Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Bộ nguyên tắc UNIDROIT về Hợp đồng thương mại quốc tế
4.5
2014
Lượt xem
5
Lượt đọc
Tác giảUNIDROIT
ISBN điện tử978-604-330-136-6
Khổ sách17 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2022
Danh mụcUNIDROIT
Số trang697
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

Hợp đồng đã, đang và sẽ luôn là công cụ pháp lý quan trọng để thiết lập các mối quan hệ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại. Mỗi quốc gia, vì vậy, đều xây dựng pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các thương nhân thực hiện các giao dịch kinh doanh. Tuy vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà các cơ hội kinh doanh, đầu tư, hợp tác được mở rộng trên toàn thế giới, thì các thương nhân mỗi quốc gia đều phải đối mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc đàm phán, soạn thảo và thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế. Các khó khăn, thách thức này phần lớn đến từ sự khác biệt giữa pháp luật hợp đồng của các quốc gia khác nhau. Các đối tác đến từ các quốc gia khác nhau có thể sẽ có quan niệm không giống nhau về điều khoản phạt, về các trường hợp được coi là bất khả kháng, về các thiệt hại được bồi thường, hay về trường hợp được hủy hợp đồng. Các quan niệm khác nhau, nếu không được thống nhất hay hài hòa hóa, thì dễ dẫn đến tranh chấp.

Mục đích của Bộ Nguyên tắc về Hợp đồng thương mại quốc tế này, do Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất luật tư (Viện UNIDROIT) soạn thảo và ban hành, là tạo ra một khung pháp lý chung, một “bộ luật”, gồm các nguyên tắc và các quy định cụ thể, chi tiết cho các bên của hợp đồng thương mại quốc tế nhằm tránh các khó khăn, tranh chấp, rủi ro khi soạn thảo và thực hiện hợp đồng. Bộ Nguyên tắc này có mục đích là thiết lập một hệ thống hài hòa các quy phạm có thể được sử dụng trên toàn thế giới, tại mọi quốc gia cho dù quốc gia đó có truyền thống pháp lý và điều kiện kinh tế, chính trị như thế nào. Nhóm soạn thảo Bộ Nguyên tắc bao gồm nhiều chuyên gia (giáo sư luật, thẩm phán, luật sư, trọng tài viên) nổi tiếng đại diện cho các vùng và/hoặc các hệ thống pháp luật quan trọng nhất trên thế giới trong lĩnh vực luật hợp đồng và luật thương mại quốc tế. Ngoài ra, nhóm soạn thảo còn có đại diện của các tổ chức quốc tế, các trung tâm hay hiệp hội trọng tài.

Phiên bản đầu tiên của Bộ Nguyên tắc này được ban hành năm 1994. Sau đó, Bộ Nguyên tắc được sửa đổi, bổ sung ba lần vào các năm 2004, 2010 và 2016. Nếu lần sửa đổi, bổ sung năm 2014 giúp Bộ Nguyên tắc chứa đựng các quy định phù hợp cho giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thì với phiên bản năm 2016, các điều khoản mới về hợp đồng dài hạn tiếp tục được đưa vào. Đánh giá tổng thể, Bộ Nguyên tắc có hai đặc điểm chính về hình thức và nội dung như sau:

Về hình thức, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT được trình bày như một bộ luật gồm các chương, mục và các điều khoản; đặc biệt là sau các điều khoản đều có bình luận, cùng với các ví dụ minh họa để làm rõ cách hiểu cũng như cách áp dụng, rất thuận tiện cho tra cứu và áp dụng.

Về nội dung, Bộ Nguyên tắc UNIDROIT bao gồm 211 Điều, được bố cục thành 11 Chương, đề cập đến hầu như tất cả các vấn đề pháp lý trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế: giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, giải thích hợp đồng, nội dung của hợp đồng, thực hiện hợp đồng, các biện pháp áp dụng khi không thực hiện hợp đồng, quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng, hủy hợp đồng, bồi thường thiệt hại... Bộ Nguyên tắc này cũng điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng như thẩm quyền đại diện, quyền của người thứ ba, chuyển giao quyền, chuyển giao nghĩa vụ, chuyển giao hợp đồng nghĩa vụ do nhiều người thực hiện và nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền. Một số lý thuyết và vấn đề mới trong pháp luật hợp đồng hiện đại cũng được đưa vào, ví dụ như lý thuyết về hardship (tạm dịch là “thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi”) hay các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng dài hạn.

