Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Cây xoài ở Việt Nam
4.5
936
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNgô Hồng Bình
ISBN điện tử978-604-60-2312-8
Khổ sách20,5 x 29,7 cm
Năm xuất bản (tái bản)2015
Danh mụcNgô Hồng Bình
Số trang139
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Xoài là cây ăn quả quan trọng, được trồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài lấy quả, xoài được trồng để lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và cây che phủ đất, chống xói mòn.

Quả xoài chín có màu sắc hấp dẫn, ăn ngọt, mùi thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Theo R. Singh (1979) thành phần dinh dưỡng trong quả xoài chín có: nước 86,1%, protein 0,6%, lipit 0,1%, chất khoáng 0,3%, xơ 1,1%, hydratcacbon 11,8%, Ca 0,01%, lân 0,02%, Cu 0,03%, năng lượng 50 Calo/100 g, caroten (vitamin A) 4800 đơn vị quốc tế (IU), vitamin B1 40 mg/100 g, vitamin PP 0,3 mg/100 g, vitamin B2 50 mg/100 g, vitamin C13 mg/100 g.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 2014, diện tích xoài của cả nước đạt 84,5 ngàn ha, với sản lượng 688,9 ngàn tấn. Đây là chủng loại cây ăn quả quan trọng của nước ta, có diện tích và sản lượng lớn sau cây chuối, vải, nhãn.

Những năm trước đây, cây xoài chủ yếu được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam và một số tỉnh vùng duyên hải Nam Trung bộ; đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đến khoảng đầu những năm 1990, một số công trình nghiên cứu cây xoài ở phía Bắc được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được một số giống xoài mới, thích hợp với điều kiện sinh thái ở một số vùng phía Bắc Việt Nam.

Diện tích và sản lượng cây xoài ở phía Bắc không ngừng được tăng lên (trong khoảng 10 năm, từ năm 2002 diện tích chỉ có 7,2 ngàn ha, với sản lượng trên 10,0 ngàn tấn, đến năm 2012, diện tích đạt tới 11,9 ngàn ha và sản lượng đạt 52,4 ngàn tấn, Tổng cục Thống kê, 2013), góp phần làm phong phú chủng loại cây ăn quả và cung cấp lượng xoài đáng kể cho thị trường các tỉnh phía Bắc.

Sau hơn 36 năm hoạt động, nghiên cứu về nông nghiệp, chuyên ngành cây ăn quả, đặc biệt là nghiên cứu cây xoài ở miền Bắc Việt Nam, tác giả muốn chia sẻ cùng các đồng nghiệp, cùng bạn đọc cuốn sách “Cây xoài ở Việt Nam”.

Cuốn sách gồm 13 phần:

  • Phần 1. Mở đầu;
  • Phần 2. Nguồn gốc và phân bố;
  • Phần 3. Giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường;
  • Phần 4. Vài nét về sản xuất, tiêu thụ xoài trên thế giới và trong nước;
  • Phần 5. Giới thiệu một số giống xoài ở Việt Nam và giống xoài thương mại chủ yếu trên thế giới;
  • Phần 6. Đặc điểm thực vật học;
  • Phần 7. Đặc điểm ra hoa và khả năng đậu quả của xoài;
  • Phần 8. Chọn tạo giống xoài;
  • Phần 9. Kỹ thuật nhân giống xoài;
  • Phần 10. Kỹ thuật trồng và chăm sóc;
  • Phần 11. Cải tạo vườn xoài;
  • Phần 12. Sâu bệnh hại xoài;
  • Phần 13. Thu hoạch, bảo quản và chế biến xoài.
Xem đầy đủ
Mục lục

vii

Lời nói đầu

ix

I. MỞ ĐẦU

1

II. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ

2

1. Nguồn gốc

2

2. Phân bố

4

III. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG, Ý NGHĨA KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

7

1. Giã trị dinh dưỡng

7

2. Ý nghĩa kinh tế

8

3. Hiệu quả về xã hội và môi trường

9

IV. VÀI NÉT VỀ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ XOÀI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC

9

1. Sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới

9

2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài trong nước

13

V. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG XOÀI Ở VIỆT NAM VÀ GIỐNG XOÀI THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU 

    TRÊN THẾ GIỚI

19

A. Một số giống xoài ở Việt Nam

19

B. Một số giống xoài thương mại trên thế giới

46

VI. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC

49

1. Bộ rễ

49

2. Thân, cành, lã

50

3. Hoa

51

4. Bao phấn và hạt phấn

52

5. Sức sống hạt phấn

53

6. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến khả năng mở bao phấn hoa xoài 

54

7. Khả năng đâu quả và giữ quả

55

8. Quả

58

9. Hạt

59

10. Phôi

60

VII. ĐẶC ĐIỂM RA HOA VÀ KHẢ NĂNG ĐẬU QUẢ CỦA XOÀI

60

1. Sự hình thành mầm hoa

60

2. Sự hình thành các bộ phân của hoa

61

3. Quá trình phát triển của chùm hoa

62

4. Yếu tố cảm ứng hình thành hoa

62

5. Phân hóa mầm hoa và đặc điểm nở hoa

63

6. Hoa lưỡng tính

64

7. Sức sống hạt phấn

65

8. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến khả năng mở bao phấn hoa xoài..

65

9. Khả năng đâu quả, giữ quả, rụng quả ở xoài

66

10. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến nở hoa của một số giống xoài  trồng ở miền Bắc Việt Nam

69

VIII. CHỌN TẠO GIỐNG XOÀI

74

1. Mục tiêu của công tác chọn tạo giống xoài

74

2. Phương pháp chọn tạo giống xoài

75

IX. KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG XOÀI

86

1. Chọn cây đầu dòng

86

2. Tiêu chuẩn cây giống tốt

86

X. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

93

1. Chuẩn bị đất trồng xoài

93

2. Giống và thời vụ trồng

97

3. Bón phân cho xoài

98

4. Cắt tỉa cành và tạo tán

101

5. Kỹ thuât điều khiển quá trình ra hoa và đâu quả ở xoài

102

XI. CẢI TẠO VƯỜN XOÀI

108

1. Mục đích

108

2. Đặc điểm chung của các vườn xoài cần cải tạo

109

3. Phương pháp cải tạo vườn xoài

109

4. Một số kết quả nghiên cứu có thể tham khảo để cải tạo vườn xoài . .. .

111

XII. SÂU BỆNH HẠI XOÀI

113

1. Những loại sâu hại chính

113

2. Những loại bệnh chính

117

3. Một số biện pháp kỹ thuãt tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại xoài

122

XIII. THU HOẠCH, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN

122

1. Xác định độ chín để thu hái

122

2. Phương pháp thu hái

122

3. Xử lý quả sau thu hoạch

123

4. Chế biến

123

5. Kỹ thuật xử lý sau thu hoạch bằng cách giấm một số giống xoài

     GL1 và GL2)

124

Tài liệu tham khảo

125

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980