Tác giả | Nguyễn Duy Lâm |
ISBN điện tử | 978–604–60–2315–9 |
Khổ sách | 20.5 x 29.7 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2016 |
Danh mục | Nguyễn Duy Lâm |
Số trang | 258 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Bảo quản rau quả tươi có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng về mặt kinh tế và sức khỏe cộng đồng vì đây là nhóm nông sản có mức tổn thất sau thu hoạch cao nhất và thường bị nhiễm bẩn vi sinh vật và hóa chất ở mức độ cao, thường xuyên và khó kiểm soát. Xu hướng tiêu dùng rau quả tươi trên thế giới hiện nay tăng và lan tỏa rất nhanh do người tiêu dùng nhận thức ngày càng đầy đủ về vai trò sống còn của các chất dinh dưỡng vi lượng và hoạt chất sinh học của các thực phẩm tự nhiên nguồn gốc thực vật.
Tổn thất sau thu hoạch rau quả ở Việt Nam hiện vẫn còn rất cao do bản chất của rau quả tươi rất nhanh chóng bị hư hỏng sau khi thu hái.
Thêm vào đó, vi sinh vật nhiễm bẩn trước, trong và sau thu hoạch cũng góp phần rất lớn làm hỏng cấu trúc và gây thối hỏng rau quả. Các hiện tượng này lại càng trở nên trầm trọng hơn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta. Trong khi đó, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, đang rất thiếu công nghệ thích ứng cho bảo quản nông sản, trong đó có rau quả tươi. Ngay cả phương pháp bảo quản lạnh đã rất phổ biến trên thế giới thì hiện tại vẫn chưa thể áp dụng được nhiều ở trong nước vì vốn đầu tư vẫn là trở ngại lớn ở các quy mô sản xuất nhỏ. Tồn dư hóa chất trong rau quả ở mức cao do sử dụng tùy tiện về chủng loại và liều lượng hóa chất độc hại trong sản xuất và trong bảo quản thực sự đang là mối lo ngại của toàn xã hội. Do vậy, việc đề xuất giải pháp kỹ thuật bảo quản rau quả tươi mang tính khả thi xét theo nhiều mặt sẽ thực sự có ý nghĩa lớn và rất cấp thiết.
Lời nói đầu | ix |
Chương 1. BIẾN ĐỔI CỦA RAU QUẢ TƯƠI SAU THU HOẠCH | 1 |
1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng rau quả sau thu hoạch | 1 |
1.1. Các yếu tố trước thu hoạch ảnh hưởng tới chất lượng rau quả sau thu hoạch | 1 |
1.2. Các yếu tố môi trường | 6 |
1.3. Ảnh hưởng của vi sinh vât | 9 |
2. Các biến đổi sinh lý quan trọng của rau quả sau thu hoạch | 10 |
2.1. Sự phát triển cá thể của rau quả | 10 |
2.2. Quá trình chín và già hóa của rau quả sau thu hoạch | 12 |
2.3. Sự hô hấp và các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp | 13 |
2.4. Sự mất nước và các yếu tố ảnh hưởng đến sự mất nước | 18 |
3. Các biến đổi hóa học và dinh dưỡng quan trọng của rau quả sau thu hoạch | 21 |
3.1. Biến đổi các thành phần đa lượng | 21 |
3.2. Biến đổi các sắc tố của rau quả | 23 |
3.3. Biến đổi các chất dễ bay hơi của rau quả | 24 |
3.4. Biến đổi vitamin của rau quả | 25 |
Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN RAU QUẢ BẰNG PHỦ MÀNG BỀ MẶT | 27 |
1. Cơ chế tác dụng của màng phủ rau quả | 27 |
1.1. Khái niệm và lịch sử ứng dụng | 27 |
1.2. Tính chất thẩm thấu khí của màng phim và màng phủ | 29 |
1.3. Tạo môi trường khí biến đổi trong rau quả và tác động tới quá trình chín | 31 |
1.4. Giảm mất nước và giảm tổn thất khói lương tự nhiên | 31 |
1.5. Duy trì tính đồng nhất về cấu trúc và hình thức của rau quả | 32 |
2. Nguyên liệu sản xuất chế phẩm tạo màng dùng để bảo quản rau quả | 33 |
2.1. Màng có thành phần chính là lipid | 33 |
2.2. Màng có thành phần chính là polysacarid | 35 |
2.3. Màng phủ có thành phần chính là protein | 38 |
2.4. Màng hai lớp và màng làm từ nhũ tương | 41 |
2.5. Các thành phần phụ gia tạo màng | 43 |
3. Phương pháp sản xuất chế phẩm tạo màng | 47 |
3.1. Nguyên tắc chung | 47 |
3.2. Các phương pháp nhũ hóa | 48 |
4. Kỹ thuật phân tích đặc điểm và tính chất của màng | 51 |
4.1. Thành phần khí bên trong sản phẩm phủ màng | 52 |
4.2. Độ dày của màng trên quả | 53 |
4.3. Mức độ dính ướt | 54 |
4.4. Đặc tính bề mặt của màng | 55 |
5. Các chế phẩm tạo màng thương mại trên thế giới và tính an toàn thực phẩm | 55 |
5.1. Một sỡ sản phẩm thương mại | 55 |
5.2. Tính an toàn thực phẩm của chế phẩm tạo màng | 56 |
Chương 3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CHẾ PHẨM TẠO MÀNG ĐỂ BẢO QUẢN RAU QUẢ TẠI VIỆT NAM | 59 |
1. Quy trình nhũ tương hóa các chất sáp và hóa lỏng các thành phần rắn | 59 |
1.1. Vât liệu, thiết bị và phương pháp nghiên cứu quy trình | 59 |
1.2. Quy trình nhũ tương hóa các chất sáp | 64 |
1.3. Quy trình hóa lỏng tạo các thể keo coloid | 73 |
2. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm tạo màng bảo quản quả có múi CP-01, CP-02 | 75 |
2.1. Thành phần chế phẩm CP-01 và CP-02 | 75 |
2.2. Quy trình sản xuất chế phẩm CP-01 và CP-02 5 lít/mẻ | 75 |
2.3. Các thông sớ công nghệ của chế phẩm CP-01, CP-02 | 77 |
3. Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm tạo màng bảo quản quả xoài CP-03 | 80 |
3.1. Thành phần chế phẩm CP-03 | 80 |
Chương 4. QUY TRÌNH BẢO QUẢN MỘT SỐ RAU QUẢ BẰNG CHẾ PHẨM TẠO MÀNG BỀ MẶT | 109 |
Chương 5. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BẢO QUẢN RAU QUẢ BẰNG CHẾ PHẨM TẠO MÀNG QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM | 145 |
Chương 6. MÔ HÌNH ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TẠO MÀNG BỀ MẶT ĐỂ BẢO QUẢN RAU QUẢ TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT | 195 |
Tài liệu tham khảo | 237 |
Phụ lục | 239 |