Sau gần 30 năm ban hành, cộng đồng pháp lý và doanh nghiệp đánh giá cao giá trị nội tại của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT. Các nhà làm luật tại nhiều quốc gia đang phát triển đã tham khảo Bộ Nguyên tắc này để hoàn thiện pháp luật hợp đồng của nước mình. Các luật sư thường coi đây là một bộ luật mẫu có tính chất hướng dẫn để họ nghiên cứu, soạn thảo các hợp đồng thương mại quốc tế và tư vấn cho khách hàng. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng Bộ Nguyên tắc này cho các hợp đồng thương mại quốc tế mà mình ký kết (hợp đồng mua bán, hợp đồng phân phối, hợp đồng tư vấn, hợp đồng cung ứng thiết bị vệ tinh, hợp đồng bảo lãnh...). Đặc biệt, Bộ Nguyên tắc này thường được các Hội đồng trọng tài lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế trong trường hợp các bên không lựa chọn hoặc không thống nhất được nguồn luật áp dụng1.

Sự thành công của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT đã vượt qua cả dự đoán của những người lạc quan nhất. Một số lượng đáng kể các án lệ và các bài viết trong cơ sở dữ liệu UNILEX (http://www. unilex.info) đã chỉ rõ rằng Bộ Nguyên tắc UNIDROIT đã được đánh giá, áp dụng và không gặp phải những khó khăn đáng kể nào khi áp dụng trong thực tiễn.

Tại Việt Nam, phiên bản năm 2004 của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT đã được dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào năm 2005 và được các luật gia, luật sư, trọng tài viên, thẩm phán, các chuyên gia pháp lý, đặc biệt là các doanh nghiệp tại Việt Nam đón nhận, sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo để đọc và hiểu các thuật ngữ, điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế cũng như hướng dẫn những giải pháp để thực hiện các hợp đồng này. Một số chương trình đào tạo đại học, sau đại học và hành nghề luật cũng đã chứa đựng nội dung giảng dạy, nghiên cứu về Bộ Nguyên tắc UNIDROIT. Bộ Nguyên tắc UNIDROIT cũng đã được một số trọng tài viên tại Việt Nam áp dụng để giải thích, bổ sung cho Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) mà Việt Nam là thành viên. Những thành công bước đầu trong việc phổ biến và sử dụng Bộ Nguyên tắc này đã thúc đẩy Nhóm dịch tiếp tục thực hiện công việc chuyển ngữ đối với những quy định mới được bổ sung trong các phiên bản năm 2010 và 2016, từ đó, hy vọng giúp những người hành nghề luật đã, đang và sẽ sử dụng Bộ Nguyên tắc cập nhật được những thay đổi đáng chú ý của hai phiên bản này.

Lĩnh vực pháp luật hợp đồng là một lĩnh vực phức tạp, càng phức tạp hơn khi các thuật ngữ hợp đồng thường được hiểu không giống nhau theo các ngôn ngữ khác nhau. Mặc dù nhóm biên dịch đã nỗ lực hết sức để chuyển tải nội dung văn bản này theo nghĩa sát nhất với bản gốc tiếng Pháp, những sai sót là không thể tránh khỏi. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý của các độc giả, các chuyên gia để hoàn thiện cuốn sách này trong các lần tái bản sau và trong các dự án để dịch các phiên bản tiếp theo của Bộ Nguyên tắc này.

