Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Trí khôn phi học đường
4.5
678
Lượt xem
1
Lượt đọc
Tác giảHoward Gardner
ISBN9786049850431
ISBN điện tử9786043402247
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2019
Danh mụcHoward Gardner
Số trang468
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

1) Tác giả

Howard Gardner được biết đến cuốn sách Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn. Trí khôn phi học đường được xem là tác phẩm quan trọng thứ hai của ông. 

Dịch giả Phạm Anh Tuấn: Người đã dịch nhiều cuốn sách sang tiếng Việt: Dân chủ và giáo dục, Huyễn tưởng thượng đế, Tiểu luận Jean Piaget...

2) Tác phẩm 

Cuốn TRÍ KHÔN PHI HỌC ĐƯỜNG [The Unschooled Mind] được viết cho đối tượng độc giả nào đây? Có lẽ tác giả Howard Garner đã đoán trước việc luận điểm chính trong cuốn sách này sẽ gây ngạc nhiên, thậm chí gây “sốc” cho nhiều nhà nghiên cứu.

Có lẽ, ông mường tượng tình hình sẽ giống với tác phẩm Frames of Mind: Theory of Multiple Intelligences [Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn (hay Trí khôn đa diện)[1]], xuất bản lần đầu tại Mĩ năm 1983, đúng vào năm Tổng thống đệ trình Quốc hội bản phúc trình liên quan đến giáo dục: A NATION AT RISK (Quốc gia lâm nguy). Bản tiếng Việt, Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn, do nhà giáo Phạm Toàn dịch, xuất bản năm 1997 rồi sau đó được tái bản rất nhiều lần.

Ta cùng đọc lại một lời bộc bạch của dịch giả Phạm Toàn viết trong cuốn tiểu luận chuyên khảo của ông, Hợp lưu các dòng tâm lí học giáo dục: “…năm 1997, chính một người bạn Mĩ tặng tôi cuốn Frames of Minds: Theory of Multiple Intelligences, đã cung cấp cho tôi một bản tài liệu điều tra học sinh Mĩ học dốt ra sao khiến người đứng đầu nền hành pháp nước ông phải tuyên bố “Quốc gia lâm nguy” và tiến hành cải cách giáo dục”.

Sau Frames of Mind, ở Mĩ, hễ nói đến giáo dục phổ thông là hầu như người ta mặc nhiên coi đó phải là giáo dục hay các trường học của “nhiều dạng trí khôn” (MI schools).

Năm 1991, The Unschooled Mind của Howard Gardner ra mắt lần đầu tiên tại Mĩ. Vào cuối những năm 1990, nhà giáo Phạm Toàn cũng được tặng một bản tiếng Anh (nhờ mối quan hệ thân quen với tác giả Howard Gardner thông qua thư kí của Howard Gardner).

Hãy cùng đọc những lời tâm tình của Howard Gardner, được đưa vào ấn bản Trí khôn phi học đường kỉ niệm 10 năm ra mắt lần đầu (ấn bản năm 2011): “…Nhưng chỉ tới đầu những năm 1980 tôi mới bắt đầu tham gia tích cực vào lĩnh vực nghiên cứu và thực hành giáo dục. Có hai sự kiện tưởng như chẳng liên hệ với nhau, đã khuyến khích tôi tham gia. Sự kiện thứ nhất là việc tôi xuất bản cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences. Tôi những tưởng cuốn sách này là một đóng góp cho tâm lí học chủ đạo ngày ấy, nhưng thật ngạc nhiên, chính những nhà giáo trực tiếp đảm đương công việc dạy học trong nhà trường lại tỏ ra quan tâm và nhiệt tình hơn nhiều so với những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lí học. Trước đấy, tôi vẫn thường nghĩ một học giả “thuần túy” thì hãy cứ làm việc của mình đi, chẳng cần để ý nhiều quá tới phản ứng của người ngoài, nhưng chí ít, ở trường hợp của tôi thì dần dà tôi đã chuyển sang tin rằng những hồi âm động viên của nhiều nhà giáo cho thấy tôi đã có đóng góp nào đó cho lĩnh vực của họ” (sự kiện thứ hai là bản báo cáo “Quốc gia lâm nguy”).

