Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cơ sở cơ học môi trường liên tục và một vài mô hình ứng dụng
4.5
383
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Đình Chiều
ISBN điện tử978-604-82- 6745-2
Khổ sách19 x 26,5 cm
Năm xuất bản (tái bản)2006
Danh mụcNguyễn Đình Chiều
Số trang178
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Cơ học môi trường liên tục là một khoa học nghiên cứu chuyển động vĩ mô của môi trường ở thể rắn, lỏng và khí. Ngoài những môi trường vật chất thông thường, cơ học môi trường liên tục còn xét đến các môi trường đặc biệt như: các trường điện từ, bức xạ, trọng trường, ... Nhờ nghiên cứu các khái niệm và nguyên lý cơ bản, cơ học môi trường liên tục đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật hiện đại.

Loại sách cơ sở - có tính chất nhập môn các vấn đề đã từ lâu xuất hiện ở trong nước và ngoài nước. Nó không còn mới mẻ đối với các sinh viên ở các trường Đại học kỹ thuật hoặc khoa học tự nhiên và các cán bộ kỹ thuật, các học viên cao học và nghiên cứu sinh.

Quyển sách "Cơ sở cơ học môi trường liên tục và một vài mô hình ứng dụng" được viết với dụng ý: cải tiến các môn học cụ thể của chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nói chung ở các trường Đại học kỹ thuật. Nó giúp cho sinh viên những năm sau làm quen với những cơ sở của lý thuyết cơ học môi trường liên tục và mở rộng khả năng tổng hợp, nhìn nhận các vấn đề khi giải quyết các vấn đề cơ học của thực tế kỹ thuật.

Quyển sách gồm hai phần: phần đầu trình bày cơ sở chung của cơ học môi trường liên tục; phần hai là vài ứng dụng quan trọng - đó là lý thuyết đàn hồi tuyến tính và cơ học chất lỏng ứng dụng. Những môn học này không thể thiếu trong hầu hết các trường Đại học kỹ thuật, đặc biệt trong các trường đào tạo kỹ sư công trình như: Xây dựng, Giao thông, Thuỷ lợi. Mỗi một phần đều có các câu hỏi gợi ý và bài tập, giúp cho người học và đọc trau dồi thêm các thuật giải bài tập của mình và hiểu sâu hơn các ứng dụng của nó.

Quyển sách có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên các trường Đại học kỹ thuật mà trong chương trình đào tạo bắt buộc (nhất là đối với các sinh viên được đào tạo kỹ sư công trình xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện); đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh; các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật mà trong công việc cần đến những kiến thức về vấn đề trên.

Xem đầy đủ
MỤC LỤCTrang
Lời nói đầu3

Phần thứ nhất

CƠ SỞ CƠ HỌC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC

 
Chương mở đầu. Các khái niệm chung và cơ sở toán học 
§1. Các khái niệm chung và các lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng của cơ học môi trường liên tục5
1.1. Môi trường liên tục5
1.2. Một số khái niệm khác6
1.3. Các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng của cơ học môi trường liên tục6
§2. Hệ thống ký hiệu - Quy tắc và chỉ số7
2.1. Hệ thống ký hiệu7
2.2. Quy tắc về chỉ số7
2.3. Vài thí dụ luyện tập8
§3. Cơ sở toán học9
3.1. Trường vô hướng và trường vectơ9
3.2. Ma trận và định thức11
3.3. Tenxơ14
3.4. Các thí dụ luyện tập17
Chương I. Chuyển dịch và biến dạng 
§1.1. Phương pháp biểu diễn chuyển động của môi trường liên tục22
1.1.1. Vectơ chuyển dịch22
1.1.2. Quan điểm Lagrăng và ơle23
1.1.3. Vận tốc, gia tốc của phần tử vật chất theo biến Lagrăng và theo biến ơle25
1.1.4. Quỹ đạo và đường dòng25
1.1.5. Thí dụ26
§1.2. Trạng thái biến dạng31
1.2.1. Biến dạng tại lân cận một điểm. Tenxơ biến dạng hữu hạn31
1.2.2. Tenxơ biến dạng nhỏ34
1.2.3. Tenxơ quay tuyến tính36
1.2.4. Điều kiện tương thích biến dạng38
1.2.5. Tenxơ tốc độ biến dạng và Tenxơ xoáy vận tốc40
1.2.6. Các thí dụ luyện tập43
Câu hỏi và bài tập chương I47
Câu hỏi ôn tập47
Bài tập chương I48
Hướng dẫn và trả lời bài tập chương I51
Chương II. Phân tích trạng thái ứng suất 
§2.1. Một số khái niệm, định nghĩa55
2.1.1. Mật độ55
2.1.2. Lực khối55
2.1.3. Lực mặt56
§2.2. ứng suất và Tenxơ ứng suất57
2.2.1. Vectơ ứng suất tại một điểm - Trạng thái ứng suất57
2.2.2. Tenxơ ứng suất58
§2.3. Cân bằng lực và mô men - Tính đối xứng của Tenxơ ứng suất60
§2.4. ứng suất chính - ứng suất tiếp cực đại63
2.4.1. ứng suất chính - Bất biến của Tenxơ ứng suất63
2.4.2. ứng suất tiếp cực đại và cực tiểu64
§2.5. Phân tích Tenxơ ứng suất thành Tenxơ lệch và Tenxơ cầu67
§2.6. Các thí dụ69
2.6.1. Thí dụ 169
2.6.2. Thí dụ 270
2.6.3. Thí dụ 372
2.6.4. Thí dụ 473
2.6.5. Thí dụ 574
2.6.6. Thí dụ 674
Câu hỏi và bài tập chương II75
Câu hỏi ôn tập75
Bài tập chương II75
Chương III. Các định luật cơ bản của cơ học môi trường liên tục 
Vài ý mở đầu80
§3.1. Định luật bảo toàn khối lượng - Phương trình liên tục81
3.1.1. Phát biểu định luật81
3.1.2. Phương trình liên tục81
3.1.3. ứng dụng83
§3.2. Định lý biến thiên động lượng - Phương trình chuyển động, phương trình cân bằng của môi trường liên tục83
3.2.1. Định lý biến thiên động lượng83
3.2.1. Phương trình chuyển động, phương trình cân bằng trong toạ độ Đề các84
§3.3. Định lý biến thiên mô men động lượng86
§3.4. Bảo toàn năng lượng - Định luật thứ nhất của nhiệt động lực học.Phương trình năng lượng86
3.4.1. Một số khái niệm cơ bản87
3.4.2. Định luật bảo toàn năng lượng cơ học88
3.4.3. Định luật bảo toàn năng lượng cơ - nhiệt (định luật thứ nhất của nhiệt động lực học) - Phương trình năng lượng89
§3.5. Entropi - Định luật thứ hai của nhiệt động lực học91
3.5.1. Hàm trạng thái Entropi91
3.5.2. Định luật thứ hai của nhiệt động lực học92
3.5.3. Hàm hao tán92
§3.6. Thiết lập bài toán biên của cơ học môi trường liên tục94
§3.7. Các thí dụ96
3.7.1. Thí dụ 196
3.7.2. Thí dụ 296
3.7.3. Thí dụ 397
Câu hỏi và bài tập chương III98
Câu hỏi ôn tập98
Bài tập chương III98

