Tác giả | Dana Castro |
ISBN | 9786049439872 |
ISBN điện tử | 9786043402179 |
Khổ sách | 11 x 17 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Dana Castro |
Số trang | 288 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
1.Tác giả
Dana Castro: Nhà tâm lý lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu, giảng viên và hiệu trưởng trường Tâm lý thực hành (Pháp).
Sách đã xuất bản ở Việt Nam: Tâm lý học lâm sàng (Nhà xuất bản Tri thức 2014), Thăm khám tâm lý trong thực hành lâm sàng (Nhà xuất bản Tri thức 2015).
2. Tác phẩm
Sự im lặng nho nhỏ, những lời nói dối nho nhỏ của tác giả Dana Castro là cuốn sách hướng tới đối tượng phụ huynh, với lối viết khá đơn giản, phóng túng, thoải mái chứ không phải lối viết trau chuốt, nghiêm ngặt mang tính học thuật. Trong sách, bạn đọc sẽ thấy tác giả sử dụng khá thường xuyên lối văn nói, đồng thời tương đối nhiều những từ ngữ hay hình ảnh gần gũi với đời sống thường nhật để miêu tả tâm lí trẻ em nhằm giúp độc giả dễ dàng tiếp cận các vấn đề – ví dụ “đầu óc trên mây” để chỉ một cô bé hơi lơ đễnh, mơ mộng chẳng hạn.
Nội dung cuốn sách xoay quanh việc gợi mở, giải đáp những câu hỏi về hai vấn đề của trẻ mà mới chỉ nghe đến thôi đã khiến nhiều phụ huynh bối rối, lo lắng: bí mật và nói dối. Vì sao trẻ nói dối? Làm thế nào để phát hiện ra trẻ đang nói dối? Xử sự thế nào với những bí mật nho nhỏ hay “tày trời” của trẻ?
Hi vọng những gợi mở, giải đáp của cuốn sách có thể giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về thế giới trẻ thơ, có những ứng xử phù hợp để trở thành một người bạn lớn, đồng hành cùng quá trình trưởng thành của trẻ.
3. Trích dẫn
Câu chuyện về một người mẹ tận tụy nhưng có thể hiểu sai vấn đề nhấn mạnh biết bao nhiêu tầm quan trọng của việc để cho con có một không gian riêng tư để suy ngẫm bằng những từ ngữ của chính mình, bằng tư duy và phán đoán của chính mình. Câu chuyện này cũng cho thấy rằng việc tin tưởng trẻ, để trẻ tự giải quyết các vấn đề của mình, theo cách của chúng, với những gì chúng có và chúng cảm thấy có khả năng thực hiện là bổ ích đến nhường nào. Ngay cả khi chúng là con của chúng ta, là máu thịt của chúng ta, là con ngươi của mắt chúng ta thì chúng vẫn là những con người hoàn toàn trọn vẹn, duy nhất và khác biệt. Nếu chúng ta coi chúng như vậy, chúng ta hẳn sẽ để cho chúng có thể đối mặt với những lo lắng trẻ con của chúng và không áp đặt chúng. Trẻ học hỏi từ những gì chúng sống và thực nghiệm. Bí mật của chúng bảo vệ chúng ta, những người làm cha mẹ, khỏi sự lo lắng bắt nguồn từ sự không hiểu hoặc từ sự khác biệt giữa chúng ta và con cái.
Sự tự chủ và tinh thần trách nhiệm phát triển một cách tự nhiên trong môi trường gia đình nhưng được duy trì, củng cố nhờ sự nâng đỡ của những người bạn yêu quý, nhờ những động viên của bạn bè và nhờ sự chia sẻ kinh nghiệm cùng với bạn bè. Sự khẳng định bản thân trong nhóm và tinh thần đoàn kết là những giá trị được trẻ em lựa chọn theo thông qua một quá trình đồng nhất hóa với những người có ý nghĩa trong số những người xung quanh, đặc biệt là bạn bè.
Những bí mật nào? (Sự im lặng nho nhỏ - Những lời nói dối nho nhỏ: Khu vườn bí mật của trẻ em, Tác giả: Dana Castro, Nhà xuất bản Tri thức)
Lời người dịch
Lời nói đầu
1. Những bí mật nào?
Từ tưởng tượng đến bí mật
Ý thức về bí mật
Bí mật là một quyền
Mỗi tuổi mỗi bí mật
Những bí mật có lợi/những bí mật tốt
Những bí mật giúp ta trưởng thành
Những bí mật gây tổn thương
Dạy cho trẻ biết phân biệt bí mật tốt và bí mật xấu
2. Những địa điểm bí mật
Phòng ngủ: một cái bẫy đối với các mẹ
Cặp sách: một sự mời gọi đối với người mẹ …và những người khác
Sổ ghi chép cá nhân: một dấu hiệu nho nhỏ đối với mẹ
Trẻ kể chuyện gì với cuốn sổ bí mật của mình?
Bí mật được thổ lộ với cuốn sổ có chức năng của nó
Trong khu vườn bí mật, trẻ có thể làm phim về mình
Trong khu vườn bí mật, trẻ tranh luận với chính mình
3. Nói dối và bí mật
Những lời nói dối có ích
Mỗi lứa tuổi có những lời nói dối khác nhau
Trẻ em có cảm thấy có lỗi khi nói dối không?
Trước lời nói dối không thể chối cãi, sự quở trách là điều thích đáng
Mỗi đứa trẻ một kiểu nói dối
Để tránh bị phạt
Một lời nói dối đặc biệt: sự gian lận
Tránh những nỗi buồn phiền lớn
Nhu cầu tồn tại
Nói dối để bảo vệ sự riêng tư, bí mật của mình
Nói dối để tránh thất vọng… hoặc để bảo vệ người khác
Nói dối do thói quen
Phản ứng thế nào với sự nói dối của trẻ
4. Trẻ em, bạn bè và bí mật của chúng
Tình bạn giữa các trẻ
Tình bạn lấy cảm hứng từ nhiều hình mẫu
Tình bạn giúp ích gì?
Tình bạn ngay từ thuở nhỏ
Những mối đe doạ đối với tình bạn
Người bạn tưởng tượng
Bí mật và những tâm tình giữa những người bạn
Vị trí đúng đắn của cha mẹ
5. Giao tiếp một cách chân thành
Hiểu góc nhìn của trẻ em
Chấp thuận theo góc nhìn của trẻ để nhìn cuộc đời chúng với con mắt của chính chúng
Những lời nói hiệu quả thay vì những “bài diễn văn” không hồi kết
Những phản ứng làm dịu thay vì những an ủi gây lo lắng
Những tình cảm xấu được dẫn dòng thay vì những điều cấm đoán vô ích
Những lời khen chính xác thay vì những lời khen ngợi vô căn cứ
Tự do có mức độ thay vì sự bảo bọc thái quá
Sức mạnh của diễn đạt, nói thật
Dành thời gian cần thiết
Chúng ta hãy nhớ rằng
6. Cha mẹ, bí mật của họ và con cái họ
Những phần đời trong quá khứ của chúng ta
có liên quan đến trẻ
Những lo lắng cá nhân và/hoặc công việc
Nói với trẻ như thế nào để không làm chúng lo hãi
mà làm chúng cảm thấy yên tâm?
Những kí ức thời trẻ của chúng ta làm trẻ yên tâm
Kết luận
Tài liệu tham khảo