Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội
4.5
109
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảTS. Đào Thị Diến
ISBN978-604-55-4165-4
ISBN điện tử978-604-355-026-9
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcTS. Đào Thị Diến
Số trang822
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Châu bản triều Nguyễn là hệ thống văn bản hành chính tương đối hoàn chỉnh và đầy đủ của các cơ quan trong bộ máy chính quyền triều Nguyễn, được Nội các triều Nguyễn tập hợp và quản lý thống nhất thành một khối văn thư của triều đình. Đó là các văn thư hành chính do các quần thần hoặc các cơ quan trong chính quyền triều Nguyễn soạn thảo đệ trình nhà vua phê duyệt và để lại dấu tích bằng mực son trên văn bản. Ngoài ra còn có các bản thượng dụ hoặc chiếu chỉ do đích thân nhà vua ban hành. Kho tư liệu quý giá này đã được rất nhiều nhà khoa học quan tâm, khai thác nghiên cứu, tuy nhiên chưa có một công trình Châu bản triều Nguyễn nào về riêng Hà Nội ra đời. Và ý tưởng về công trình Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội đã được cố Giáo sư Phan Huy Lê, TS. Đào Thị Diến ấp ủ từ Giai đoạn I của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiên. Tuy nhiên do hạn chế về nhiều mặt đến Giai đoạn II này công trình mới hoàn thành để ra mắt độc giả.

Trong hệ thống Châu bản triều Nguyễn hiện còn tại các trung tâm lưu trữ thì Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội có khối lượng tương đối lớn, khoảng gần 5 nghìn văn bản có liên quan. Trong cuốn sách này, TS. Đào Thị Diên cùng cộng sự đã chọn lọc, dịch và chú giải khoảng 1.200 văn bản tiêu biểu viết chủ yếu bằng chữ Hán Nôm, một số ít bằng chữ Pháp và Quốc ngữ. Trong đó, số lượng văn bản từng niên đại có sự khác nhau. Đáng kể hơn cả là các châu bản thuộc niên hiệu Tự Đức với 796 văn bản. Các văn bản được sắp xếp theo thứ tự niên đại từ Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại (còn một số niên hiệu như Kiến Phúc, Hàm Nghi, Khải Định do số lượng văn bản ít và không tiêu biểu nên không được tuyển chọn). Cách sắp xếp như vậy giúp cho độc giả có cái nhìn bao quát về các chính sách của triều Nguyễn ở từng niên đại trên từng vấn đề cụ thể. Đồng thời có thể nhận thấy sự giống và khác nhau trong quan điểm, đường lối trị vì của các vị vua triều Nguyễn ở những thời điểm lịch sử khác nhau.

Về nội dung, Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội phản ánh tương đối khái quát các vấn đề kinh tế- văn hóa, an ninh - xã hội của tỉnh Hà Nội cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong đó tập trung chủ yếu các vấn đề: Tổ chức bộ máy hành chính, an ninh - trật tự, thời tiết, mùa màng, tu bổ quản lý đê điều; giá cả các mặt hàng thiết yếu và việc sản xuất, mua bán hàng hóa phục vụ triều đình và nhân dân trên địa bàn Hà Nội... cùng những vấn đề' về đối ngoại bang giao với người nước ngoài mà chủ yếu là với Trung Hoa và Pháp.

Có thể nói, cuốn sách Châu bản triều Nguyễn về Hà Nội ra đời góp thêm một tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội trên một chiều cạnh mới. 

Xem đầy đủ
MỤC LỤC
Lời Nhà xuất bản          5

Một số vấn đề về xác định không gian Hà Nội và khai thác tư liệu châu bản triều Nguyễn về Hà Nội

Nguyễn Thu Hoài         

7
Hà Nội nhìn từ Châu bản: Phối cảnh nhiều nguồn sử liệu Việt Nam Việt Anh             18
  
Châu bản triều Gia Long           37
Châu bản triều Minh Mệnh        42
Châu bản triều Thiệu Trị            139
Châu bản triều Tự Đức  213
Châu bản triều Đồ'ng Khánh      721
Châu bản triều Thành Thái         724
Châu bản triều Duy Tân 737
Châu bản triều Bảo Đại 744
Phụ lục 
- Vài nét về châu bản Hà Nội trong tài liệu tiếng Pháp từ 1884 đến 1945     772
- Dụ số 576 về việc lập các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Tourane thành nhượng địa Pháp  775
- Dụ số 37 ngày thứ 16 tháng thứ 5 năm Bảo Đại thứ 13 (13-6-1938)788
- Dụ số 59 ngày 28 tháng 5 năm Bảo Đại thứ 17 (11-7-1942)về quy hoạch và mở rộng địa hạt thành phố Hà Nội        795
Bảng tra cứu theo chủ đề           801
Bảng tra cứu văn kiện, xuất xứ   804
Bảng tra cứu địa danh   807
Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4979