Hotline:
0888080290
Điện thoại:
0888080290
Phan Khôi - Tác Phẩm Đăng Báo 1938-1942
4.5
585
Lượt xem
2
Lượt đọc
Tác giảLại Nguyên Ân
ISBN9786049438264
ISBN điện tử9786043402117
Khổ sách16 x 24 cm
Năm xuất bản (tái bản)2018
Danh mụcLại Nguyên Ân
Số trang460
Ngôn ngữvi
Loại sáchEbook;Sách giấy;
Xem đầy đủ
Giới thiệu
Mục lục

I) TIỂU DẪN VỀ SƯU TẬP CÁC TÁC PHẨM CỦA PHAN KHÔI ĐĂNG BÁO TRONG CÁC NĂM 1938-1942

Hoạt động báo chí của Phan Khôi trong các năm 1938-1942 gắn với một số tờ báo như: Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Dư luận, Ngày nay, Tao đàn, Phổ thông bán nguyệt san ở Hà Nội, Dân báo ở Sài Gòn.

Như đã nêu trong lời Tiểu dẫn các sưu tập Phan Khôi, Tác phẩm đăng báo ra trước tập này, sau khi ngừng xuất bản tuần báo Sông Hương (Huế, cuối tháng 3-1937), Phan Khôi đã bán giấy phép tờ báo này cho nhóm cộng sản Nguyễn Cửu Thạnh, Phan Đăng Lưu để họ tục bản (Sông Hương tục bản ra số 1 vào ngày 19.6.1937, ra liên tục tới số 14, ngày 14.10.1937; rồi bị đóng cửa do lệnh thu hồi giấy phép ký ngày 11.10.1937 của Toàn quyền Đông Dương J. Brévier).

Từ giữa năm 1937 đến giữa năm 1942, Phan Khôi lúc thì ở quê (làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh QuảngNam), lúc ở Huế, lúc vào Sài Gòn, lúc ra Hà Nội.

Về hoạt động nghề nghiệp, có lúc ông dạy học, có lúc ông viết báo.

Thời gian này ông cộng tác với nhiều tờ báo khác nhau. Theo sự tìm hiểu của tôi, từ cuối 1937 đến đầu 1942, Phan Khôi có bài đăng trên các ấn phẩm đều kỳ: Đông Dương tạp chí, Thời vụ, Dư luận, Ngày nay, Tao đàn, Phổ thông bán nguyệt san, Dân báo (Cũng có thể ông còn có bài đăng trên các ấn phẩm khác nữa mà tôi chưa tìm được). Ngoài ra cũng có bài đăng trên một số ấn phẩm riêng lẻ.

1. Đông Dương tạp chí (tên chữ Pháp: La Revue Indochinoise) là tên chung của hai ấn phẩm báo chí ở hai thời đoạn khác nhau. Tờ thứ nhất là Đông Dương tạp chí do François Henri Schneider (1851-?) sáng lập và làm chủ nhiệm, Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) làm chủ bút, ra số 1 ngày 15.5.1913, sau 5 năm hoạt động, tờ này ra số cuối cùng vào 15.6.1919, rồi tự đình bản để chuyển dạng thành một tạp chí khác là Học báo (ra từ 1.9.1919), in bằng chữ Pháp và Việt, là một tạp chí có tính chất sư phạm, cung cấp tài liệu cho giáo viên các trường tiểu học(1). Sau ngày giỗ đầu Nguyễn Văn Vĩnh, con trai cả của ông là Nguyễn Giang (1904-69) đứng ra chủ trương tục bản Đông Dương tạp chí, thực ra chỉ giữ cái tên cũ, còn lại là một tờ báo mới. Ấn bản mới này là một tờ tuần báo, có phần chữ Pháp do Nguyễn Giang chủ trì, lại có phần chữ Việt, do Vũ Trọng Phụng là thư ký tòa soạn; trụ sở báo ở số 3 Hàng Gai, Hà Nội. Số 1 ra ngày 15.5.1937. Thời gian đầu báo ra đều đặn, nhưng từ năm 1938, do khó khăn tài chính, báo nhiều lần ngừng xuất bản rồi lại tục bản, số cuối cùng ra vào tháng 9.1939(2).

