Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Buôn làng trong đô thị Tây Nguyên
4.5
421
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Hồng Hà
ISBN điện tử978-604-82-6469-7
Khổ sách25 x 25 cm
Năm xuất bản (tái bản)2016
Danh mụcNguyễn Hồng Hà
Số trang110
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Vùng Tây Nguyên hiện có diện tích tự nhiên 54.690 km2, chiếm 16,5% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số trên 5,1 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 30%, với 12 dân tộc bản địa lâu đời. Tây Nguyên là vùng lãnh thổ có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, là quê hương của các dân tộc anh em Jrai, Bahnar, Ê Đê, Xơ Đăng, Cơ Ho, Kinh... một địa bàn chiến lược có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng trên biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc. Tây Nguyên còn là vùng văn hoá đặc sắc, nơi đây là nguồn gốc của những bản trường ca hùng tráng, nơi có nền văn hoá cồng chiêng, những nhà rông, nhà mồ, tượng mồ, những lễ Pơthi, lễ cầu sức khoẻ giàu bản sắc dân tộc.

Hình thái quy hoạch xây dựng buôn làng và kiến trúc của các dân tộc Tây Nguyên có những nét đẹp truyền thống cần được trân trọng, lưu giữ trong nền kiến trúc Việt Nam. Các buôn làng truyền thống của đồng bào các dân tộc nói chung và đặc biệt là những buôn làng nằm trong các đô thị là một vốn quý cần phải được quy hoạch bảo tồn và phát huy.

Tuy nhiên, trước tình hình phát triển của các đô thị hiện nay và mặt trái của cơ chế thị trường, những buôn làng trong các đô thị Tây Nguyên đang dần bị mai một. Những mái nhà rông cao vút, sừng sững đứng giữa các buôn làng đang có nguy cơ bị lai tạp và mất dần; những ngôi nhà sàn tuy đơn sơ nhưng đầy bản sắc cần phải được quan tâm nghiên cứu giải pháp duy trì phù hợp; những nhà mồ và tượng mồ là một loại hình kiến trúc rất đặc biệt của người thiểu số ở Tây Nguyên đang có nguy cơ bị quên lãng...

Cuốn sách Buôn làng trong đô thị Tây Nguyên có thể xem là một công trình nghiên cứu khoa học về mô hình quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch và sử dụng đất, bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống giúp cho cuộc sống của đồng bào ổn định, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay. Cuốn sách này dựa trên cơ sở thực tế do chúng tôi điền dã, khảo sát tại các buôn làng nằm trong các đô thị ở Tây Nguyên và tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố về các lĩnh vực liên quan. Sách được trình bày theo các nội dung là: Đặt vấn đề; Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội là cơ sở cho sự hình thành phát triển buôn làng ở Tây Nguyên; Khái quát về buôn làng truyền thống và buôn làng trong các đô thị; Xác định đặc điểm, giá trị buôn làng truyền thống và đánh giá tiềm năng di sản đô thị, xây dựng danh mục các buôn làng cần bảo tồn và phát huy giá trị trong các đô thị ở Tây Nguyên; Đưa ra các quan điểm, nguyên tắc bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống trong các đô thị ở Tây Nguyên, góp phần hoàn thiện phương pháp luận về bảo tồn di sản đô thị; Đề xuất các mô hình và giải pháp quy hoạch xây dựng bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống gắn với cơ cấu quy hoạch xây dựng đô thị trong quá trình đô thị hóa ở Tây Nguyên.

Xem đầy đủ
 

Trang

MỞ ĐẦU

3

CHƯƠNG 1:

5

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI LÀ CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG VÙNG TÂY NGUYÊN

5

1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

5

1.1.1. Vị trí địa lý

5

1.1.2. Đặc điểm khí hậu

6

1.1.3. Đặc điểm địa hình và sự phân bố dân cư

6

1.1.4. Dân cư

7

1.2. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN

8

1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội những năm qua và mục tiêu đến năm 2020

8

1.2.2. Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Tây Nguyên

9

1.3. ĐÔ THỊ HOÁ VÀ NHỮNG NGUY CƠ ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ CỦA BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG Ở TÂY NGUYÊN

10

1.3.1. Gia tăng dân số ở Tây Nguyên

10

1.3.2. Các nguy cơ đối với giá trị truyền thống của vùng Tây Nguyên

11

1.3.3. Vấn đề buôn làng qua quá trình đô thị hoá ở Tây Nguyên

12

CHƯƠNG 2:

 

BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG VÀ BUÔN LÀNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ VÙNG TÂY NGUYÊN