Thay mặt nhóm biên dịch

Trưởng nhóm PGS.TS. Nguyễn Minh Hằng

Xem đầy đủ
 

Trang

Người dịch phiên bản năm 2010 và 2016

1

Người dịch phiên bản năm 2004

2

Lời giới thiệu

3

Lời giới thiệu cho phiên bản năm 2016

7

Lời dẫn nhập cho phiên bản năm 2016

9

Hội đồng điều hành của UNIDROIT (2014 - 2018)

12

Nhóm công tác chịu trách nhiệm soạn thảo

 

Bộ Nguyên tắc UNIDROIT 2016

13

Lời giới thiệu cho phiên bản năm 2010

15

Lời dẫn nhập cho phiên bản năm 2010

17

Hội đồng điều hành của UNIDROIT (2009 - 2013)

20

Nhóm công tác chịu trách nhiệm soạn thảo

 

Bộ Nguyên tắc UNIDROIT 2010

21

Lời giới thiệu cho phiên bản năm 2004

26

Lời dẫn nhập cho phiên bản năm 2004

27

Hội đồng điều hành của UNIDROIT (2004 - 2008)

30

Nhóm công tác chịu trách nhiệm soạn thảo

 

Bộ Nguyên tắc UNIDROIT 2004

31

Lời giới thiệu cho phiên bản năm 1994

34

Lời dẫn nhập cho phiên bản năm 1994

35

Hội đồng điều hành của UNIDROIT (1994 - 1998)

39

Nhóm công tác chịu trách nhiệm soạn thảo

 

Bộ Nguyên tắc UNIDROIT 1994

40

Lời mở đầu: (Mục đích của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT)

46

CHƯƠNG 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

ĐIỀU 1.1(Tự do hợp đồng)

57

ĐIỀU 1.2(Hình thức của hợp đồng)

58

ĐIỀU 1.3(Tính chất ràng buộc của hợp đồng)

60

ĐIỀU 1.4(Những quy phạm bắt buộc)

62

ĐIỀU 1.5(Loại trừ hay sửa đổi theo thỏa thuận)

66

ĐIỀU 1.6(Giải thích và bổ sung các thiếu sót)

68

ĐIỀU 1.7(Thiện chí và trung thực)

72

ĐIỀU 1.8(Cấm tự mâu thuẫn)

76

ĐIỀU 1.9(Tập quán và thói quen)

80

ĐIỀU 1.10(Thông báo)

84

ĐIỀU 1.11(Các định nghĩa)

87

ĐIỀU 1.12(Cách tính thời hạn do các bên ấn định)

91

CHƯƠNG 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ THẨM QUYỀN ĐẠI DIỆN

 

 

MỤC 1: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG

94

ĐIỀU 2.1.1(Phương thức giao kết hợp đồng)

94

ĐIỀU 2.1.2(Định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng)

96

ĐIỀU 2.1.3(Rút lại đề nghị giao kết hợp đồng)

99

ĐIỀU 2.1.4(Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng)

100

ĐIỀU 2.1.5(Từ chối đề nghị giao kết hợp đồng)

104

ĐIỀU 2.1.6(Phương thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

106

ĐIỀU 2.1.7(Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

110

ĐIỀU 2.1.8(Thời hạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

 

 được ấn định)

112

ĐIỀU 2.1.9(Chấp nhận đến muộn và chậm trễ trong việc chuyển tin)

113

ĐIỀU 2.1.10(Rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

115

ĐIỀU 2.1.11(Sửa đổi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

116

ĐIỀU 2.1.12(Xác nhận bằng văn bản)

119

ĐIỀU 2.1.13(Giao kết hợp đồng phụ thuộc vào sự thỏa thuận về một số vấn đề liên quan đến hình thức hay nội dung)

121

ĐIỀU 2.1.14(Điều khoản sẽ được quy định sau)

124

ĐIỀU 2.1.15(Đàm phán với dụng ý xấu)

129

ĐIỀU 2.1.16(Nghĩa vụ bảo mật)

133

ĐIỀU 2.1.17(Điều khoản về tính toàn bộ)

135

ĐIỀU 2.1.18(Sửa đổi bằng hình thức đặc biệt)

136

ĐIỀU 2.1.19(Các điều khoản mẫu)

138

ĐIỀU 2.1.20(Các điều khoản bất thường)

140

ĐIỀU 2.1.21(Mâu thuẫn giữa các điều khoản mẫu và các điều khoản khác)

144

ĐIỀU 2.1.22(Bất đồng về các điều khoản mẫu)

145

MỤC 2: QUYỀN ĐẠI DIỆN

149

ĐIỀU 2.2.1(Đối tượng điều chỉnh của Mục)

149

ĐIỀU 2.2.2(Xác lập và phạm vi của thẩm quyền đại diện)

153

ĐIỀU 2.2.3(Thông báo về việc đại diện)

