Tác giả | Phạm Sỹ Lăng |
ISBN điện tử | 978-604-60-2089-9 |
Khổ sách | 20.5 x 29.7 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2015 |
Danh mục | Phạm Sỹ Lăng |
Số trang | 366 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi động vật đã có những bước phát triển đáng kể cả về số lượng cũng như chất lượng. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, thức ăn chăn nuôi... đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần phát triển mạnh nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, tạo nhiều cơ hội việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, song song với việc phát triển, thực tế chăn nuôi cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó dịch bệnh động vật ngày càng gia tăng. Nhiều dịch bệnh nguy hiểm trên động vật xuất hiện cũng như tái xuất hiện làm thiệt hại không nhỏ cho sự phát triển của ngành chăn nuôi, có nhiều dịch bệnh nguồn gốc từ động vật lây sang người làm tổng số người mắc bệnh và dẫn đến tử vong tăng lên.
Theo tổ chức Thú y Thế giới (OIE) thống kê đã có tới 180 bệnh truyền lây từ động vật sang người. Những bệnh nguy hiểm tồn tại từ nhiều năm trước đây đến nay vẫn đang đe dọa tính mạng con người như bệnh cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh cúm lợn, bệnh giun xoắn, bệnh lao, bệnh viêm não Nhật Bản... Ngoài ra, có những bệnh xảy ra trong thời gian gần đây như bệnh bò điên, bệnh viêm não do virus Nipal, bệnh do virus Hendra, bệnh SARS...
Trước nguy cơ bệnh chung giữa người và động vật ngày càng tăng, tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã đưa ra khái niệm “Một sức khỏe” để nói lên mức độ quan trọng của việc dịch bệnh động vật ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào. Đồng thời, sự phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan, trong đó ngành Y tế và ngành Nông nghiệp là 2 lực lượng nòng cốt bảo vệ sức khỏe cho con người đang là một việc làm cần thiết.
Ở Việt Nam, bệnh dại là bệnh truyền lây từ động vật sang người tồn tại từ rất lâu và hàng năm vẫn có nhiều người tử vong do bị chó dại cắn. Bệnh giun xoắn (giun bao) đã ghi nhận ca mắc bệnh đầu tiên vào năm 1968. Sau đó, đã có rất nhiều người mắc bệnh và tử vong do ăn thịt lợn chứa giun xoắn không được nấu chín. Gần đây nhất là tháng 2/2012, tại huyện Mường Lát, Thanh Hóa xảy ra vụ 27 người bị nhiễm giun xoắn do ăn món thịt lợn Mường chưa được nấu chín. Bệnh cúm gia cầm xuất hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 2003, cho đến nay đã làm 161 người mắc và 61 người tử vong. Bệnh nhiệt thán trên trâu, bò vẫn xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc làm một số người mắc bệnh và tử vong do ăn thịt gia súc mắc bệnh. Một số bệnh khác thường gặp ở gia súc có khả năng truyền lây sang người như bệnh lao, bệnh sảy thai truyền nhiễm, bệnh do liên cầu lợn, bệnh Salmonella, một số bệnh do giun sán gây ra ở động vật trên cạn cũng như dưới nước đang là mối quan tâm của cộng đồng. Trong chỉ đạo chống dịch cúm gia cầm, Việt Nam là một trong những nước được Thế giới đánh giá cao về sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ; Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm đã được thành lập với các thành viên là đại diện các Bộ, Ban, Ngành liên quan, trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế là nòng cốt đã huy động cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương tham gia phòng chống dịch. Vì vậy, dịch cúm trên gia cầm và trên người ngày càng giảm. Trong quá trình thực hiện phòng chống dịch cúm gia cầm, sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Thú y và Y tế ở các cấp là một minh chứng sinh động trong việc thực hiện “Một sức khỏe” đang được Thế giới hướng tới.
Cuốn sách “Bệnh truyền lây từ động vật sang người” là tài liệu quan trọng nhằm trang bị cho các cán bộ Thú y, cán bộ Y tế, những nhà nghiên cứu... những hiểu biết cơ bản về một số bệnh truyền lây từ động vật sang người ở Việt Nam cũng như một số bệnh trên Thế giới có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, từ đó phát hiện sớm và khống chế có hiệu quả những căn bệnh này. Tôi rất hoan nghênh nhóm tác giả gồm PGS. TS Phạm Sỹ Lăng, TS. Hoàng Văn Năm, TS. Phan Quang Minh, ThS. Đỗ Hữu Dũng là những chuyên gia, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực Thú y và Y tế, là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu và chỉ đạo phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập tài liệu, biên soạn cuốn sách này.
