Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bơm nhiệt
4.5
1913
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảNguyễn Đức Lợi
ISBN điện tử978-604-82-5976-1
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2021
Danh mụcNguyễn Đức Lợi
Số trang320
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

Bơm nhiệt cứu Trái Đất trên bờ vực nóng lên toàn cầu (Heat Pumps save the Earth on the Verge of Global Warming), đó là đánh giá chính xác của ba chuyên gia hàng đầu Nhật Bản về bơm nhiệt là GS. Hiroshi Kato, GS. Kiyoshi Kurokawa và GS. Hiroshi Komiyama. Bơm nhiệt là công nghệ sạch của thế kỷ 21, vì theo nghiên cứu của Nhật, sử dụng bơm nhiệt thay cho các lò sưởi, bình nóng lạnh truyền thống chạy bằng than, gas, dầu, điện có thể tiết kiệm đến trên 50% năng lượng sơ cấp và giảm được đến 70% phát thải khí nhà kính trong khu vực gia đình và thương mại của Nhật cũng như trên thế giới. Đi đầu trong hợp tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng bơm nhiệt trên phạm vi toàn thế giới phải kể đến Chương trình HPP (Heat Pump Program) thành lập từ 1978 của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA cũng như Trung tâm Công nghệ Bơm nhiệt và Tích nhiệt Nhật Bản HPTCJ.

Năm 1984 chuyên đề “Bơm nhiệt” lần đầu tiên được giảng dạy cho sinh viên ngành Nhiệt Lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội. Sau này Viện Nhiệt Lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội đã đưa “Bơm nhiệt” thành một phần của giáo trình giảng dạy Cao học. Cuốn sách “Bơm nhiệt” đã được hình thành qua cả một quá trình nghiên cứu và giảng dạy như vậy.

Cuốn sách có thể dùng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên và học viên cao học ngành Nhiệt Lạnh, làm tài liệu cho sinh viên và học viên cao học làm Đồ án tốt nghiệp và Luận văn cao học, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, kỹ sư và những người có liên quan hoặc quan tâm đến việc nghiên cứu và ứng dụng bơm nhiệt vào các ngành kinh tế quốc dân như đun nước nóng, sấy, sưởi, hút ẩm, cô đặc, tinh luyện, tách chất và thu hồi nhiệt thải... dân dụng, nông nghiệp, công nghiệp, nông lâm, thủy sản, thể thao, y tế...

Cuốn sách có phần “Mục từ” để có thể tra cứu nhanh nội dung theo mục từ cũng như “Bảng chữ viết tắt” để tra từ viết tắt, có nhiều ví dụ tính toán cụ thể, ví dụ cho tính tiết kiệm năng lượng, sấy lạnh, kho bảo quản khô lạnh (kho phim) cũng như có trích dẫn nhiều tài liệu tham khảo.

 

Xem đầy đủ
 

 

Lời nói đầu 

 

Mục lục 

 

Chữ viết tắt

 

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

1.1. Lịch sử phát triển 

 

1.2. Bơm nhiệt – cứu tinh của Trái Đất 

 

1.3. Ứng dụng của bơm nhiệt 

 

1.4. Môi chất lạnh 

 

1.5. Nhãn năng lượng và tính tiết kiệm năng lượng 

 

Chương 2. NGUYÊN LÝ CẤU TẠO VÀ LÀM VIỆC CỦA BƠM NHIỆT 

 

2.1. Định nghĩa 

 

2.1.1. Định nghĩa 

 

2.1.2. Sự khác nhau giữa máy lạnh và bơm nhiệt 

 

2.2. Phân loại bơm nhiệt 

 

2.3. Chu trình bơm nhiệt nén hơi 

 

2.3.1. Đại cương 

 

2.3.2. Bơm nhiệt nén hơi chu trình Carnot 

 

2.3.3. Bơm nhiệt nén hơi chu trình khô 

 

2.3.4. Bơm nhiệt nén hơi chu trình Lorenz 

 

2.3.5. Bơm nhiệt nén hơi hai cấp 

 

2.4. Bơm nhiệt kiểu hấp thụ 

 

2.4.1. Bơm nhiệt hấp thụ 

 

2.4.2. Biến thế nhiệt 

 

2.4.3. Bơm nhiệt tái hấp thụ có máy nén cơ 

 

2.4.4. Bơm nhiệt tái hấp thụ có máy nén nhiệt 

 

2.5. Bơm nhiệt nhiệt điện 

 

2.6. Bơm nhiệt chu trình hở 

 

2.7. Các loại bơm nhiệt khác 

 

2.8.  Ký hiệu viết tắt và thuật ngữ của bơm nhiệt nén hơi 

 

Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT NĂNG LƯỢNG CỦA BƠM NHIỆT

 

3.1. Phương pháp đánh giá hiệu suất năng lượng của bơm nhiệt 

 

3.2. Hệ số nhiệt của bơm nhiệt 

 

3.2.1. Định nghĩa 

 

