Tác giả | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
ISBN | nxbldxh-43 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3770-7 |
Khổ sách | 14,5 x 20,5 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
Số trang | 122 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Thực tiễn hiện nay, nhóm trẻ bị xâm hại tình dục ngày càng diễn biến phức tạp cả về quy mô và cách thức thực hiện. Xâm hại tình dục trẻ em đang là vấn nạn trên toàn Việt Nam, hậu quả mà các em phải gánh chịu bị tổn thất về thể chất và tinh thần, làm giảm khả năng học tập, hòa nhập xã hội và thậm chí có thể hủy hoại các em. Trẻ bị lạm dụng tình dục từ nhỏ thường có biểu hiện cô đơn, tự ti và có xu hướng sống cực đoan,… Nhiều nạn nhân và gia đình đã phải vật lộn với việc thay đổi sinh kế do phải chuyển nơi sinh sống để tránh bị kỳ thị. Cảm giác ám ảnh, thậm chí với suy nghĩ việc bị xâm hại là do lỗi của chính bản thân mình sẽ khiến các em cảm thấy bế tắc và đi đến các quyết định đau lòng.
Trước tình trạng con trẻ bị xâm hại liên tiếp trong thời gian qua, nhiều gia đình đã tự trang bị các kiến thức cũng như dạy các cháu một số kỹ năng cơ bản để phòng, chống bị xâm hại. Tuy nhiên, các cách giáo dục này mới chỉ dừng lại ở mức giúp các cháu tiếp cận vấn đề chứ chưa đi sâu về giáo dục giới tính hoặc kỹ năng bảo vệ bản thân, kỹ năng phát hiện người xấu, người tốt và người lạ để trẻ tránh và phòng ngừa nếu không may gặp phải. Ngoài ra, còn có nhiều gia đình chưa chú tâm cách dạy con tự bảo vệ bản thân cho đến khi chúng đã lớn, hoặc đôi khi là quá muộn. Rất nhiều người chủ quan cho rằng, họ không hề nghĩ việc này có thể xảy ra với con cái của họ. Bởi vì chẳng bao giờ họ để con chơi với người lạ, các bậc cha mẹ này luôn cho rằng họ coi chừng, chăm sóc con cái rất cẩn thận. Trong khi thực tế, không phải ai cũng có thể kiểm soát được tất cả các hoạt động và những người tiếp xúc với con. Rất nhiều trẻ bị xâm hại đều sống ở những nơi có tình hình an ninh ổn định. Kể cả gia đình có nền tảng giáo dục tốt, học ở các ngôi trường tốt. Các cháu bị xâm hại trong thời gian vui chơi, giờ nghỉ ngơi, ngay sân sau nhà, bên nhà hàng xóm, trên đường đi học về,... Đáng buồn là cũng có các trường hợp trẻ lại bị chính những người quen biết, ruột thịt của mình xâm hại.
Hiểu rõ được sự cấp thiết về vấn đề này, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội biên soạn và xuất bản cuốn sách “Cẩm nang chăm sóc, bảo vệ và phòng ngừa xâm hại tình dục ở trẻ em”. Nội dung xoay quanh các vấn đề về nhận thức và hiểu biết về xâm hại tình dục ở trẻ em để từ đó cha mẹ có cách phòng ngừa phù hợp cũng như chuẩn bị cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước những tình huống xấu xảy ra.
Trân trọng gửi tới quý độc giả./.
Trang | |
Lời nói đầu | 3 |
Mục 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ |
|
VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRƯỚC HÀNH VI XÂM HẠI | 5 |
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN VỀ QUYỀN TRẺ EM THEO PHÁP LUẬT |
|
QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM | 5 |
1. Quyền trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế | 5 |
2. Một số quyền cơ bản của trẻ em theo pháp luật của Việt Nam hiện hành | 6 |
II. CÁC HÌNH THỨC, DẤU HIỆU VÀ HẬU QUẢ CỦA XÂM HẠI |
|
TRẺ EM | 18 |
1. Xâm hại trẻ em là gì? | 18 |
2. Các hình thức xâm hại và biểu hiện | 18 |
2.1. Xâm hại thể chất | 19 |
2.2. Xâm hại về tinh thần | 19 |
2.3. Bỏ rơi, bỏ mặc, xao nhãng | 21 |
2.4. Xâm hại tình dục trẻ em | 21 |
3. Hậu quả | 23 |
Mục 2. THỰC TRẠNG, ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN VÀ |
|
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM | 24 |
I. THỰC TRẠNG | 24 |
II. ĐẶC ĐIỂM | 27 |
1. Đặc điểm của tội phạm xâm hại tình dục trẻ em | 27 |
2. Các hành vi xâm hại tình dục trẻ em | 29 |
3. Chủ thể xâm hại tình dục trẻ em | 31 |
III. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA TÌNH TRẠNG TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM | 33 |
1. Một số nguyên nhân | 33 |
2. Ảnh hưởng của xâm hại tình dục đến tâm lý, sức khỏe của trẻ | 37 |
3. Các chế tài xử lý đối với các hành vi bạo lực và xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành | 40 |
4. Sự quan tâm của cha mẹ quan trọng như thế nào đối với con cái? | 42 |
4.1. Sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái | 42 |
4.2. Cần có cơ chế bảo vệ, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em | 45 |
IV. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM | 49 |
1. Bảo vệ trẻ em trước các hành vi bạo hành và xâm hại | 49 |
2. Giải pháp về tâm lý | 52 |
3. Giải pháp về xã hội - cơ chế pháp lý - chính sách | 52 |
Mục 3. CÁC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI Ở TRẺ EM | 54 |
I. TÌM HIỂU BẢO VỆ, CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ XÂM HẠI | 54 |
Từ câu 1 đến câu 48 |
|
II. CÁC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI Ở TRẺ EM | 103 |
Một số kỹ năng để tự bảo vệ bản thân | 105 |
* Nhận diện kẻ có nguy cơ xâm hại mình | 105 |
* Những việc cần làm | 105 |
1. Dạy trẻ quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay | 107 |
2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể | 108 |
3. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm | 109 |
4. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác | 110 |
5. Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân | 111 |
6. Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà | 112 |
7. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác | 113 |
8. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào | 114 |
Tài liệu tham khảo | 116 |