Tác giả | Lê Thị Anh |
ISBN điện tử | 978-604-330-524-1 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | |
Danh mục | Lê Thị Anh |
Số trang | 239 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Rau quả là thực phẩm rất quan trọng cho sức khỏe con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng rau quả giúp phòng chống ngăn ngừa các bệnh như: xơ vữa động mạch, ung thư, tiểu đường, viêm khớp và lão hóa (Kaur and Kapoor, 2001), v.v. Do vậy, rau quả luôn là một phần không thể thiếu trong bữa ăn thông thường của các gia đình, đặc biệt là tại Việt Nam, một nước đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp, nơi mà nhu cầu tiêu thụ rau quả của người dân thuộc nhóm cao nhất thế giới (Wertheim - Hesk et al., 2014). Tuy nhiên, tình trạng mất an toàn rau quả ở Việt Nam đang đặc biệt đáng báo động do việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, hóa chất bảo quản vượt quá giới hạn cho phép,... (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2014). Do đó, nhu cầu về đảm bảo rau quả an toàn tại Việt Nam là rất hiện hữu và cấp thiết. Thêm vào đó, với mức thu nhập bình quân đang gia tăng, nhu cầu về an toàn thực phẩm, trong đó có rau an toàn (RAT) của các hộ gia đình Việt Nam càng gia tăng đáng kể. Như vậy có thể nói, sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và sản xuất rau quả nói riêng đang có cơ hội lớn trong việc tiếp cận với nhu cầu ngày càng gia tăng này. Đây cùng là cơ hội cho hơn 10 triệu nông hộ Việt Nam trong việc nâng cao thu nhập của mình bằng cách sản xuất các sản phẩm an toàn, trong đó có rau quả an toàn đưa lại giá trị gia tăng cao thay vì các sản phẩm thông thường với giá trị gia tăng thấp.
Không chỉ trên thị trường nội địa, tiềm năng nông nghiệp Việt Nam nói chung và rau quả nói riêng trên thị trường quốc tế là rất lớn, đặc biệt là thị trường châu Âu, do lợi thế của Việt Nam về sự đa dạng trong chủng loại hoa quả nhiệt đới1. Tuy nhiên để có
thể biến các tiềm năng này thành hiện thực thì ngành sản xuất rau quả Việt Nam cần đảm bảo được các tiêu chuẩn khat khe về an toàn thực phẩm của các thị trường này.