Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Sự ra đời trí khôn ở trẻ em
4.5
1009
Lượt xem
0
Lượt đọc
Tác giảJean Piaget
ISBN9786043400571
ISBN điện tử9786044841953
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2024
Danh mụcJean Piaget
Số trang520
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Quốc giaViệt Nam
Xem đầy đủ
Tác giả
Giới thiệu
Mục lục

1) Về tác giả:

Jean Piaget (9/8/1896 – 16/9/1980): triết gia nhà tâm lý học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh triển” (genetic epistemology).

Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.

Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Di truyền tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời. 

2) Về tác phẩm:

Xuất phát từ quan sát tỉ mỉ ba con của mình (Laurent, Lucienne và Jacqueline) từng ngày trong suốt hai năm đầu đời của chúng, Jean Piaget khám phá thấy trẻ nhỏ xây dựng những «kiến thức» thông qua chính hành động của chúng (tìm vú, mút ngón trỏ, nhặt đồ vật hoặc buồng đồ vật...). Ông nhận ra mối quan hệ giữa trí khôn với hai quá trình cơ bản đồng hóa và điều tiết: trẻ nhỏ đồng hóa các dữ liệu của thế giới xung quanh và điều tiết chúng thành «hiểu biết» thông qua những cấu trúc tư duy.

Những tiến trình trí khôn mô tả trong sách này bắt đầu trong hai năm đời đầu tiên mang tính thực hành, tiến trình «cảm giác-vận động». Những tiến trình đó càng ngày càng được «tái tạo» theo cùng mô thức mỗi lúc một thêm trừu tượng – vì lẽ đó mà tác phẩm «Sự hình thành trí khôn ở trẻ nhỏ»  trở thành công trình cơ bản của ông. Piaget nêu rõ các giai đoạn phát triển mà bất kỳ con người nào cũng phải đi qua. Trí khôn ban đầu mang tính cảm giác-vận động (táy máy đồ vật) dần dần được «chuyển vào bên trong tâm lý» và chuyển dần thành tư duy ban đầu thì cụ thể, sau càng lúc càng trừu tượng cho tới khi hoàn toàn trừu tượng.

Và trí khôn hình thành trên đại thể theo tiến trình đó. Vì thế mà có tên cuốn sách "Sự ra đời trí khôn ở trẻ em"

3) Điểm nhấn:

“Trong cuốn sách rất hay Từ hành động đến tư duy [De l’acte à la pensée] của ông, H. Wallon đã cho chúng tôi vinh dự được ông thảo luận rất dài về những chi tiết mà chúng tôi đã quay lại thảo luận trong tập Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em. Ý tưởng trung tâm của Wallon đưa ra là có một sự cắt đứt giữa lĩnh vực cảm giác-vận động (có đặc điểm là “trí khôn tình huống” [intelligence des situations]) và lĩnh vực biểu đạt (trí khôn thành lời [intelligence verbale – trí khôn ngôn ngữ]). Cũng như thế, nghiên cứu đáng chú ý của ông về Những nguồn gốc của tư duy ở trẻ em [Les origines de la pensée chez l’enfant], ra mắt hồi đó, đã chỉ ra rằng trẻ em bắt đầu có tư duy vào quãng tuổi lên bốn, như thể không có điều gì thiết yếu đã xảy ra giữa thời kỳ có những chinh phục của trí khôn cảm giác-vận động và những bước đầu của sự hình dung thế giới mang tính khái niệm. Đối với một luận thuyết căn bản như thế, ta thấy nó mâu thuẫn hẳn với điều chúng tôi bảo vệ trong tập sách này, hôm nay chúng tôi có thể trả lời bằng cách viện dẫn hai loại luận điểm”

(Trích Lời tựa cho lần xuất bản thứ 2, Sự ra đời trí khôn ở trẻ em, Jean Piaget, dịch giả: Hoàng Hưng, NXB Tri thức).