15

2.1. BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TÂY NGUYÊN

15

2.1.1. Khái niệm

15

2.1.2. Tập quán cư trú

15

2.1.3. Cấu trúc và quy mô buôn làng truyền thống

16

2.1.4. Bố cục không gian kiến trúc buôn làng truyền thống

18

2.1.5. Các công trình kiến trúc chủ yếu trong buôn làng truyền thống

20

2.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ

25

2.2.1. Lịch sử hình thành

25

2.2.2. Đặc điểm và những giá trị của buôn làng truyền thống trong các đô thị ở Tây Nguyên

27

2.2.3. Quy mô và hình thái buôn làng trong đô thị

29

2.2.4. Vấn đề quản lý quy hoạch xây dựng buôn làng truyền thống trong đô thị ở Tây Nguyên

31

2.2.5. Vấn đề bảo tồn, tôn tạo các di sản kiến trúc truyền thống của buôn làng trong đô thị ở Tây Nguyên

34

2.3. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC ĐÔ THỊ Ở TÂY NGUYÊN

35

2.3.1. Định hướng chung về quy hoạch các đô thị ở Tây Nguyên

35

2.3.2. Nguyên tắc phát triển các đô thị ở Tây Nguyên

35

2.4. CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ Ở TÂY NGUYÊN

36

2.4.1. Vấn đề duy trì buôn làng truyền thống trong cơ cấu quy hoạch xây dựng các đô thị

36

2.4.2. Các vấn đề cần được nghiên cứu, giải quyết

37

CHƯƠNG 3:

 

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DI SẢN ĐÔ THỊ - BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ Ở TÂY NGUYÊN

39

3.1. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÔ THỊ

39

3.1.1. Không gian quy hoạch kiến trúc buôn làng

39

3.1.2. Đặc trưng không gian ở truyền thống

39

3.1.3. Đặc trưng không gian công cộng truyền thống

41

3.1.4. Tiềm năng về du lịch của buôn làng

41

3.1.5. Giá trị hệ sinh thái làng

41

3.2. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG BẢO TỒN DI SẢN KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ - BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG

42

3.2.1. Phương pháp đánh giá

42

3.2.2. Xác định tiêu chí đánh giá tiềm năng

43

3.2.3. Tiêu chí đánh giá tiềm năng

44

3.2.4. Kết quả khảo sát, điền dã

44

3.2.5. Đánh giá xếp hạng di sản - buôn làng truyền thống

44

3.2.6. Danh mục đề xuất

50

CHƯƠNG 4:

 

PHÁT HUY GIÁ TRỊ BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÙNG TÂY NGUYÊN

59

4.1. QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC ĐÔ THỊ Ở TÂY NGUYÊN

59

4.1.1. Quan điểm

59

4.1.2. Nguyên tắc

59

4.2. PHÂN LOẠI DI SẢN-BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÔ THỊ

59

4.2.1. Phân loại di sản-buôn làng theo vị trí trong đô thị

59

4.2.2. Phân loại theo cấp độ giá trị di sản đô thị -buôn làng truyền thống

61

4.3. CÁC MÔ HÌNH QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG TRONG ĐÔ THỊ

61

4.3.1. Mô hình bảo tồn-tôn tạo buôn làng truyền thống như là một bảo tàng sống giữa không gian đô thị

61

4.3.2. Mô hình bảo tồn thích ứng buôn làng truyền thống trong đô thị

64

4.3.3. Mô hình quy hoạch buôn làng thành khu ở đặc thù trong đô thị

68

4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÁC MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

70

4.4.1. Giải pháp quy hoạch bảo tồn - tôn tạo các khu chức năng và không gian công cộng của buôn làng

70

4.4.2. Giải pháp bảo tồn và tôn tạo kiến trúctruyền thống buôn làng

76

4.4.3. Giải pháp quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật của buôn làng

82

4.4.4. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị buôn làng truyền thống

86

4.4.5. Giải pháp hỗ trợ cho việc thực thi mô hình

88

4.5. MÔ HÌNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG LÀNG VĂN HOÁ- DU LỊCH PLEI ÔP

90

4.5.1. Đánh giá hiện trạng và giá trị của làng Plei Ôp, thành phố Pleiku

90

4.5.2. Giải pháp về quy hoạch kiến trúc, cảnh quan

92

4.5.3. Giải pháp quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật

94

4.5.4. Giải pháp đầu tư xây dựng mô hình

94

4.5.5. Kết quả thực hiện mô hình Làng Văn hóa - Du lịch Pleiku Ôp hiện nay

95

4.6. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM CỦA BUÔN LÀNG TRUYỀN THỐNG

98

4.6.1.Về tiêu chuẩn sử dụng đất của các dân tộc

98

4.6.2. Vấn đề nhà mồ và tượng mồ

99

4.6.3. Khả năng áp dụng các mô hình đề xuất vào các đô thị loại V trên địa bàn Tây Nguyên

100

KẾT LUẬN

101

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

102

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN

103

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980