Đã hơn tám mươi năm trôi qua, kể từ ngày Thơ mới chính thức bước lên văn đàn - gần một thế kỷ của biết bao biến động, đổi thay của lịch sử, thời cuộc, phong trào Thơ mới vẫn còn vẹn nguyên giá trị của “một thời đại trong thi ca”.
Lịch sử nghiên cứu về Thơ mới từ trước đến nay cho thấy sức hút mạnh mẽ của phong trào thi ca có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa nền thơ dân tộc, từ đó, diện mạo Thơ mới đã trở nên khá toàn diện, phong phú. Nhưng, nghiên cứu về một hiện tượng, sự kiện, nhất là với một hiện tượng văn học xuất hiện từ cách đây gần một thế kỷ, sẽ là thiêu sót nếu thiếu đi những nghiên cứu, đánh giá cùng thời, những tiếng nói, cách nhìn của ngươi trong cuộc. Ấp ủ và công phu chuẩn bị, khảo sát, sưu tầm, tập hợp tư liệu qua hơn hai thập kỷ, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn cùng các cộng sự đã hoàn thành ý tưởng về một cuốn sách “thời Thơ mới nói về Thơ mới” - công trình mang tên “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” được biên soạn, xuất bản trong khuôn khổ Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến (giai đoạn II).
Cuốn sách sưu tập, tổng hợp, thống kê các nguồn tài liệu trên sách báo, ấn phẩm xuất bản trước năm 1945 nhằm đưa đến một cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về tất cả các vấn đề, sự kiện, hiện tượng liên quan đến phong trào Thơ mới Hà Nội. Với định hướng đó, đúng như tên gọi, cuốn sách lựa chọn cách trình bày tư liệu theo thể thức biên niên với 14 mục tương ứng với 14 năm - quãng thời gian Thơ mới xuất hiện và thoái trào, từ 1932 đến 1945. Trong mỗi năm, sự kiện sẽ được sắp xếp, trình bày theo cấp độ từng tháng, từng ngày theo đúng trật tự xuất hiện là thời điểm được xuất bản trên các ấn phẩm.
Với cách bố cục này, với sự phong phú của khốỉ lượng tư liệu được lựa chọn, cuốn sách thực sự như “một cuốn phim quay chậm” toàn cảnh phong trào Thơ mới Hà Nội. Ở đó, bức tranh lịch sử phong trào được phục hiện một cách chân thực, sinh động, toàn diện: bối cảnh xuất hiện; quá trình “đấu tranh" với Thơ cũ để từng bước khắng định giá trị, địa vị trên văn đàn; những quan niệm làm thơ, làm thơ mới thời bấy giờ; sự ra đời của những nhà thơ, thể thơ mới, những tập thơ, bài thơ mới; không khí sinh hoạt văn chương sôi động, tự do và dân chủ diễn ra đầu thế kỷ XX v.v... Có cả những sự kiện cụ thể, những đánh giá, bình luận chi tiết; lại cũng có cả những bài viết đánh giá khái quát phong trào trên một bình diện rộng... Dõi theo hành trình Thơ mới Hà Nội qua biên niên sự kiện, người đọc nhận thấy diện mạo chung và những đặc điểm cơ bản nhất của phong trào, không phải bằng những tổng kết, đánh giá, chiêm nghiệm có độ lùi lớn về thời gian, dưới tác động của nhiều phương pháp luận mà bằng chính sự tươi mới, sinh động, chân thực, khách quan của chính những sự kiện đã diễn ra thời bấy giờ.