Phan Khôi có bài đăng Đông Dương tạp chí từ khoảng tháng 10.1937; ngồi ở Huế hoặc Quảng Nam hoặc Sài Gòn viết cho tờ báo ở Hà Nội, các bài của ông không thể quá ngắn, cũng không thể quá dài, thường là những bài không vượt quá 3 trang báo khổ A4, tương tự thời kỳ ông viết cho Phụ nữ thời đàm, lại cũng hầu như không có những bài đăng nhiều kỳ. Thể tài ông viết là khảo hoặc luận, đề tài thiên về văn hóa, lịch sử, của Trung Hoa hoặc Việt Nam.

Điều đáng tiếc, đối với người sưu tầm nghiên cứu, là các sưu tập Đông Dương tạp chí còn lại đến nay đều bị lẻ bộ; tuy mấy thư viện lớn ở Hà Nội mỗi nơi đều hiện giữ được ít nhiều, nhưng tổng hợp lại thì các sưu tập kể trên không bù đắp được sự thiếu hụt chung. Qua một vài tài liệu gián tiếp, tôi biết tên hoặc đề tài một số bài của Phan Khôi trên Đông Dương tạp chí, nhưng chưa thể tìm được những số báo cần thiết để lấy văn bản.

Theo tôi, trong số những bài Phan Khôi viết và đăng Đông Dương tạp chí từ 1937 đến 1939, có những bài mang tính kết luận cho những đề tài mà ông từng suy nghĩ, luận giải hàng chục năm ròng. Rõ nhất là kết luận của ông về Nho giáo. Ông đã tự thuyết phục được mình, cả về các luận thuyết, quan niệm của Nho giáo, lẫn thực tiễn hành động của các thế hệ nhà nho (Trung Hoa và Việt Nam, nhất là Việt Nam), những kẻ sĩ do Nho giáo đào tạo, để đi tới kết luận rằng Nho giáo không bao giờ chấp nhận dân chủ, nhà nho không bao giờ ủng hộ dân chủ, rằng Nho giáo là học thuyết ủng hộ và biện hộ chế độ quân chủ, nhà nho là kẻ được đào luyện để giữ vai trò những bánh xe nhỏ và đinh ốc nhỏ trong các bộ máy cai trị của thể chế quân chủ; nhà nho có thể làm mọi loại công việc do quân chủ giao phó. Cái bí quyết để giới nhà nho được quân chủ tin dùng, theo Phan Khôi, là ở chỗ, đã là nhà nho thì chỉ có thể sẵn sàng phục vụ quân chủ, dù làm thư lại hay làm quan đại thần, đứng dưới một người nhưng đứng trên hàng vạn người, đã là nhà nho thì không bao giờ chống lại quân chủ, càng không bao giờ, dù chỉ trong ý nghĩ, muốn trở thành quân chủ.

Những kết luận như vậy không chỉ là điểm đến của những quá trình tư tưởng, mà còn là những cảm xúc và trải nghiệm của cả một quá trình đời sống.

2. Thời vụ là báo ra 2 kỳ/tuần (vào các ngày thứ ba và thứ sáu), ra số 1 ngày 8.2.1938; số cuối cùng, số đặc biệt, ra trong tháng 3.1940; tòa soạn và trị sự: 16bis, Rue de Cuirs (Hàng Da) Hà Nội; chủ nhiệm Phạm Toàn; chủ bút Nguyễn Đức Bính; mỗi số 16 trang, khổ 32x45 cm(3).

