Tác giả | Trần Thanh Hà |
ISBN | nxbldxh-87 |
ISBN điện tử | 978-604-82-3814-8 |
Khổ sách | 17 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2020 |
Danh mục | Trần Thanh Hà |
Số trang | 66 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook; |
Quốc gia | Việt Nam |
Mô hình số bề mặt (DSM - Digital Surface Model) là tập hợp dữ liệu số mô tả một phần của bề mặt Trái Đất trong không gian 3D. Trong nghiên cứu bề mặt Trái đất, dữ liệu bản đồ mô hình số bề mặt (DSM) thể hiện được những ưu điểm vượt trội về sự mô phỏng tổng quan chân thực nhất về bề mặt Trái đất, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực phục vụ cho công tác điều tra, khảo sát, phát triển kinh tế đất nước cũng như chủ quyền và an ninh quốc phòng. Đặc biệt với những diễn biến cực đoan của biến đổi khí hậu, yêu cầu về sử dụng các sản phẩm dữ liệu địa hình dưới dạng mô hình số phải có độ chính xác cao, đáp ứng nhanh và kịp thời. Cùng với đó là nhu cầu về sử dụng dữ liệu địa hình như là một lượng thông tin không thể thiếu trong xây dựng cơ sở dữ liệu của Hệ thông tin địa lý (GIS), phục vụ cho các nghiên cứu biến dạng sụt lún của bề mặt địa hình; xác định nhanh các vùng ngập lụt do mưa bão, vùng ngập lụt ven bờ do nước biển dâng do biến đổi khí hậu, trong thành lập bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề ở những khu vực thiếu ảnh viễn thám quang học, trong các công đoạn thành lập bản đồ và ứng dụng cho khảo sát, phân tích địa hình, thiết kế, quy hoạch...
Để xây dựng DSM của một phần bề mặt Trái Đất trên một diện rộng, với chi phí thấp và trong khoảng thời gian ngắn nhất thì các phương pháp sử dụng tư liệu viễn thám tỏ rõ hiệu quả hơn cả, đặc biệt là sử dụng tư liệu của viễn thám radar - viễn thám siêu cao tần. Chính vì vậy mà các kiến thức viễn thám radar là rất cần thiết đối với sinh viên và học viên cao học trong các trường đại học và cao đẳng.
Nội dung của sách chuyên khảo “Ảnh Radar và ứng dụng trong xây dựng mô hình số bề mặt (DSM)” trình bày cơ sở lý thuyết về ảnh Radar và các ứng dụng của ảnh Radar, đặc biệt trong xây dựng mô hình số bề mặt. Đây cũng là phương pháp ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của công nghệ viễn thám đã tạo ra những bước đột phá trong xác định biến dạng bề mặt địa hình.
Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau:
Chương 1: Giới thiệu về viễn thám Radar
Chương 2: Các vệ tinh viễn thám Radar
Chương 3: Ứng dụng phương pháp Radar giao thoa _InSAR trong xây dựng mô hình số bề mặt - DSM
Trang | |
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ VIỄN THÁM RADAR | 9 |
1.1. Khái niệm về viễn thám Radar | 9 |
1.2. Các kênh phổ của Radar | 11 |
1.2.1. Sóng Radar | 11 |
1.2.2. Các kênh phổ sử dụng trong Radar | 12 |
1.3. Hệ Radar nhìn xiên - SLAR | 13 |
1.3.1. Nguyên lý hoạt động của SLAR | 14 |
1.3.2. Độ phân giải không gian | 15 |
1.4. Radar độ mở tổng hợp - SAR | 18 |
CHƯƠNG 2. CÁC VỆ TINH VIỄN THÁM RADAR | 20 |
2.1. Vệ tinh ERS-1 và ERS-2 | 20 |
2.2. Vệ tính Alos | 21 |
2.3. Vệ tinh TerraSAR-X | 21 |
2.4. Vệ tinh Sentinel - 1A | 22 |
2.5. Các tính chất đặc trưng của ảnh Radar | 25 |
2.5.1. Biến dạng hình học của ảnh Radar | 25 |
2.5.2. Nhiễu đốm (speckle) | 26 |
2.6. Các phương pháp đo ảnh radar | 26 |
2.6.1. Phương pháp Radar độ dốc (Radarclinometry) | 26 |
2.6.2. Phương pháp Radar lập thể (StereoSAR hay Radargrammetry) | 27 |
2.6.3. Phương pháp đo Radar phân cực (Polarimetric SAR) | 30 |
2.6.4. Phương pháp đo giao thoa - InSAR | 31 |
2.7. Ứng dụng của viễn thám radar | 32 |
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP RADAR GIAO |
|
THOA - INSAR TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNHSỐ BỀ MẶT - DSM | 37 |
3.1. Nguyên lý | 37 |
3.2. Quy trình thành lập DSM bằng phương pháp radar giao thoa - InSAR | 46 |
3.2.1. Đồng đăng ký ảnh | 47 |
3.2.2. Tạo giao thoa | 51 |
3.2.3. Loại bỏ pha phẳng | 52 |
3.2.4. Lọc nhiễu pha | 52 |
3.2.5. Giải mở pha | 55 |
3.2.6. Chuyển đổi pha thành giá trị độ cao | 57 |
3.2.7. Chuyển đổi tọa độ và nắn chỉnh hình học - Hiệu chỉnh hình học (Geocoding) | 57 |
3.2.8. Đánh giá chất lượng của DSM | 58 |