Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cơ sở phương pháp luận địa chất công trình
4.5
1569
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhạm Văn Ty
ISBN978-604-82-3903-9
ISBN điện tử978-604-82-4349-4
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2020
Danh mụcPhạm Văn Ty
Số trang118
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Khoa học Địa chất công trình có đối tượng nghiên cứu là môi trường địa chất, phương pháp luận của khoa học này dựa trên hai nền tảng là hệ thống kiến thức về môi trường địa chất và các phương pháp khoa học nhận thức đối tượng.

Cuốn sách trình bày theo quan điểm Lý thuyết Hệ thống về tính chất cơ bản và tổ chức vật chất của thạch quyển/ môi trường địa chất, về quá trình địa chất và trường thông số địa chất nhằm nâng cao và bổ sung vào cơ sở lý thuyết thuộc phương diện khách quan của phương pháp khoa học địa chất công trình.

Mặt khác, tác giả giới thiệu một số yếu tố cơ bản của Lý thuyết Hệ thống giúp người đọc có cơ sở tiếp cận hệ thống môi trường địa chất, xem môi trường này là hệ thống - hệ thống địa chất (địa hệ) và phân tích hệ thống đó. Tiếp cận hệ thống là khâu nối giữa phép biện chứng và phương pháp nhận thức của mỗi khoa học, giúp luận chứng lựa chọn quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu đối tượng, đảm bảo thực hiện phép biện chứng trong mỗi khoa học cụ thể. Tiếp cận hệ thống môi trường địa chất là thành phần quan trọng thuộc phương diện chủ quan (nhận thức) của phương pháp khoa học địa chất công trình. 

Địa chất công trình không chỉ xem xét các địa hệ tự nhiên mà chủ yếu nghiên cứu, phân tích các hệ thống tự nhiên - kỹ thuật/ địa hệ tự nhiên - kỹ thuật thuộc các đẳng cấp khác nhau. Phân tích các hệ thống này là phương cách tốt nhất để tối ưu hóa quá trình quy hoạch, thiết kế, thi công và vận hành an toàn các hoạt động kinh tế - công trình trên phạm vi lãnh thổ và cho từng công trình cụ thể. Kiểm soát, phân tích sự vận động của các hệ thống tự nhiên - kỹ thuật là phương thức hữu hiệu để dự báo sự biến đổi môi trường địa chất do hoạt động của con người, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, từ đó điều khiển tối ưu sự vận động của hệ thống, nhất là với các hệ thống cấp địa phương và khu vực. Đó chính là thực hiện khai thác hợp lý và bảo vệ môi trường địa chất.

“Cơ sở phương pháp luận địa chất công trình” là kết quả bổ sung, hoàn thiện tài liệu “Cơ sở lý thuyết phương pháp hệ nghiên cứu địa chất công trình” sau nhiều năm giảng dạy. Cuốn sách gồm sáu chương, trong đó chương một trình bày ngắn gọn, tổng quát về Khoa học Địa chất công trình nhằm giúp người đọc có cơ sở nhận thức phương pháp luận của khoa học này. Chương hai và ba xem xét các tính chất cơ bản, tổ chức vật chất của thạch quyển/ môi trường địa chất và cấu trúc, tính chất của địa hệ. Hai chương bốn và năm trình bày về quá trình địa chất và buớc đầu giới thiệu trường thông số địa chất. Chương sáu xem xét hệ thống tự nhiên - kỹ thuật/ địa hệ tự nhiên - kỹ thuật.

Hy vọng cuốn sách giúp cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học cũng như chuyên gia địa chất công trình có cái nhìn mới về môi trường địa chất, hướng dẫn, gợi mở tư duy và lựa chọn được phương pháp thích hợp khi tham gia giải quyết các nhiệm vụ lý thuyết và thực tiễn của Địa chất công trình. Cuốn sách có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác địa chất nói chung và những ai quan tâm tới vấn đề biến đổi và bảo vệ môi trường, nhất là môi trường địa chất.

Xem đầy đủ
 

trang

Lời mở đầu

3

Chương 1. Tổng quan về khoa học Địa chất công trình 
1.1. Đối tượng, chủ đề nghiên cứu, định nghĩa khoa học 
            Địa chất công trình

5

1.2. Cấu trúc khoa học Địa chất công trình

10

1.3. Phương pháp khoa học của khoa học Địa chất công trình

18

1.4. Phương pháp hệ nghiên cứu Địa chất công trình

21

1.5. Một số định hướng phát triển của Địa chất công trình 
            Việt Nam

25

Chương 2. Tính chất cơ bản và tổ chức vật chất 
                   của thạch quyển / môi trường địa chất 
2.1. Các tính chất cơ bản

27

2.2. Tổ chức vật chất của thạch quyển / môi trường địa chất

32

Chương 3. Hệ thống địa chất 
3.1. Tiếp cận hệ thống thạch quyển / môi trường địa chất

41

3.2. Các yếu tố cơ bản của lý thuyết Hệ thống

42

3.3. Phương pháp phân tích hệ thống

47

3.4. Các hệ thống địa chất (địa hệ) và tính chất của chúng

49

Chương 4. Quá trình địa chất 
4.1. Tương tác địa chất

55

4.2. Các mức tương tác

57

4.3. Nguồn và dạng năng lượng của quá trình địa chất

59

4.4. Entropi nhiệt động và phản entropi trong quá trình 
            địa chất

61

4.5. Tính thông tin và tính tổ chức của quá trình địa chất

62

4.6. Tổ chức của quá trình địa chất

66

4.7. Hàm và không gian trạng thái địa hệ

71

Chương 5. Trường thông số địa chất 
5.1. Biến đổi tính chất của môi trường địa chất / thạch quyển             
            trong không gian và thời gian

75

5.2. Thông số địa chất

76

5.3. Địa/ thạch tổ hợp

77

5.4. Khái niệm trường thông số địa chất

78

5.5. Các tiên đề và hệ luận của lý thuyết Tính biến đổi 
            môi trường địa chất / thạch quyển

80

5.6. Mô hình toán trường thông số địa chất

82

5.7. Cấu trúc trường thông số địa chất

84

5.8. Phương biến đổi chính

85

Chương 6. Hệ thống tự nhiên - kỹ thuật 
6.1. Khái niệm, tính chất và đẳng cấp hệ thống tự nhiên 
            - kỹ thuật

89

6.2. Vận động của địa hệ tự nhiên - kỹ thuật. Các tương tác 
            điều khiển được

94

6.3. Cấu trúc quyển tương tác của địa hệ tự nhiên - kỹ thuật 
            đơn vị. Thể địa chất công trình

96

6.4. Tối ưu hóa hệ thống tự nhiên - kỹ thuật

101

6.5. Dự báo vận động của hệ thống tự nhiên - kỹ thuật. 
            Monitoring

103

6.6. Logic điều khiển tối ưu hệ thống tự nhiên - kỹ thuật

106

Tài liệu tham khảo

110

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980