Phan Khôi có chừng 4-5 bài đăng trên Thời vụ, trong các tháng 7 và 8.1938, những bài này, - nhất là bài Từ ngõ chợ Khâm Thiên đến Việt Nam tự trị - cho thấy thời gian này ông có mặt tại Hà Nội. Có không ít những cây bút từng quen biết Phan Khôi lúc này thường xuyên viết cho Thời vụ, nhất là Ngô Tất Tố (dưới các bút danh Thuyết Hải, Đạm Hiên, Xuân Trào, v.v…), hay Nguyễn Đức Bính (ký Tiêu Viên, Tiêu Lang, …), v.v… cho nên việc Phan Khôi cộng tác với tuần báo này là điều dễ hiểu. Tiếc là số bài ông viết và đăng ở Thời vụ lại hơi ít, chừng như chỉ trong hơn một tháng ông thăm lại Hà Nội. Nội dung các bài này dường như đều xa gần gắn với những luận bàn nhân các động thái chính trị của triều đình Huế, kể từ khi vua Bảo Đại về nước tham chính, có ý đồ chuyển dần nền quân chủ chuyên chế kiểu trung đại sang một nền quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị - là đề tài mà Phan Khôi từng theo dõi sát sao khi ông làm chủ bút nhật báo Tràng An ở Huế (1935). 

3. Dư luận là tuần báo ra ngày thứ hai, số 1 ra ngày 27.6.1938, ra liên tục đến số 17 (17.10.1938); tòa soạn và trị sự: số 57 phố Phúc Kiến (Lãn Ông), Hà Nội; chủ nhiệm Đỗ Xuân Mai, chủ bút Phùng Bảo Thạch; mỗi số 8 trang, khổ 35x45 cm. Báo ra đến số 17 thì thông báo tạm ngừng để thay đổi người quản lý (từ Bùi Xuân Diễn sang Lưu Văn Phụng) và địa chỉ tòa soạn (từ số 57 phố Phúc Kiến sang nơi khác) rồi sau đó báo ngừng hẳn. Tuần báo Dư luận cũng như báo Tiểu thuyết thứ Ba và các ấn phẩm sách in khác của Nhà xuất bản Mai Lĩnh, đều nằm trong các sản phẩm hoạt động văn hóa của gia đình Mai Lĩnh(4).

Phan Khôi đưa đăng trên Dư luận chừng 5-6 bài. Có vẻ như có lúc ông vừa viết cho Thời vụ lại vừa viết cho Dư luận rồi hầu như thôi viết cho Thời vụ để chỉ viết cho Dư luận. Song cũng chỉ đến giữa tháng 9.1938 thì trên cả hai tờ báo này đều không thấy bài của ông nữa. Các bài của Phan Khôi trên Dư luận đều thiên về biên khảo (một bài phú Nguyễn Hàng, một bài thơ Phan Bội Châu, so sánh tích Esope của phương Tây với tích Doãn Hỷ ở Trung Hoa thời cổ), tuy cũng có bài về thời sự (chiến tranh ở châu Âu, biến động ở Trung Quốc).

4. Ngày nay là tờ tuần báo thứ hai của nhóm Tự Lực văn đoàn (ra mắt khi tờ Phong hóa còn tồn tại, và khi tờ này ngừng hẳn, sau Phong hóa số 190 ngày 5.6.1936, thì Ngày nay là tờ duy nhất của nhóm này); ban đầu ra 10 ngày/kỳ, sau ra hằng tuần; số 1 ra ngày 30.1.1935, số cuối cùng, số 224, ra ngày 7.9.1940; chủ nhiệm Nguyễn Tường Cẩm, giám đốc Trần Khánh Giư; tòa soạn 55 Hàng Bún, sau là 80 Quán Thánh, Hà Nội.

Phan Khôi có lẽ chỉ viết cho Ngày nay duy nhất một bài Lịch sử tóc ngắn, đăng năm 1939. Điều đó là dễ hiểu đối với làng báo đương thời, vì Phan Khôi không thuộc trong số những bè bạn hay cộng tác viên thân thiết của Tự Lực văn đoàn, còn văn đoàn này, trên các ấn phẩm của họ, nhất là thời đầu, cũng thường giễu cợt những tác giả không thuộc văn đoàn mình, nhất là những tác giả lớn tuổi; chính Phan Khôi từng bị Tự Lực văn đoàn gắn vào thành ngữ ‟lý luận Phan Khôi” do họ đặt ra với hàm ý chế giễu. Trường hợp bài báo kể trên có lẽ là một ngoại lệ của cả hai phía, vì nói chung, Phan Khôi không cộng tác với Tự Lực văn đoàn.