Chúng tôi giới thiệu cuốn sách: “Bệnh truyền lây từ động vật sang người” tới các độc giả với mong muốn giúp các quý vị nâng cao hiểu biết, từ đó có những biện pháp đề phòng và khống chế hiệu quả dịch bệnh từ động vật sang người, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sản xuất, chăn nuôi, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
vii | |
Lời nói đầu | ix |
MỞ ĐẦU | 1 |
BỆNH TRUYỀN NHIỄM | 7 |
BỆNH DẠI (Lyssa - Rabies) | 9 |
BỆNH CÚM GIA CẦM (Avian influenza) | 17 |
BỆNH CÚM LỢN (Swine influenza) | 31 |
HỘI CHỨNG VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP TÍNH NẶNG (Bệnh SARS) | 39 |
BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN (Japanese encephalitis) | 47 |
BỆNH VIÊM NÃO NIPAH (Nipah Virus Encephalitis) | 56 |
BỆNH VIÊM NÃO THỂ XỐP Ở BÒ (Spongiform Encephalopathies) | 60 |
BỆNH CJD (Creuzfield-Jakob Disease) | 63 |
BỆNH SỐT WEST NILE (West Nile Fever) | 66 |
BỆNH XẠ KHUẨN (Actinomycosis) | 74 |
BỆNH ĐỘC THỊT (Botulism) | 77 |
BỆNH ĐÓNG DẤU LỢN (Swine Erysipelas) | 83 |
BỆNH NHIỆT THÁN (Anthrax) | 90 |
BỆNH DO CHUỘT CẮN (do vi khuẩn Strepto- bacillus moniliformis và Spirillum minus) | 100 |
BỆNH LAO (Tuberculosis) | 102 |
BỆNH XOẮN KHUẨN (Leptospirosis) | 112 |
BỆNH DO LISTERIA GÂY RA (Listeriosis) | 126 |
BỆNH SẢY THAI TRUYỀN NHIỄM (Brucellosis) | 132 |
BỆNH DO SALMONELLA GÂY RA (Salmonel- losis) | 142 |
BỆNH LIÊN CẦU Ở LỢN (Streptococcal diseases) | 152 |
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ (Necrotic Enteritis) (Necrotic Enteritis) | 161 |
BỆNH DO ESCHERICHIA COLI (Colibacillosis) | 170 |
BỆNH UỐN VÁN (Tetanus) | 175 |
BỆNH LYME (Lyme Disease) | 181 |
BỆNH TULAREMIA (Francisella tularensis) | 184 |
BỆNH DO CAMPYLOBACTER (Campylobacteriosis) | 188 |
BỆNH DO KÝ SINH TRÙNG | 193 |
BỆNH BALANTIDIUM COLI Ở LỢN | 202 |
BỆNH ĐƠN BÀO PHỦ TẠNG (Toxoplasmosis) | 205 |
BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN (Fascioliasis) | 208 |
BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ (Clonorchiosis và Opisthorchiosis) | 213 |
BỆNH SÁN LÁ GAN NHỎ (Dicrocoeliasis) | 216 |
BỆNH SÁN LÁ TUYẾN TỤY (Eurytremiasis) | 218 |
BỆNH SÁN MÁNG (Shistosomiasis) | 221 |
BỆNH SÁN LÁ RUỘT (Fasciolopsiosis) | 224 |
BỆNH SÁN LÁ RUỘT NHỎ (Echinostomiosis) | 227 |
BỆNH SÁN LÁ PHỔI LỢN (Paragonimiosis suum) | 230 |
BỆNH SÁN DÂY VÀ ẤU TRÙNG SÁN DÂY Ở LỢN (Bệnh lợn gạo - Taeniosis, Cysticercosis) | 233 |
BỆNH SÁN DÂY VÀ ẤU TRÙNG SÁN DÂY BÒ (Bệnh bò gạo - Taeniarhynchusiosis, Cys- ticercosis bovis) | 236 |
BỆNH SÁN DÂY Ở CHÓ, MÈO (Cestodiosis canis) | 238 |
BỆNH SÁN DÂY Ở CHUỘT (Hymenolepiasis) | 242 |
BỆNH ẤU SÁN NHIỀU ĐẦU (Echinococcus granulosus) | 245 |
BỆNH GIUN XOẮN [BỆNH GIUN BAO] | 248 |
BỆNH GIUN ĐŨA Ở CHÓ MÈO | 251 |
BỆNH GIUN ĐẦU GAI LỢN | 254 |
BỆNH GIUN LƯƠN LỢN (Strongyloidiosis) | 256 |
BỆNH VE Ở CHÓ (Rhipicephus sanguineus & Boophilus microplus) | 258 |
BỆNH GHẺ LỢN (Sarcoptes scabiei) | 260 |
BỆNH MẠT GÀ (Dermanyssus Gallinae) | 263 |
BỆNH DO NẤM GÂY RA | 267 |
BỆNH DO NẤM ASPERGILLUS Ở GIA CẦM (Aspergillosis) | 268 |
BỆNH NẤM ĐƯỜNG TIÊU HÓA CANDIDA (Candidamycosis, slomatilis, oidica, oidio- mycosis, soor, trush, moniliasis) | 274 |
BỆNH NẤM KÝ SINH DA LÔNG Ở BÒ (Bovine Dermatophitosis) | 275 |
KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN CÁC BỆNH CHUNG GIỮA NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT | 279 |
I. ỨNG DỤNG DỊCH TỄ HỌC TRONG ĐIỂU TRA DỊCH BỆNH | 280 |
PHÂN TỬ | 287 |
BẢNG TỔNG HỢP CÁC SẢN PHẨM THƯỜNG DÙNG TRONG THÚ Y | 301 |
THUỐC TIÊM DUNG DỊCH VÀ HUYỄN DỊCH TIÊM THUỐC KHÁNG SINH BỘT | 302 |
PHA NƯỚC UỐNG HOẶC TRỘN THỨC ĂN THUỐC VÀ CHẾ PHẨM | 313 |
DẠNG DUNG DỊCH UỐNG | 328 |
CHẾ PHẨM DẠNG DUNG DỊCH TIÊM | 336 |
Tài liệu tham khảo chính | 343 |