Cũng vào cuối những năm 1990, nhà giáo Phạm Toàn rất muốn tự mình dịch Trí khôn phi học đường. Song, thật buồn phiền khi rốt cuộc ông đã không thể làm được việc ông rất mong muốn này. Cái “trí khôn phi học đường”, nó tồn tại dai dẳng, với sức mạnh, với quyền năng đôi khi bất khả cưỡng lại, ở mỗi con người chúng ta, từ lúc sinh ra cho tới khi trưởng thành, và tiếp tục tồn tại dai dẳng sau đó ở hầu hết chúng ta. Không có trí khôn phi học đường, trẻ em không thể học, không thể trưởng thành, nhất là ở giai đoạn “học nói”. Song qua mỗi bước trưởng thành của trí khôn, trí khôn phi học đường để lại những “dấu vết”, đôi khi rất khó nhận ra. “Ở hầu hết mọi người học đều tồn tại dai dẳng một trí khôn “phi học đường”của đứa trẻ lên 5 đang vùng vẫy đòi thoát ra ngoài để tự bộc lộ” (Howard Gardner, Trí khôn phi học đường).

Nhưng khung tham chiếu của “trí khôn phi học đường” rộng và khó nhận ra, thậm chí bí ẩn hơn nhiều, chứ không chỉ giới hạn ở sự học tập. Con người ta tự gây ra cho mình những “ràng buộc”, những trói buộc (constraint). Những ràng buộc ấy được thấy ở mọi dạng “người học”: trẻ em học theo lối “tự nhiên”, người lớn học theo lối “chuyên gia”, người dạy học, người biên soạn sách giáo khoa cho trẻ em; và ở mọi cấp độ: có những ràng buộc mang tính bản thể học (ontological), gắn liền với bản chất người, lại có những ràng buộc gắn liền với một “thể chế” hay một kiểu nền giáo dục nào đó, một “giai đoạn” nào đó của một nền giáo dục, một kiểu sách giáo khoa nào đó, một kiểu kiểm tra-đánh giá nào đó v.v. Điểm chung là những sự ràng buộc như vậy đều do con người ta tự mình gây ra cho chính mình.

Năm 2009, nhà giáo Phạm Toàn thành lập một nhóm nghiên cứu-biên soạn-thực hành sách giáo khoa dành cho nhà trường phổ thông, ông đặt tên nhóm là CÁNH BUỒM. Trong 10 năm hoạt động giáo dục, cho tới khi qua đời năm 2019, nhà giáo Phạm Toàn đã để lại một sự nghiệp có ý nghĩa lớn: ông đã cùng CÁNH BUỒM biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa từ lớp Một đến lớp Chín.

Ý nghĩa của công trình này còn nằm ở chỗ nhà giáo Phạm Toàn đã biết cách tự “cởi trói” chính mình, biết vượt lên trên nhiều ràng buộc.

Howard Gardner, để kết thúc cuốn Trí khôn phi học đường, đã dẫn một câu nói của nhà soạn nhạc người Nga thế kỉ XX Igor Stravinsky: Càng bị nhiều ràng buộc áp đặt, mỗi người lại càng phải tự mình giải phóng chính mình khỏi những xích xiềng cùm trói tinh thần (“The more constraints one imposes, the more one free one’s self of the chains that shackle the spirit”).

Nhà giáo Phạm Toàn đã “không kịp” tự tay mình dịch Trí khôn phi học đường, dù rất mong muốn, song ông đã kịp có một bài điểm sách rất kĩ lưỡng, được ông đưa vào cuốn chuyên khảo tâm lí học Hợp lưu các dòng tâm lí học giáo dục xuất bản lần đầu năm 1997. Bản dịch này cũng được xem như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông.

                                                                                                           (Trích Lời người dịch)

[1]Bản dịch tiếng Việt Cơ cấu trí khôn: Lí thuyết về nhiều dạng trí khôn của nhà giáo, dịch giả Phạm Toàn (người sáng lập Nhóm Cánh Buồm) xuất bản lần đầu năm 1987, tái bản năm 1988, 2012, 2014, 2016, 2018. (ND) (Xin lưu ý: những chú thích ở cuối trang là của tác giả, trừ phi được ghi rõ chú thích của người dịch “ND”).

Xem đầy đủ

Đôi lời của người dịch  

TRÍ KHÔN PHI HỌC ĐƯỜNG nhìn lại sau 20 năm  

Chương 1: Dẫn nhập: Những bí ẩn lớn về sự học tập  

Học bằng trực giác và học trong nhà trường 

Đi tìm một khung lí thuyết về ba dạng người học 

Bảy dạng trí khôn  

Cơ sở lí thuyết

Bản tính người, những định chế và những giá trị: bố cục cho cuốn sách này

Phần I: Người học "tự nhiên"