3.2.2. Tính tiết kiệm năng lượng tương đối từ COP 

 

3.2.3. COP phụ thuộc vào hiệu nhiệt độ ngưng tụ và bay hơi 

 

3.2.4. Hệ số bơm nhiệt phụ thuộc vào chu trình 

 

3.2.5. Tiệm cận chu trình Lorenz bằng chu trình bậc thang 

 

                 để tiết kiệm năng lượng 

 

3.2.6. COP phụ thuộc vào môi chất lạnh 

 

3.3. Năng lượng sơ cấp và hệ số sử dụng năng lượng sơ cấp 

 

3.3.1. Định nghĩa 

 

3.3.2. Hệ số sử dụng năng lượng sơ cấp khi năng lượng sơ cấp là than 

 

3.3.3. Hệ số sử dụng năng lượng sơ cấp khi năng lượng sơ cấp là khí đốt  

 

3.3.4. Sơ đồ dòng khi sử dụng nước thải, hơi thải chạy bơm nhiệt hấp thụ 

 

3.3.5. Kết luận 

 

3.4. Tính nhu cầu năng lượng hằng năm QH 

 

3.5. Nhu cầu năng lượng sơ cấp hằng năm ESC 

 

3.5.1. Nhu cầu năng lượng sơ cấp hằng năm Esc tính theo MWh/a 

 

3.5.2. Nhu cầu năng lượng sơ cấp hằng năm Esc tính theo tấn nhiên liệu 

 

3.6. So sánh tiết kiệm năng lượng sơ cấp giữa các phương án 

 

3.7. Xác định thời gian hoàn vốn thiết bị 

 

Chương 4. BƠM NHIỆT VÀ CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN 

CỦA BƠM NHIỆT

4.1. Đại cương 

 

4.2. Môi chất và các cặp môi chất 

 

4.2.1. Môi chất 

 

4.2.2. Các cặp môi chất 

 

4.3. Máy nén lạnh 

 

4.3.1. Xu hướng phát triển 

 

4.3.2. Tính chọn máy nén 

 

4.3.3. Máy nén của một số hãng nổi tiếng 

 

4.4. Thiết bị trao đổi nhiệt 

 

4.4.1. Đại cương 

 

4.4.2. Thiết bị bay hơi 

 

4.4.3. Thiết bị ngưng tụ 

 

4.5. Thiết bị phụ của bơm nhiệt 

 

Chương 5. THIẾT BỊ NGOẠI VI CỦA BƠM NHIỆT 

 

5.1. Vai trò của bức xạ thiết bị ngoại vi 

 

5.2. Bộ thu năng lượng mặt trời 

 

5.2.1. Bộ thu tấm phẳng 

 

5.2.2. Bộ thu ống chân không 

 

5.3. Thiết bị trao đổi nhiệt để thu nhiệt của chất tải lạnh lỏng và đường ống 

 

5.3.1. Bình ống vỏ 

 

5.3.2. Dàn bốc hơi tấm bản thu nhiệt từ nguồn nước 

 

5.4. Dàn bốc hơi, dàn nước lạnh 

 

5.5. Dàn trao đổi nhiệt đặt dưới đất 

 

5.6. Dàn ống sưởi nền 

 

5.7. Một số thiết bị phụ của bơm nhiệt 

 

5.7.1. Van đảo chiều của Ranco 

 

5.7.2. Đầu cảm biến, van một chiều, van điện từ và mô tơ 

 

5.8. Tích nhiệt 

 

5.8.1. Yêu cầu và nhiệm vụ 

 

5.8.2. Tích nhiệt bằng chất tải nhiệt không biến đổi pha 

 

5.8.3. Tích nhiệt bằng chất tải nhiệt có biến đổi pha 

 

Chương 6. BƠM NHIỆT SƯỞI ẤM TRONG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA 

KHÔNG KHÍ

6.1. Đại cương 

 

6.2. Phân loại các phương pháp sưởi ấm 

 

6.2.1. Máy điều hoà giải nhiệt gió hai chiều (bơm nhiệt gió gió ATA) 

 

6.2.2. Chiller giải nhiệt gió 2 chiều (bơm nhiệt gió nước ATW) 

 

6.2.3. Sơ đồ sưởi ấm truyền thống bằng nồi hơi với chiller 1 chiều lạnh 

 

6.2.4. Sơ đồ sưởi ấm với chiller 2 chiều giải nhiệt nước 

 

6.2.5. Một số sơ đồ sưởi ấm mùa đông chiller 1 chiều lạnh giải nhiệt nước 

 

6.2.6. Ví dụ tính toán hiệu quả năng lượng 

 

6.3. Máy điều hoà hai chiều giải nhiệt gió 

 

6.3.1. Máy điều hoà hai chiều (Bơm nhiệt gió gió ATA) 

 

6.3.2. Chiller giải nhiệt hai chiều (Bơm nhiệt gió nước ATW) 

 

6.4. Máy điều hoà hai chiều giải nhiệt nước (bơm nhiệt nguồn nước) 

 