155

ĐIỀU 2.2.4(Không thông báo về việc đại diện)

159

ĐIỀU 2.2.5(Người đại diện hành động không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền)

160

ĐIỀU 2.2.6(Trách nhiệm của người đại diện hành động

 

 không có ủy quyền hoặc ngoài phạm vi

 

 được ủy quyền)

163

ĐIỀU 2.2.7(Xung đột lợi ích)

165

ĐIỀU 2.2.8(Thay người đại diện)

168

ĐIỀU 2.2.9(Xác nhận)

170

ĐIỀU 2.2.10(Chấm dứt thẩm quyền)

173

CHƯƠNG 3: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

 

MỤC 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

176

ĐIỀU 3.1.1(Những vấn đề không được điều chỉnh)

176

ĐIỀU 3.1.2(Hiệu lực chỉ do thỏa thuận)

177

ĐIỀU 3.1.3(Không có khả năng thực hiện ngay từ đầu)

179

ĐIỀU 3.1.4(Tính chất bắt buộc của các điều khoản)

181

MỤC 2: CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ HIỆU

183

ĐIỀU 3.2.1(Định nghĩa về nhầm lẫn)

183

ĐIỀU 3.2.2(Vô hiệu do nhầm lẫn)

184

ĐIỀU 3.2.3(Nhầm lẫn trong diễn đạt hoặc truyền đạt)

189

ĐIỀU 3.2.4(Biện pháp áp dụng khi không thực hiện hợp đồng)

191

ĐIỀU 3.2.5(Lừa dối)

192

ĐIỀU 3.2.6(Ép buộc)

193

ĐIỀU 3.2.7(Lợi ích thái quá)

195

ĐIỀU 3.2.8(Bên thứ ba)

199

ĐIỀU 3.2.9(Sự khẳng định)

201

ĐIỀU 3.2.10(Mất quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu)

202

ĐIỀU 3.2.11(Tuyên bố hợp đồng vô hiệu bằng thông báo)

203

ĐIỀU 3.2.12(Thời hạn)

205

ĐIỀU 3.2.13(Vô hiệu một phần)

206

ĐIỀU 3.2.14(Hiệu lực hồi tố của việc hợp đồng vô hiệu)

207

ĐIỀU 3.2.15(Hoàn trả)

207

ĐIỀU 3.2.16(Bồi thường thiệt hại)

214

ĐIỀU 3.2.17(Tuyên bố đơn phương)

215

MỤC 3: BẤT HỢP PHÁP

216

ĐIỀU 3.3.1(Hợp đồng vi phạm một quy phạm mệnh lệnh)

216

ĐIỀU 3.3.2(Hoàn trả)

228

CHƯƠNG 4: GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG

ĐIỀU 4.1(Ý chí của các bên)

231

ĐIỀU 4.2(Giải thích các tuyên bố và hành vi)

233

ĐIỀU 4.3(Các tình tiết liên quan)

234

ĐIỀU 4.4(Tính thống nhất của hợp đồng)

240

ĐIỀU 4.5(Giải thích với hiệu lực đầy đủ)

241

ĐIỀU 4.6(Quy tắc contra proferentem)

242

ĐIỀU 4.7(Sự khác biệt về ngôn ngữ)

243

ĐIỀU 4.8(Sự thiếu sót)

245

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG, QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA VÀ NGHĨA VỤ CÓ ĐIỀU KIỆN

 

MỤC 1: NỘI DUNG HỢP ĐỒNG

248

ĐIỀU 5.1.1(Nghĩa vụ rõ ràng và nghĩa vụ ngầm hiểu)

248

ĐIỀU 5.1.2(Nghĩa vụ ngầm hiểu)

249

ĐIỀU 5.1.3(Nghĩa vụ hợp tác)

250

ĐIỀU 5.1.4(Nghĩa vụ kết quả và nghĩa vụ phương tiện)

254

ĐIỀU 5.1.5(Xác định loại nghĩa vụ)

256

ĐIỀU 5.1.6(Xác định chất lượng công việc)

259

ĐIỀU 5.1.7(Xác định giá)

261

ĐIỀU 5.1.8(Hủy hợp đồng không xác định thời hạn)