Chương 2: Sự ra đời của khái niệm về sự phát triển của trí khôn  

Những nghiên cứu đầu tiên về trí khôn  

Những nghiên cứu tiên phong của Jean Piaget về sự phát triển của trí khôn  

Nghiên cứu về trí khôn sau Piaget 

Cầu nối sinh học với văn hóa  

Chương 3: Sự học tập ở giai đoạn đầu đời: những ràng buộc và khả thể 

Nghị trình của triết học  

Trí khôn trẻ sơ sinh như cái máy đã được tinh chỉnh chính xác  

Sự nhận thức của trẻ sơ sinh theo mô tả của Piaget 

Nhận biết thế giới xã hội 

5 chú thích bổ sung về nhận thức cảm giác-vận động  

Chương 4: Nhận thức thế giới bên ngoài qua các biểu trưng  

Những nhànghiên cứu về biểu trưng  

Ngôn ngữ là một hệ thống biểu trưng  

Phân loại vật và sự kiện  

Trò chơi, trí tưởng tượng và sự xuất hiện tư duy lí luận  

Một nghiên cứu về biểu trưngở giai đoạn đầu đời của trẻ 

Tính đa nguyên hóa và tính cá biệt hóa các cách nhận thức  

Chương 5: Thế giới của trẻ trước tuổi đi học: sự trội hiện những nhận thức bằng trực giác 

Lí luận có tính trực giác của con trẻ 

Các thiên hướng ban đầu khác ở trẻ  

5 ràng buộc tác động tới sựhọc tập sau này  

Một dự báo phát triển  

Sức mạnh và hạn chế của trí khôn ở trẻ lên 5 tuổi 

 Phần II: Hiểu về những định chế giáo dục

Chương 6: Những giá trị và truyền thống của giáo dục

Lựa chọn I: Phải dạy gì?  

Những phương diện của nhận thức  

Tùy chọn giáo dục II: Tri thức phải được dạy như thế nào?  

Một định chế làm công việc giáo dục: định chế truyền nghề-học việc

Chương 7: Định chế được gọi tên là nhà trường  

Trường học đầu tiên  

Bổn phận của nhà trường  

Ba gánh nặng của trường học thế tục hiện đại

Đánh giá sự học tập  

Tác dụng thực sự của nhà trường  

Những ràng buộc có tính định chế  

Chương 8: Những khó khăn do nhà trường gây ra:

Trẻ có những quan niệm sai lầm khi học các môn khoa học 

Tính đa dạng của nhận thức  

Những quan niệm sai của trẻ khi học môn vật lí 

Những quan niệm sai của con trẻ khi học môn sinh học  

Những vấn đề trong môn toán: áp dụng cứng nhắc các quy tắc giải toán (thuật toán) 

Chương 9: Những khó khăn khác do nhà trường gây ra:

Tư duy khuôn mẫu quen thuộc trong các môn khoa học xã hội và nhân văn  

Những vấn đề trong môn kinh tế và thống kê

Tư duy khuôn mẫu quen thuộc và giản lược hóa trong các môn khoa học nhân văn  

Những vấn đề trong môn lịch sử và môn văn  

Tư duy giản lược hóa trong các môn nghệ thuật 

Một số kết luận về những quan niệm sai và những định kiến khuôn mẫu quen thuộc 

Phần III: Hướng tới giáo dục vì sự nhận thức đích thực

Chương 10: Tìm kiếm các giải pháp: Tình trạng bế tắc và những phương tiện đem lại hứa hẹn  

Hạn chế của các kĩ năng cơ bản 

Kiến thức văn hóa tổng quát theo chuẩn quốc gia  

Dòng truyền thống trong giáo dục  

Dòng tiến bộ trong giáo dục 

Những hạn chế của giáo dục tiến bộ  

Chương 11: Giáo dục vì sự nhận thức đích thực trong những năm đầu đời 

Môi trường giáo dục cho trẻ nhỏ   

Chương trình Spectrum, một ví dụ

Phát triển các kĩ năng đọc, viết ở giai đoạn đầu trong nhà trường  

Giai đoạn trung học cơ sở: phương pháp học tập theo kiểu truyền nghề - học việc và học bằng dự án  

Giáo dục nhà trường vì sự nhận thức đích thực ở cấp trung học cơ sở  

Chương 12: Giáo dục nhắm tới sự nhận thức đích thực của học sinh ở giai đoạn vị thành niên 

Những đổi mới trong chương trình học 

Nuôi dưỡng sự nhận thức của cá nhân: năm điểm bắt đầu 

Chương 13: Hướng tới giáo dục nhắm tới sự nhận thức đích thực:

Tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn toàn cầu 

Câu chuyện kể cho tới nay  

Bốn điểm nút của cải cách nhà trường

Giáo dục được kiểm soát bởi cộng đồng so với kiểm soát bởi nhà nước

Xác định và xây dựng những tiêu chuẩn về nhận thức theo tiêu chuẩn quốc gia 

Những ràng buộc và cơ hội: một nền giáo dục được điều chỉnh theo các giai đoạn phát triển  

Bảng chỉ mục các tác giả 

 

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980