6.4.1. Máy điều hoà hai chiều WTA (Bơm nhiệt nước gió) 

 

6.4.2. Chiller giải nhiệt nước WTW (Bơm nhiệt nước nước) 

 

6.5. Máy điều hoà thu hồi nhiệt 

 

6.5.1. Máy điều hoà 3 chức năng 

 

6.5.2. Chiller thu hồi nhiệt 

 

Chương 7. BƠM NHIỆT ĐUN NƯỚC NÓNG

 

7.1. Đại cương  

 

7.2. Phân loại 

 

7.3. So sánh tiết kiệm năng lượng 

 

7.4. bơm nhiệt đun nước nóng gió–nước ATW 

 

7.4.1. Thông tin chung 

 

7.4.2. Bơm nhiệt ATW nguyên cụm gia dụng 

 

7.4.3. Bơm nhiệt ATW 2 cụm 

 

7.4.4. Bơm nhiệt đa năng 

 

7.4.5. Bơm nhiệt đun nước nóng cho chung cư cao tầng 

 

7.4.6. Bơm nhiệt ATW cho bể bơi 

 

7.4.7. Bơm nhiệt kết hợp với bức xạ Mặt Trời 

 

7.5. Bơm nhiệt nước nước WTW 

 

Chương 8. KHỐNG CHẾ NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM PHÒNG KHÔ LẠNH

 

8.1. Đại cương về khống chế nhiệt độ và độ ẩm 

 

8.1.1. Ảnh hưởng của độ ẩm đến con người (Điều kiện tiện nghi nhiệt) 

 

8.1.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản xuất 

 

8.1.3. Các khái niệm cơ bản về không khí ẩm 

 

8.1.4. Đồ thị của không khí ẩm 

 

8.1.5. Các quá trình xử lý nhiệt ẩm trên đồ thị I–d 

 

8.2. Kiến thức cơ bản về khống chế nhiệt độ và độ ẩm

 

8.2.1. Buồng xử lý không khí AHU 

 

8.2.2. Làm lạnh và khử ẩm mùa hè 

 

8.2.3. Sưởi ấm và phun ẩm mùa đông 

 

8.3. Nghiên cứu cơ chế khử ẩm trong dàn lạnh 

 

8.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng khử ẩm của dàn lạnh 

 

8.3.2. Thiết kế dàn lạnh với khả năng khử ẩm cao 

 

8.3.3. Khống chế độ ẩm cao 

 

8.3.4. Khống chế độ ẩm thấp 

 

8.4. Khống chế độ ẩm kho phim ảnh, tài liệu 

 

8.4.1. Đại cương 

 

8.4.2. Một số sơ đồ cụ thể 

 

8.4.3. Ví dụ tính toán kho bảo quản phim ảnh, tài liệu 

 

Chương 9. BƠM NHIỆT SẤY LẠNH VÀ CÁC ỨNG DỤNG KHÁC 

 

                     TRONG CÔNG NGHIỆP

 

Đại cương 

 

9.1. Sấy lạnh 

 

9.1.1. Cơ sở lý luận về sấy lạnh 

 

9.1.2. Ưu điểm của sấy lạnh so với sấy nóng 

 

9.1.3. Một số sơ đồ sấy lạnh bơm nhiệt 

 

9.2. Bơm nhiệt nóng lạnh trong công nghiệp thực phẩm 

 

9.3. Bơm nhiệt trong công nghiệp chưng cất, tách chất, bay hơi, cô đặc 

 

9.3.1. Bơm nhiệt chu trình hở cho bay hơi cô đặc 

 

9.3.2. Chu trình hở chưng cất nước từ nước biển 

 

9.3.3. Bơm nhiệt chu trình hở cho cô đặc 

 

9.3.4. Bơm nhiệt chu trình hở cô đặc dịch đường 

 

9.3.5. Bơm nhiệt chu trình hở cho nồi nấu bia 

 

9.3.6. Bơm nhiệt chu trình kín cho tháp chưng cất 

 

9.3.7. Bơm nhiệt cho bể tẩy rửa chi tiết máy 

 

9.3.8. Bơm nhiệt cho buồng phun sơn nhà máy chế tạo ô tô 

 

9.4. Bơm nhiệt lò hơi công nghiệp 

 

9.4.1. Chu trình bơm nhiệt 2 cấp cung cấp hơi nước 

 

9.4.2. Một số môi chất lạnh sử dụng cho bơm nhiệt nhiệt độ cao 

 

9.5. Một số chất tích nhiệt hiện đại 

 

9.6. Chiller bơm nhiệt – dự án bơm nhiệt cho nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2 

 

9.6.1. Sơ đồ nguyên lý nhà máy nhiệt điện

 

9.6.2. Chu trình Rankine

 

9.6.3. Phương pháp nâng cao hiệu suất của nhà máy nhiệt điện

 

9.6.4. Dự án bơm nhiệt cho Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại 2

 

Mục từ

 

Tài liệu tham khảo

 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980