Trung Việt làm chủ nhiệm. Sách được viết để làm giáo trình giảng dạy cho các lớp chuyên đề cao học và tiến sĩ thuộc chuyên ngành kỹ thuật xây dựng công trình thủy, kỹ thuật xây dựng công trình biển. Sách cũng là tài liệu tham khảo rất có ích cho các kỹ sư thiết kế và những người làm công tác nghiên cứu công trình thủy lợi, thủy điện nói chung và công trình biển nói riêng.

Xem đầy đủ
Lời nói đầu3
Danh mục các thuật ngữ viết tắt5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT VỀ DIỄN BIẾN ĐƯỜNG BỜ 
VÙNG CỬA SÔNG VÀ BỜ BIỂN7
1.1. Khái niệm chung vùng ven biển7
1.2. Tổng quan nghiên cứu vùng ven biển trên thế giới8
1.2.1. Nghiên cứu từ số liệu thực đo8
1.2.2. Công nghệ viễn thám9
1.2.3. Phương pháp sử dụng mô hình toán11
1.2.4. Phương pháp sử dụng mô hình vật lý13
1.2.5. Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS)13
CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ PHÂN TÍCH ẢNH 
TỪ VIDEO-CAMERA XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG BỜ 
VÀ CHIỀU CAO SÓNG VỠ15
2.1. Giới thiệu công nghệ phân tích ảnh từ video-camera15
2.2. Cơ sở phương pháp sử dụng công nghệ phân tích ảnh từ video-camera 
            để phân tích diễn biến đường bờ và chiều cao sóng vỡ17
2.2.1. Thiết lập hệ thống video-camera17
2.2.2. Cơ sở khoa học của công nghệ phân tích đường bờ, trắc ngang  bãi biển18
2.2.3. Cơ sở khoa học của công nghệ xác định các đặc trưng sóng bằng hệ thống
video-camera
19
2.3. Sử dụng công nghệ phân tích ảnh từ video-camera để phân tích diễn biến đường bờ
và chiều cao sóng vỡ cho khu vực bãi biển thành phố Nha Trang
20
2.3.1. Phân tích diễn biến đường bờ20
2.3.2. Xác định chiều cao sóng vỡ từ ảnh video-camera32
2.4. Ứng dụng công nghệ video - camera giải đoán diễn biến đường bờ biển
Cửa Đại, Hội An [41]
35
2.4.1. Hiệu chỉnh hệ thống video-camera36
2.4.2. Kết quả đường bờ tại cùng mực nước triều có cao độ là 0,0m39
2.4.3. Kết quả đường bờ tại mực nước triều trung bình hằng ngày41
CHƯƠNG 3. CÔNG NGHỆ KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH  
BẰNG THIẾT BỊ DRONE43
3.1. Giới thiệu chung43
3.2. Lược sử về công nghệ và hệ thống DRONE trong khảo sát biển44
3.3. Nguyên lý đo địa hình trên cạn bằng DRONE47
3.3.1. Xác định tọa độ thực điểm ảnh trong trường hợp thông thường49
3.3.2. Sự trực giao trong trường hợp tổng quát51
3.3.3. Xây dựng mô hình D.E.M và xuất bản đồ53
3.4. Khảo sát trường sóng và địa hình đáy vùng ven bờ bằng DRONE54
3.4.1. Tổng quát54
3.4.2. Hiệu chỉnh bộ thông số cho camera gắn trên DRONE55
3.4.3. Xác định bộ thông số camera từ các điểm GCP57
3.4.4. Xác định bộ thông số camera trực tiếp từ thông tin của DRONE59
3.4.5. Nội suy địa hình đáy vùng ven bờ sử dụng DRONE62
CHƯƠNG 4. CÔNG NGHỆ KHẢO SÁT TRẮC NGANG BÃI BIỂN BẰNG LIDAR65
4.1. Giới thiệu chung về hệ thống LIDAR65
4.2. Khảo sát địa hình và đặc trưng sóng vùng ven bờ biển bằng LIDAR68
4.3. Một số kết quả với dữ liệu thu được từ hệ thống LIDAR74
CHƯƠNG 5. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHAO TRÔI TRONG NGHIÊN CỨU
DÒNG CHẢY TỔNG HỢP VEN BIỂN
76
5.1. Tổng quát76
5.2. Ví dụ áp dụng tại vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa76
5.2.1. Giới thiệu chung76
5.2.2. Kịch bản và thực hiện đo ngoài hiện trường79
5.2.3. Kiểm chứng kết quả giữa thả phao và mô phỏng dòng chảy 
tổng hợp theo mô hình hạt Lagrange80
5.2.4. Xác định phương chuyển động bùn cát dọc bờ theo quỹ đạo 
dòng chảy tổng hợp82
PHỤ LỤC84
Phụ lục 1. Trích xuất vị trí đường bờ phân tích từ ảnh video-camera 
            tại các mặt cắt ngang bãi biển Nha Trang84
Phụ lục 2. Thiết kế và sử dụng phao đo đạc quỹ đạo và vận tốc dòng chảy  
            tổng hợp ven bờ biển khu vực cửa sông Cái, vịnh Nha Trang101
2.1. Giới thiệu chung101
2.2. Lựa chọn, thiết kế và chế tạo phao trôi102
2.2.1. Các mẫu phao trôi đã được sử dụng trên thế giới102
2.2.2. Thiết kế chế tạo phao đo đạc dòng chảy dạng Davis 1985108
2.3. Kết quả đo đạc dòng chảy bằng phao trôi tại khu vực cửa sông Cái 
và ven bờ biển vịnh Nha Trang108
2.3.1. Lắp đặt và đo đạc tại hiện trường108
2.3.3. Kết quả đo tại hiện trường (Phao WRU-B15)111

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4982