Phần thứ hai

MỘT VÀI MÔ HÌNH ÚNG DỤNG CỦA CƠ HỌC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC

 
Chương IV. Lý thuyết đàn hồi tuyến tính 
§4.1. Môi trường đàn hồi - Định luật Hooke101
4.1.1. Môi trường đàn hồi101
4.1.2. Định luật Hooke mở rộng102
§4.2 Thiết lập bài toán của lý thuyết đàn hồi105
4.2.1. Thiết lập bài toán của lý thuyết đàn hồi. Giải theo dịch chuyển và giải theo ứng suất105
4.2.2. Tính duy nhất nghiệm và nguyên lý Sanhvơ năng (Nguyên lý mềm hoá điều kiện biên)109
4.2.3. Phép giải thuận, ngược các bài toán lý thuyết đàn hồi. Phương pháp nửa ngược Sanhvơnăng - phương pháp số110
4.2.4. Một vài bài toán đơn giản của lý thuyết đàn hồi111
§4.3. Bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi trong toạ độ Đề các118
4.3.1. Phân loại bài toán phẳng118
4.3.2. Hệ các phương trình cơ bản122
4.3.3. Hàm ứng suất Ery123
§4.4. Bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi trong toạ độ cực129
4.4.1. Các phương trình cơ bản129
4.4.2. Bài toán Lamê (Lời giải theo chuyển vị)130
4.4.3. Bài toán nêm chịu lực tập trung tại đỉnh (Bài toán Micsen, 1900)132
4.4.4. Bài toán Flamant  (1892)134
Bài tập chương IV136
Hướng dẫn và trả lời bài tập chương IV141
Chương V. Cơ học chất lỏng 
§5.1. Một số sự kiện146
5.1.1. Quan điểm Niutơn146
5.1.2. ơle và Becnuli với "Thuỷ động lực học"146
5.1.3. Ngành cơ học chất lỏng - Khí động lực học gắn liền với Jukopski - Traplưgin147
§5.2. Một số tính chất của chất lỏng147
5.2.1. Tính di động147
5.2.2. Tính liên tục147
5.2.3. Khối lượng và trọng lượng147
5.2.4. Tính nén được148
5.2.5. Sức căng mặt ngoài và tính nhớt149
5.2.6. Tính bốc hơi - Độ hoà toan và sự trao đổi nhiệt và khối lượng150
§5.3. Phương trình xác định của chất lỏng nhớt. Chất lỏng nhớt tuyến tính Niutơn150
5.3.1. Chất lỏng nhớt Niutơn, thuần nhất và đẳng hướng152
5.3.2. Chất lỏng nhớt Niutơn, thuần nhất, đẳng hướng, không nén được152
5.3.3. Hàm hao tán153
§5.4. Thiết lập bài toán biên của chất lỏng nhớt tuyến tính Niutơn - Phương trình Naviê - Stốc153
5.4.1. Thiết lập bài toán của chất lỏng nhớt tuyến tính Niutơn153
5.4.2. Phương trình Naviê - Stôc của chất lỏng nhớt, nén được154
5.4.3. Phương trình chuyển động của chất lỏng nhớt không nén được155
5.4.4. Chuyển động của chất lỏng nhớt, truyền nhiệt, không nén được156
5.4.5. Chất lỏng lý tưởng, nén được157
5.4.6. Khí loãng lý tưởng160
§5.5. Dòng chảy dừng, dòng chảy không xoáy và dòng chảy có thế161
5.5.1. Dòng chảy dừng - Cân bằng thuỷ tĩnh161
5.5.2. Dòng chảy không xoáy162
5.5.3. Dòng chảy có thế163
Bài tập chương V163
Hướng dẫn và trả lời bài tập chương V165
Tài liệu tham khảo172
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989