265

ĐIỀU 5.1.9(Thỏa thuận từ bỏ quyền)

268

MỤC 2: QUYỀN CỦA NGƯỜI THỨ BA

270

ĐIỀU 5.2.1(Thỏa thuận vì lợi ích của người thứ ba)

270

ĐIỀU 5.2.2(Người thứ ba có thể xác định được)

273

ĐIỀU 5.2.3(Điều khoản miễn trừ và hạn chế)

274

ĐIỀU 5.2.4(Các biện pháp tự vệ)

275

ĐIỀU 5.2.5(Hủy bỏ)

276

ĐIỀU 5.2.6(Từ bỏ quyền)

277

MỤC 3: NGHĨA VỤ CÓ ĐIỀU KIỆN

279

ĐIỀU 5.3.1(Các loại điều kiện)

279

ĐIỀU 5.3.2(Hiệu lực của điều kiện)

285

ĐIỀU 5.3.3(Can thiệp vào trò chơi điều kiện)

286

ĐIỀU 5.3.4(Nghĩa vụ duy trì quyền)

289

ĐIỀU 5.3.5(Hoàn trả trong trường hợp thực hiện một điều kiện chấm dứt)

291

CHƯƠNG 6: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

 

MỤC 1: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

293

ĐIỀU 6.1.1(Thời điểm thực hiện hợp đồng)

293

ĐIỀU 6.1.2(Thực hiện một lần hoặc thực hiện nhiều lần)

295

ĐIỀU 6.1.3(Thực hiện một phần)

296

ĐIỀU 6.1.4(Thứ tự thực hiện nghĩa vụ)

299

ĐIỀU 6.1.5(Thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn)

301

ĐIỀU 6.1.6(Địa điểm thực hiện hợp đồng)

305

ĐIỀU 6.1.7(Thanh toán bằng séc hoặc bằng các công cụ khác)

308

ĐIỀU 6.1.8(Thanh toán bằng chuyển khoản)

310

ĐIỀU 6.1.9(Đồng tiền thanh toán)

313

ĐIỀU 6.1.10(Đồng tiền thanh toán không được quy định cụ thể)

317

ĐIỀU 6.1.11(Chi phí thực hiện)

318

ĐIỀU 6.1.12(Khấu trừ các khoản thanh toán)

319

ĐIỀU 6.1.13(Khấu trừ đối với các nghĩa vụ phi tiền tệ)

321

ĐIỀU 6.1.14(Xin phép cơ quan có thẩm quyền)

321

ĐIỀU 6.1.15(Thủ tục xin cấp phép)

328

ĐIỀU 6.1.16(Không trả lời về việc xin cấp phép)

331

ĐIỀU 6.1.17(Từ chối cấp phép)

333

MỤC 2: HARDSHIP

336

ĐIỀU 6.2.1(Tuân thủ hợp đồng)

336

ĐIỀU 6.2.2(Định nghĩa về hardship)

337

ĐIỀU 6.2.3(Hậu quả của hardship)

343

CHƯƠNG 7: KHÔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

 

MỤC 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

VỀ KHÔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

350

ĐIỀU 7.1.1(Định nghĩa về không thực hiện hợp đồng)

350

ĐIỀU 7.1.2(Lỗi của bên có quyền)

352

ĐIỀU 7.1.3(Tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ)

353

ĐIỀU 7.1.4(Sự khắc phục của bên có nghĩa vụ)

354

ĐIỀU 7.1.5(Thời hạn bổ sung để thực hiện nghĩa vụ)

360

ĐIỀU 7.1.6(Điều khoản miễn trừ)

363

ĐIỀU 7.1.7(Trường hợp bất khả kháng)

367

MỤC 2: QUYỀN YÊU CẦU THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

372

ĐIỀU 7.2.1(Thực hiện nghĩa vụ thanh toán)

372

ĐIỀU 7.2.2(Thực hiện nghĩa vụ phi tiền tệ)

373

ĐIỀU 7.2.3(Sửa chữa và thay thế)

378

ĐIỀU 7.2.4(Tiền phạt do Tòa án quyết định)

380

ĐIỀU 7.2.5(Thay đổi biện pháp)

384

MỤC 3: HỦY HỢP ĐỒNG

387

ĐIỀU 7.3.1(Quyền hủy hợp đồng)

