Tác giả | Bạch Dương |
ISBN | 978-604-82-3722-6 |
ISBN điện tử | 978-604-82-5560-2 |
Khổ sách | 19x27 |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Bạch Dương |
Số trang | 254 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tình trạng xói lở bờ biển đã trở thành vấn đề rất nghiêm trọng với diễn biến ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do các quá trình tự nhiên như bão, lũ, sóng lớn và sự thay đổi các yếu tố động lực biển ở đới bờ cũng như những tác động của con người làm thay đổi dòng vận chuyển bùn cát dọc bờ trong một thời gian dài. Xói lở bờ biển đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại của các bãi biển, các công trình dọc bờ biển, tính mạng và tài sản của người dân sinh sống ven biển. Ở nước ta, xói lở bờ biển diễn ra ở nhiều vùng ven biển, từ các bờ biển vùng châu thổ sông Hồng, dọc theo các bãi biển miền Trung và đến tận bờ biển Kiên Giang. Vấn đề xói lở sẽ ngày càng trầm trọng cùng với hiện tượng mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu kéo theo các cơn bão lớn xuất hiện thường xuyên hơn.
Vì vậy, vấn đề thiết kế và xây dựng các công trình bảo vệ bờ biển chống xói lở trở nên cấp bách và mang tính thời sự. Đã có nhiều giải pháp và công nghệ được áp dụng như: kè bờ dùng đá hộc, các khối bê tông dị hình, cừ hay các mỏ hàn bằng đá hộc hoặc dùng cấu kiện bê tông cốt thép và cả đê chắn sóng, ... Tuy nhiên các giải pháp này thu được hiệu quả còn khá khiêm tốn, thậm chí có thể còn làm thay đổi tính chất đường bờ biển và dẫn đến tình trạng bồi xói ở các khu vực lân cận. Những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới đã không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm, cải tiến và ứng dụng một số công nghệ mới để chống xói lở và bảo vệ bờ biển. Những công nghệ này không những chỉ bảo vệ được bờ biển tránh xói lở, mà còn làm bồi đắp thêm đường bờ có tính bền vững, góp phần tạo cảnh quan môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Với mục đích giới thiệu một số công nghệ mới chống xói lở và bảo vệ bờ cũng như cung cấp chỉ dẫn thiết kế và tính toán, các tác giả đã mạnh dạn cho ra đời cuốn sách “Công nghệ mới chống xói lở và bảo vệ bờ biển”.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Chương 1. Tổng quan về công nghệ chống xói lở và bảo vệ bờ biển | |
1.1. Hiện trạng xói lở đường bờ biển của Việt Nam | 5 |
1.2. Nguyên nhân của hiện tượng xói lở bờ biển | 9 |
1.3. Một số công nghệ bảo vệ bờ biển phổ biến | 13 |
1.4. Kết luận | 21 |
Tài liệu tham khảo | |
Chương 2. Các yếu tố động lực vùng ven biển | |
2.1. Tổng quan | 24 |
2.2. Gió | 26 |
2.3. Lý thuyết về sóng gió | 30 |
2.4. Dự báo sóng khởi điểm | 55 |
2.5. Biến dạng của sóng | 59 |
2.6. Thủy triều và mực nước | 72 |
2.7. Dòng chảy ven bờ | 80 |
2.8. Chuyển động của bùn cát ven bờ | 85 |
2.9. Trường gió, bão ở biển đông và ven biển Việt Nam | 96 |
Tài liệu tham khảo | 102 |
Chương 3. Đê ngầm giảm sóng | |
3.1. Tổng quan | 107 |
3.2. Xác định các kích thước cơ bản của đê ngầm | 110 |
3.3. Đánh giá hiệu quả của đê ngầm | 118 |
3.4. Kiểm tra ổn định của kết cấu đê ngầm | 120 |
Tài liệu tham khảo | 121 |
Chương 4. Kè bảo vệ bờ | 124 |
4.1. Tổng quan kết cấu kè bảo vệ bờ | 124 |
4.2. Chỉ dẫn thiết kế kè mái nghiêng | 140 |
4.3. Chỉ dẫn thiết kế kè tường đứng | 173 |
Tài liệu tham khảo | 178 |
Chương 5. Nuôi bãi nhân tạo | |
5.1. Tổng quan | |
5.2. Trình tự thiết kế và các thông số cơ bản của công trình | |
nuôi bãi nhân tạo | 181 |
5.3. Các dạng công trình nuôi bãi | 183 |
5.4. Xác định độ sâu giới hạn vận chuyển bùn cát | 184 |
5.5. Xác định mặt cắt cân bằng bãi biển | 185 |
5.6. Thiết kế mặt cắt ngang công trình nuôi bãi | 187 |
5.7. Xác định khối lượng vật liệu cần thiết nuôi bãi trên mặt cắt ngang | 189 |
5.8. Lựa chọn vật liệu nuôi bãi | 191 |
5.9. Đánh giá tuổi thọ công trình nuôi bãi | 192 |
Tài liệu tham khảo | 193 |
Chương 6. Một số kết cấu công trình ven biển khác | |
6.1. Cống ngăn mặn | 195 |
6.2. Âu tàu | 208 |
6.3. Hệ thống tích trữ nước ngọt nhân tạo vùng ngập mặn | 231 |
Tài liệu tham khảo | 247 |