Tác giả | Nguyễn Văn Huyền |
ISBN | 978-604-82-1904-8 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3672-4 |
Khổ sách | 19x27 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2016 |
Danh mục | Nguyễn Văn Huyền |
Số trang | 182 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong ngành chế tạo thiết bị thường dùng nhiều loại cơ cấu, truyền động, truyền dẫn khác nhau, như cơ khí, thủy khí, điện và điện tử. Mỗi loại đó đều có những ưu, nhược điểm riêng. Ngày nay, trong thực tế lại có xu thế tích hợp chúng để hỗ trợ nhau, như thế nhiều khi sẽ phát huy được một vài ưu điểm và khắc phục đươc một vài nhược điểm của các loại riêng biệt, vì thế gọi là xu thế "tích hợp cộng năng".
Đối với loại kết cấu thuần cơ khí tác giả đã biên soạn “Sổ tay 1269 cơ cấu máy và dụng cụ chọn lọc”, do Nhà xuất bản Xây dựng ấn hành năm 2014. Lần này tác giả đã chọn giới thiệu “Cơ cấu tương tác cơ - điện - thuỷ - khí” như một phần kế tiếp và là phần các cơ cấu được sử dụng rộng rãi hơn cả ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong sản xuất và đời sống.
Ta có thể gặp ở đây các cơ cấu rơ le trong các khí cụ với chức năng khống chế, bảo vệ và điều chỉnh khá nhiều các thông số cơ - lý: thời gian, công suất, áp suất, tốc độ, lưu lượng, nhiệt độ v.v. không chỉ của từmg đối tượng khảo sát riêng biệt mà còn có cả cơ cấu thiết lập sự đồng bộ thông số giữa các cá thể để có thể phối thuộc với nhau.
Về các cơ cấu đo lường và thí nghiệm, cuốn sách cũng giới thiệu với bạn đọc: Các đồng hồ và dụng cụ đo kiểm và chỉ báo các thông số cơ - lý nói trên và cả các thông số khác như lưu lượng, đo độ biến dạng, độ chuyển vị, xác định tỉ trọng, khá nhiều cơ cấu làm chức năng cảnh báo cho người vận hành tình trạng mất an toàn của thiết bị hoặc cơ cấu tự động xử lý an toàn khi có sự cố khẩn cấp xẩy ra.
Trong lĩnh vực chế tạo, ta sẽ gặp các cơ cấu kẹp chặt các tư thế: Kẹp trong, kẹp ngoài, kẹp tự định tâm, kẹp đơn nguyên, kẹp nhóm chi tiết, cơ cấu chép hình, cơ cấu truyền - dẫn động với yêu cầu chế độ làm việc khác nhau, cơ cấu điều khiển, cơ cấu điều chỉnh trực tiếp và từ xa; các cơ cấu phân loại, tuyển chọn và cấp phôi - liệu của các loại hình phôi liệu khác nhau. Các hình mẫu của cơ cấu phối thuộc, tương tác cơ điện thuỷ khí được rút ra từ thực tiễn các thiết bị, công cụ sản xuất và gia dụng hiện hành.
Theo xu thế "tích hợp cộng năng" nói trên rất nên lưu ý đến các vấn đề của cơ điện tử hiện đại. Nên hiểu phần cơ điện thủy khí là phần nòng cốt của các sản phẩm khác, thì cần nhấn mạnh rằng, phần mềm tin học chính là phần chủ đạo trong công việc sáng tạo của chúng. Hiện nay đang phát triển mạnh các phương pháp tạo ra phần mềm nhúng (embeded software), trong đó có công nghệ PSoC, viết tắt cụm từ "Programmable System on Chip", nghĩa là "hệ thống tái lập trình trên một Chip". Theo công nghệ này có thể nói các phần tử sẵn có trong Chip chuyên dụng để thực hiện các thao tác của thiết bị sản phẩm. Chương trình phần mềm này được tái lập trình lại theo yêu cầu thay đổi các thao tác của thiết bị. Như vậy, chỉ gói gọn trên một Chip có thể thực hiện được chức năng một thiết bị điều khiển, đáp ứng sự hoạt động tổng thể của sản phẩm cơ điện tử. Công nghệ này rất thuận lợi cho các cán bộ kỹ thuật chế tạo thiết bị và có xuất thân từ các ngành cơ khí.