387

ĐIỀU 7.3.2(Thông báo hủy hợp đồng)

392

ĐIỀU 7.3.3(Không thực hiện trước thời hạn)

394

ĐIỀU 7.3.4(Bảo đảm đầy đủ cho việc thực hiện đúng)

395

ĐIỀU 7.3.5(Hậu quả của việc hủy hợp đồng)

396

ĐIỀU 7.3.6(Hoàn trả trong trường hợp hợp đồng thực hiện một lần)

400

ĐIỀU 7.3.7(Hoàn trả trong trường hợp hợp đồng dài hạn)

406

MỤC 4: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

409

ĐIỀU 7.4.1(Quyền đòi bồi thường thiệt hại)

409

ĐIỀU 7.4.2(Bồi thường toàn bộ)

411

ĐIỀU 7.4.3(Tính xác thực của thiệt hại)

415

ĐIỀU 7.4.4(Tính dự đoán trước được của thiệt hại)

417

ĐIỀU 7.4.5(Xác định thiệt hại trong trường hợp thay thế)

419

ĐIỀU 7.4.6(Xác định thiệt hại theo giá thị trường)

421

ĐIỀU 7.4.7(Một phần thiệt hại do lỗi của bên có quyền)

423

ĐIỀU 7.4.8(Hạn chế thiệt hại)

425

ĐIỀU 7.4.9(Lãi từ việc không thanh toán)

427

ĐIỀU 7.4.10(Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường thiệt hại)

430

ĐIỀU 7.4.11(Phương thức bồi thường bằng tiền)

432

ĐIỀU 7.4.12(Đồng tiền tính toán thiệt hại)

433

ĐIỀU 7.4.13(Tiền bồi thường ấn định trước trong hợp đồng)

434

CHƯƠNG 8: BÙ TRỪ

 

ĐIỀU 8.1(Điều kiện bù trừ)

439

ĐIỀU 8.2(Bù trừ các khoản nợ bằng ngoại tệ)

447

ĐIỀU 8.3(Thông báo thực hiện bù trừ)

449

ĐIỀU 8.4(Nội dung của thông báo)

450

ĐIỀU 8.5(Hậu quả của việc bù trừ)

451

CHƯƠNG 9: CHUYỂN GIAO QUYỀN, CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ, CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

MỤC 1: CHUYỂN GIAO QUYỀN

455

ĐIỀU 9.1.1(Định nghĩa)

455

ĐIỀU 9.1.2(Các trường hợp loại trừ)

457

ĐIỀU 9.1.3(Khả năng chuyển giao các quyền yêu cầu phi tiền tệ)

459

ĐIỀU 9.1.4(Chuyển giao một phần)

461

ĐIỀU 9.1.5(Quyền tương lai)

463

ĐIỀU 9.1.6(Các quyền được chuyển giao mà không được xác định một cách riêng rẽ)

465

ĐIỀU 9.1.7(Việc chuyển giao chỉ cần có thỏa thuận giữa người chuyển giao quyền và người thế quyền)

466

ĐIỀU 9.1.8(Chi phí bổ sung cho người có nghĩa vụ)

468

ĐIỀU 9.1.9(Điều khoản không chuyển giao)

470

ĐIỀU 9.1.10(Thông báo cho người có nghĩa vụ)

473

ĐIỀU 9.1.11(Chuyển giao liên tiếp)

477

ĐIỀU 9.1.12(Chứng cứ đầy đủ về việc chuyển giao)

478

ĐIỀU 9.1.13(Các biện pháp phòng vệ và bù trừ)

479

ĐIỀU 9.1.14(Các quyền liên quan đến quyền được chuyển giao)

482

ĐIỀU 9.1.15(Các bảo đảm của người chuyển giao quyền)

484

MỤC 2: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ

490

ĐIỀU 9.2.1(Phương thức chuyển giao)

490

ĐIỀU 9.2.2(Các trường hợp loại trừ)

493

ĐIỀU 9.2.3(Phải có sự đồng ý của người có quyền về việc chuyển giao)

494

ĐIỀU 9.2.4(Sự đồng ý trước của người có quyền)

495

ĐIỀU 9.2.5(Giải phóng nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu)