 

Xem đầy đủ

Lời tựa cho lần xuất bản thứ hai                                                        

Dẫn luận

Vấn đề sinh học của trí khôn                                                                      

§1. Những bất biến tố mang tính chức năng của trí khôn và tổ chức sinh học

§2. Những bất biến tố chức năng và các phạm trù lý trí                         

§3. Các cấu trúc di truyền và những lý thuyết về thích nghi                     

 

PHẦN MỘT

CÁC THÍCH NGHI CẢM GIÁC-VẬN ĐỘNG SƠ CẤP                    

Chương I

Giai đoạn một: Thực hành phản xạ                                                             

§1. Các phản xạ mút                                                                            

§2. Thực hành phản xạ                                                                         

§3. Sự đồng hóa, thực tế đầu tiên của đời sống tâm lý                           

Chương II

Giai đoạn hai: Các thích nghi học được đầu tiên và phản ứng quay lại cấp một   

§1. Những thói quen học được liên quan đến sự mút                             

§ 2. Sự nhìn                                                                                         

§ 3. Sự phát âm và sự nghe                                                                  

§4. Sự cầm nắm                                                                                   

§5. Những thích nghi học được đầu tiên: Kết luận                                  

 

PHẦN HAI

CÁC THÍCH NGHI CẢM GIÁC-VẬN ĐỘNG CỐ Ý                         

Chương III

Giai đoạn ba: Các phản ứng quay lại cấp hai và các cách thức nhằm kéo dài những cảnh tượng thú vị     187

§1. Các “phản ứng quay lại cấp hai”                                                     

I. Các thực tế và sự đồng hóa tái tạo                                                    

§2. Các phản ứng quay lại cấp hai                                                        

II. Sự điều tiết và tổ chức các cấu trúc sơ khai                                      

§3. Sự đồng hóa nhận ra và hệ thống các nghĩa                                     

§4. Sự đồng hóa phổ cập hóa và sự tạo thành “các phương cách duy trì những cảnh tượng thú vị”    

Chương IV

Giai đoạn bốn: Sự điều phối các cấu trúc sơ khai và áp dụng vào những tình huống mới     

§1. “Sự áp dụng các cấu trúc sơ khai đã biết vào những tình huống mới”

I. Các thực tế                                                                                       

§2. “Sự áp dụng các cấu trúc sơ khai đã biết vào những tình huống mới”

II. Bình luận                                                                                          

§3. Sự đồng hóa, điều tiết và tổ chức đặc thù của các cấu trúc sơ khai linh động      

§4. Sự nhận ra các dấu hiệu và ứng dụng vào việc tiên liệu                    

§5. Sự thăm dò các vật thể và hiện tượng mới và những phản ứng cấp hai “phái sinh”  

Chương V

Giai đoạn năm: Phản ứng quay lại cấp ba và sự khám phá các phương tiện mới bằng thử nghiệm tích cực          

§1. Phản ứng quay lại cấp ba                                                                

§2. Sự khám phá các phương tiện mới bằng thử nghiệm                        

I. Những “bệ đỡ”, “sợi dây” và “cây gậy”                                              

§3. Sự khám phá ra các phương tiện mới bằng thử nghiệm tích cực       

II. Những ví dụ khác                                                                            

§4. Sự khám phá ra các phương tiện mới bằng thử nghiệm tích cực       

III. Các kết luận                                                                                   

Chương VI

Giai đoạn sáu: Sự phát kiến các phương tiện mới bằng kết hợp trong tâm trí

§1. Các thực tế                                                                                    

§2. Phát kiến và biểu trưng                                                                   

Kết luận

Trí khôn “cảm giác-vận động” hay “thực hành” và các lý thuyết về trí khôn 

§1. Thuyết duy nghiệm liên kết luận [L’empirisme Associationniste]       

§2. Thuyết duy trí sinh lực luận [L’intellectualisme Vitaliste]                   

§3. Thuyết tiên nghiệm và tâm lý học dạng thức                                     

§4. Lý thuyết về sự dò dẫm                                                                  

§5. Lý thuyết đồng hóa                                                                         

 

Bảng thuật ngữ dùng trong sách này                                     

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4980