Cuốn sách này là tài liệu tra cứu và tham khảo rất bổ ích cho các cái bộ kỹ thuật ngành cơ khí chế tạo và các ngành cơ khí khác. Nó cũng có thể gợi mở cho người đọc những tìm tòi khám phá trong sáng tạo, chế tạo thiết bị. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Trang | |
Lời giới thiệu | 3 |
Phần thứ nhất | |
Cơ cấu tương tác cơ khí - điện | |
Phân nhóm I. Cơ cấu rơ le | 6 |
Phân nhóm II. Cơ cấu điều chỉnh | 14 |
Phân nhóm III. Cơ cấu tiết lưu và phân phối | 20 |
Phân nhóm IV. Cơ cấu chống rung và tiêu giảm chấn | 21 |
Phân nhóm V. Cơ cấu nối trục và kết nối | 21 |
Phân nhóm VI. Cơ cấu dừng - hãm - khóa | 23 |
Phân nhóm VII. Cơ cấu phanh | 25 |
Phân nhóm VIII. Cơ cấu đập - ép - dập | 26 |
Phân nhóm IX. Cơ cấu thiết bị đo lường và thí nghiệm | 26 |
Phân nhóm X. Cơ cấu chuyển số, đóng - ngắt mạch | 39 |
Phân nhóm XI. Cơ cấu tuyển chọn, chuyển và tiếp liệu | 42 |
Phân nhóm XII. Cơ cấu truyền - dẫn động | 46 |
Phân nhóm XIII. Cơ cấu điều khiển | 51 |
Phân nhóm XIV. Cơ cấu làm thủ thuật toán học | 52 |
Phân nhóm XV. Các cơ cấu khác trước | 53 |
Phần thứ hai | |
Cơ cấu tương tác cơ khí - thủy lực - khí nén | |
A - Các phụ kiện phụ trợ | 56 |
Phân nhóm I. Van | 57 |
Phân nhóm II. Phụ kiện chống rung và giảm chấn | 64 |
Phân nhóm III. Phụ kiện tiết lưu và phân phối | 67 |
Phân nhóm IV. Phần tử điều chỉnh | 77 |
Phân nhóm V. Phần tử đo lường và thí nghiệm | 79 |
Phân nhóm VI. Phần tử dẫn động | 82 |
Phân nhóm VII. Phần tử mục đích khác trước | 83 |
B - Các cơ cấu | 86 |
Phân nhóm I. Cơ cấu van | 86 |
Phân nhóm II. Cơ cấu thiết bị nâng tải | 90 |
Phân nhóm III. Cơ cấu thiết bị đo lường và thí nghiệm | 92 |
Phân nhóm IV. Cơ cấu dừng - hãm - khóa | 102 |
Phân nhóm V. Cơ cấu dẫn động | 113 |
Phân nhóm VI. Cơ Cấu phanh | 128 |
Phân nhóm VII. Cơ cấu rơ le | 131 |
Phân nhóm VIII. Cơ cấu điều chỉnh | 132 |
Phân nhóm IX. Cơ cấu bơm piston và bơm cánh phiến quay | 145 |
Phân nhóm X. Cơ cấu bơm bánh răng và cam quay | 156 |
Phân nhóm XI. Cơ cấu tiết lưu và phân phối | 160 |
Phân nhóm XII. Cơ cấu chống rung và giảm chấn | 164 |
Phân nhóm XIII. Cơ cấu điều khiển | 165 |
Phân nhóm XIV. Cơ cấu đập - ép - dập | 168 |
Phân nhóm XV. Cơ cấu khớp nối trục | 170 |
Phân nhóm XVI. Cơ cấu làm thủ thuật toán | 170 |
Phân nhóm XVII. Cơ cấu chuyển số - đóng - ngắt mạch | 171 |
Phân nhóm XVIII. Cơ cấu hộp số và giảm tốc | 172 |
Phân nhóm XIX. Cơ cấu mục đích khác trước | 173 |