Có thể nói, hành trình của Thơ mới từ lúc xuất hiện, phát triển đến đỉnh cao là hành trình vận động nội tại của một hiện tượng văn học, vận động thông qua những mâu thuẫn: mâu thuẫn với những hiện tượng khác biệt - Thơ cũ và mâu thuẫn với chính bản thân nó - những trào lưu, trường phái khác nhau trong cùng phong trào. Vấn đề này được phản ánh chân thực qua hệ thống sự kiện tái hiện những cuộc bút chiến, tranh luận sôi nổi và dân chủ ở thời điểm những năm 30, 40 của thế kỷ trước. Qua đó mỗi một thực thể của phong trào Thơ mới được soi chiếu từ nhiều góc độ và quan trọng là được soi chiếu bằng chính tiếng nói của người trong cuộc, người đương thời, bằng cái nhìn đồng đại. Ở đó có những chuyện hậu trường chưa bao giờ được công bố trở thành những chi tiết, những tư liệu đắt giá để người đọc ngày nay có thê hiểu đúng và đầy đủ hơn về tácgiả, tácphấm và những câu chuyện của cách đây hơn 80 năm. Cuốn sách bởi vậy chắc chắn sẽ mang đến cho độc giả những cảm nhận mới mẻ và thú vị về phong trào thơ ca đặc biệt này.
Với hai tập, 1.596 trang, “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” là cuốn sách công cụ hữu ích, một khối vuông rubic đa chiều, đa sắc màu như chính chủ biên công trình đã nói. Nhờ đó ngươi đọc có thê “xoay chuyển” để khảo sát theo nhiều phương diện, nhiều hệ vấn đề khác nhau và cũng từ đó có thê tìm thấy “những chuyện chưa bao giờ cũ” về một thời đại thi ca quan trọng gắn với tiến trình phát triển của văn học dân tộc.
NĂM 1939 | ||
Tháng 6 - 1939 | 5 | |
Tháng 7 - 1939 | 31 | |
Tháng 8 - 1939 | 125 | |
Tháng 9 - 1939 | 131 | |
Tháng 10 - 1939 | 141 | |
Tháng 11 - 1939 | 150 | |
Tháng 12 - 1939 | NĂM 1940 | 153 |
Tháng 1 - 1940 | 166 | |
Tháng 2 - 1940 | 170 | |
Tháng 3 - 1940 | 172 | |
Tháng 5 - 1940 | 175 | |
Tháng 6 - 1940 | 181 | |
Tháng 7 - 1940 | 182 | |
Tháng 8 - 1940 | 183 | |
Tháng 9 - 1940 | 185 | |
Tháng 11 - 1940 | 185 | |
Tháng 12 - 1940 | NĂM 1941 | 190 |
Tháng 2 - 1941 | 201 | |
Tháng 3 - 1941 | 203 | |
Tháng 5 - 1941 | 210 | |
Tháng 6 - 1941 | 214 | |
Tháng 8 - 1941 | 214 | |
Tháng 9 - 1941 | 219 | |
Tháng 11 - 1941 | 233 | |
Tháng 12 - 1941 | 234 | |
NĂM 1942 | ||
Tháng 1 - 1942 | 237 | |
Tháng 2-1942 | 247 | |
Tháng 3 - 1942 | 290 | |
Tháng 5 - 1942 | 425 | |
Tháng 6 - 1942 | 435 | |
Tháng 7 - 1942 | 438 | |
Tháng 8 - 1942 | 490 | |
Tháng 9 - 1942 | 537 | |
Tháng 10 - 1942 | 539 | |
Tháng 11 - 1942 | 558 | |
Tháng 12 – 1942
|
NĂM 1943 | 577 |
Tháng 1 - 1943 | 610 | |
Tháng 3 - 1943 | 623 | |
Tháng 5 - 1943 | 625 | |
Tháng 6 - 1943 | 630 | |
Tháng 9 - 1943 | 702 | |
Tháng 10 - 1943 | 709 | |
Tháng 11 – 1943
|
NĂM 1944 | 713 |
Tháng 2 - 1944 | 727 | |
Tháng 3 - 1944 | 728 | |
Tháng 4 - 1944 | 760 | |
Tháng 6 - 1944 | 767 | |
Tháng 10 – 1944
|
NĂM 1945 | 771 |
Tháng 1 - 1945 | 776 | |
Tháng 2 - 1945 | 782 | |
Tháng 5 - 1945 | 784 | |
Tháng 6 - 1945 | 809 |