Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cơ sở kỹ thuật năng lượng tái tạo
4.5
1557
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảPhan Quang Văn
ISBN978-604-82-2231-4
ISBN điện tử978-604-82-3637-3
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2017
Danh mụcPhan Quang Văn
Số trang197
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

 

Trong thời đại ngày nay, nguồn tài nguyên năng lượng hóa thạch trên thế giới  đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác và sử dụng năng lượng hóa thạch gây ra những tác động có hại cho môi trường đất, làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, và đặc biệt các khí thải từ các nhà máy nhiệt điện và các thiết bị máy móc, vận tải sử dụng xăng, dầu gây ô nhiễm nặng nề môi trường không khí,  góp phần không nhỏ làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo là rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục mà theo chuẩn mực của con người hiện nay là vô hạn. Các nguồn năng lượng tái tạo rất đa dạng và phong phú, bao gồm nguồn năng lượng Mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối, năng lượng nước, được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực trong đời sống của con người. Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng dồi dào về năng lượng tái tạo, nhưng việc phát hiện, khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo đang còn là vấn đề mới được quan tâm, và tất nhiên chưa có vị trí xứng tầm với tiềm năng của nó.

Chiến lược định hướng và phát triển nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo của Việt Nam đã chỉ rõ “Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề; đào tạo bổ sung, đón đầu cho những ngành còn thiếu, còn yếu, nhất là các ngành năng lượng tái tạo”. Chiến lược phát triển nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 của nước ta tập trung vào các lĩnh vực chính là các nguồn năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối, năng lượng Mặt trời và năng lượng gió.

Cuốn sách “Cơ sở kỹ thuật năng lượng tái tạo” được biên soạn nhằm đề cập đến vấn đề về năng lượng và phát triển bền vững, cơ sở khoa học của năng lượng tái tạo và ứng dụng sản xuất năng lượng. Cuốn sách được trình bày theo trình tự lo-gic từ các khái niệm về năng lượng tái tạo, cơ sở các nguyên lý chuyển hóa năng lượng và ứng dụng của nó trong việc sản xuất năng lượng nhiệt, điện từ các quá trình tự nhiên như ánh sáng Mặt trời, gió, dòng nước chảy, thủy triều, sóng biển, sinh khối, địa nhiệt. Cuối cùng là vấn đề phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, với tiềm năng sản xuất năng lượng tái tạo, các chính sách cũng như các dự án năng lượng tái tạo đã và đang triển khai nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam.

Mục đích của cuốn tài liệu này nhằm trang bị cho người đọc các kiến thức cơ bản về năng lượng tái tạo, trên cơ sở đó người đọc có thể tự tìm hiểu đi  sâu nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của từng loại nguồn năng lượng tái tạo, để có đủ khả năng tham gia và vận hành các dự án, các nhà máy sản xuất năng lượng tái tạo hiện có và sẽ phát triển trong tương lai ở nước ta. Cuốn sách có thể là tài liệu bổ ích cho các độc giả, đặc biệt là sinh viên, học viên các ngành kỹ thuật năng lượng, kỹ thuật môi trường, kỹ thuật nhiệt, điện, …

Xem đầy đủ
 

Trang

Lời mở đầu

3

Chương 1. Những vấn đề chung 
1.1. Năng lượng và sự phát triển bền vững

5

1.2. Cơ sở khoa học của năng lượng tái tạo

12

1.3. Điều kiện kỹ thuật và xã hội của năng lượng tái tạo

14

Chương 2. Nguyên lý cơ bản của động lực học chất lỏng 
2.1. Khái niệm

17

2.2. Phương trình Bernoulli về bảo toàn năng lượng

18

2.3. Bảo toàn động lượng

20

2.4. Độ nhớt

21

2.5. Dòng chảy rối

22

2.6. Ma sát trong đường ống

23

Chương 3. Sự truyền nhiệt 
3.1. Khái niệm

25

3.2. Phân tích chu trình nhiệt

25

3.3. Sự truyền dẫn

27

3.4. Dòng đối lưu nhiệt

28

3.5. Sự truyền nhiệt bức xạ

32

3.6. Đặc tính của vật liệu trong suốt

41

3.7. Sự truyền nhiệt bằng chuyển khối

42

Chương 4. Năng lượng từ Mặt trời 
4.1. Bức xạ Mặt trời

46

4.2. Nước thái dương năng

54

4.3. Ứng dụng của các nguồn nhiệt Mặt trời khác

57

4.4. Tế bào quang điện

69

Chương 5. Năng lượng từ nước mặt 
5.1. Khái niệm

78

5.2. Nguyên lý và phương pháp khai thác năng lượng nước chảy

79

5.3. Hệ thống thủy điện và phương pháp khai thác năng lượng thủy điện

80

5.4. Các ưu và nhược điểm của hệ thống thủy điện

84

Chương 6. Năng lượng từ gió 
6.1. Khái niệm

87

6.2. Các dạng tuôc-bin gió

89

6.3. Đường động lượng và cơ sở lý thuyết

93

6.4. Cánh quạt gió

98

6.5. Đặc tính của hướng gió và hoạt động của tuôc-bin

100

Chương 7. Năng lượng sinh khối và nhiên liệu sinh học 
7.1. Khái quát chung

105

7.2. Nguồn gốc của năng lượng sinh khối

107

7.3. Phân loại nhiên liệu sinh học

111

7.4. Sản xuất năng lượng từ sinh khối

114

7.5. Sản xuất khí sinh học từ tiêu hóa kỵ khí

126

7.6. Các chất thải và chất bã

132

7.7. Dầu thực vật và diesel sinh học

133

7.8. Các tác động về môi trường

134

Chương 8. Năng lượng từ sóng biển 
8.1. Khái niệm

136

8.2. Sóng biển

136

8.3. Lực và năng lượng sóng biển

139

8.4. Phương pháp thu năng lượng sóng biển

144

8.5. Môi trường và xã hội đối với năng lượng sóng biển

149

Chương 9. Năng lượng từ thủy triều 
9.1. Khái niệm

150

9.2. Nguyên nhân tạo ra thủy triều

152

9.3. Sự dâng cao của thủy triều

158

9.4. Dòng năng lượng thủy triều

160

9.5. Môi trường và xã hội đối với năng lượng thủy triều

161

9.6. Các dạng chuyển hóa năng lượng khác từ đại dương

161

Chương 10. Năng lượng từ địa nhiệt 
10.1. Khái niệm

163

10.2. Địa vật lý

166

10.3. Phân tích đá khô và tầng ngậm nước nóng

168

10.4. Khai thác nguồn địa nhiệt

171

Chương 11. Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam 
11.1. Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Việt Nam

173

11.2. Khung chính sách về năng lượng tái tạo ở Việt Nam

177

11.3. Một số dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam

181

Tài liệu tham khảo

192

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989