497

ĐIỀU 9.2.6(Thực hiện bởi người thứ ba)

501

ĐIỀU 9.2.7(Các biện pháp phòng vệ và bù trừ)

502

ĐIỀU 9.2.8(Các quyền liên quan đến nghĩa vụ được chuyển giao)

504

MỤC 3: CHUYỂN GIAO HỢP ĐỒNG

508

ĐIỀU 9.3.1(Định nghĩa)

508

ĐIỀU 9.3.2(Các trường hợp loại trừ)

509

ĐIỀU 9.3.3(Phải có sự đồng ý của bên kia)

510

ĐIỀU 9.3.4(Sự đồng ý trước của bên kia)

511

ĐIỀU 9.3.5(Giải phóng cho người chuyển giao hợp đồng)

512

ĐIỀU 9.3.6(Các biện pháp phòng vệ và bù trừ)

516

ĐIỀU 9.3.7(Các quyền được chuyển giao cùng với hợp đồng)

517

CHƯƠNG 10: THỜI HIỆU

 

ĐIỀU 10.1(Phạm vi điều chỉnh của Chương)

520

ĐIỀU 10.2(Thời hiệu)

523

ĐIỀU 10.3(Các bên tự sửa đổi thời hiệu)

530

ĐIỀU 10.4(Thời hạn mới của thời hiệu do thừa nhận quyền)

532

ĐIỀU 10.5(Thời hiệu tạm ngừng do thủ tục tố tụng)

536

ĐIỀU 10.6(Thời hiệu tạm ngừng do thủ tục trọng tài)

538

ĐIỀU 10.7(Biện pháp giải quyết tranh chấp bằng hòa giải)

540

ĐIỀU 10.8(Tạm ngừng thời hiệu trong trường hợp bất khả kháng, chết hoặc không có năng lực)

542

ĐIỀU 10.9(Hậu quả của việc hết thời hiệu)

545

ĐIỀU 10.10(Quyền thanh toán bù trừ)

546

ĐIỀU 10.11(Bồi hoàn)

547

CHƯƠNG 11: NGHĨA VỤ DO NHIỀU NGƯỜI THỰC HIỆN VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI NHIỀU NGƯỜI CÓ QUYỀN

 

MỤC 1: NGHĨA VỤ DO NHIỀU NGƯỜI THỰC HIỆN

549

ĐIỀU 11.1.1(Định nghĩa)

549

ĐIỀU 11.1.2(Suy đoán tính liên đới)

552

ĐIỀU 11.1.3(Quyền của người có quyền đối với những người có nghĩa vụ liên đới)

555

ĐIỀU 11.1.4(Các biện pháp phòng vệ và bù trừ)

556

ĐIỀU 11.1.5(Hậu quả của thực hiện hoặc bù trừ nghĩa vụ)

557

ĐIỀU 11.1.6(Hậu quả của xóa nợ hoặc thỏa thuận dàn xếp nợ)

559

ĐIỀU 11.1.7(Hậu quả của hết thời hiệu hoặc thời hiệu bị tạm ngừng)

562

ĐIỀU 11.1.8(Hậu quả của các bản án)

565

ĐIỀU 11.1.9(Phân chia nghĩa vụ giữa những người có nghĩa vụ liên đới)

568

ĐIỀU 11.1.10(Phạm vi của yêu cầu thực hiện

 

 phần nghĩa vụ liên đới)

569

ĐIỀU 11.1.11(Các quyền của người có quyền)

571

ĐIỀU 11.1.12(Các biện pháp phòng vệ trong yêu cầu thực

 

 hiện phần nghĩa vụ liên đới)

573

ĐIỀU 11.1.13(Không thể thu hồi)

576

MỤC 2: NHIỀU BÊN CÓ QUYỀN

578

ĐIỀU 11.2.1(Định nghĩa)

578

ĐIỀU 11.2.2(Hậu quả của các quyền liên đới)

585

ĐIỀU 11.2.3(Các biện pháp tự vệ trước các bên có quyền liên đới)

587

ĐIỀU 11.2.4(Phân chia giữa các bên có quyền liên đới)

593

PHỤ LỤC 

595

DANH MỤC TỪ VỰNG

654

        

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
1
Khách:
1
Số lượng sách:
4989