5. Tao đàn là một trong khá nhiều loại ấn phẩm của nhà sách Tân Dân.

Như đã biết, nhà sách Tân Dân (Tân Dân thư quán, 93 Hàng Bông, Hà Nội) của Vũ Đình Long (1896-1960), từ 1925 đến 1954, đã hoạt động như một nhà xuất bản với việc in ra và phát hành hàng trăm tên sách, đồng thời cũng hoạt động như là nơi tổ chức biên soạn và xuất bản một loạt ấn phẩm đều kỳ khác nhau, bao gồm những ấn phẩm ra hằng tuần (như Tiểu thuyết thứ bảy,


(1) Xem: Huỳnh Văn Tòng, Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Tp. HCM: Nxb. Tp. HCM, 2000, tr.197; Nguyễn Thành, Từ điển thư tịch báo chí Việt Nam, Hà Nội: Nxb. VH-TT, 2001, tr.191, 258.

(2) Nguyễn Thành, sđd, tr.191.

(3) Nguyễn Thành, sđd, tr.590; Huỳnh Văn Tòng, sđd, tr.482. Có khảo sát trực tiếp bộ sưu tập Thời vụ báo tại Thư viện Quốc gia, Hà Nội, ký hiệu: J.342.

(4) Xem: Mai Hương (biên soạn), Nhà xuất bản Mai Lĩnh, Hà Nội, 1997: Nxb. Hội Nhà Văn (Tủ sách Thế giới văn học), 215 tr. 19x13 cm.

 

Xem đầy đủ

Vài lời chung về việc biên soạn Các sưu tập tác phẩm đăng báo của Phan Khôi

Tiểu dẫn về sưu tập các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong các năm 1938-1942 

Một số sách tra cứu để chú thích từ ngữ trong các văn bản sưu tầm  

Các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1938

Âu châu trong con mắt một người nước Mỹ 

Nhà nho với quân chủ 

Cái tâm lý của người tù chính trị được thả 

Không có công dân giáo dục, chính thể đại nghị sẽ không thi hành hoàn thiện được ở nước Việt Nam  

Từ ngõ chợ Khâm Thiên đến Việt Nam tự trị

Bây giờ mới rõ chân tướng cuộc binh biến ở Tây An 

…..

Các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1939

Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta 

Người Việt Nam với óc khoa học (Về sự phân loại)

Tôi với Tản Đà thi sĩ

Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học 

Một cái vũ trụ quan còn mờ tối và yếu đuối: Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm  

Vận ngữ với thơ 

Luật ngã hỏi

Đẹp, theo tôi? 

….

Các tác phẩm của Phan Khôi đăng báo trong năm 1940-1942

Bàn rông câu phong dao 

Tết với chiến tranh: Ăn tết vào ngày khai hạ 

Cái ý nghĩa cuộc thắng lợi túc cầu của Trung Kỳ đối với Nam Kỳ ngày 2 June 1941 

Bút chiến Dân báoĐiễn tín 

Cũng là một bài học quốc văn Điễn tín không biết, Dân báo chỉ dùm  

Thế nầy thì loạn quá Báo Điễn tín vẫn chưa hiểu 

Ai “tự sát” rồi sẽ biết Học lực Quốc văn và Pháp văn của chủ bút báo Điễn tín 

Càng cãi bướng chừng nào, Điễn tín càng lòi dốt cả đống 

Điễn tín không hiểu verbe “se suicider” 2

Điễn tín hiểu lầm “se brûler la cervelle”

Điễn tín hiểu bậy verbe “se tuer”

Điễn tín chưa biết tra tự vị

Ngày 29 Juillet tới đây sẽ có nhựt thực 

Lần nhựt thực sẽ tới không phải 29 Juillet mà là 21 Septembre, nhằm mồng 1 tháng 8 ta 

Một thời kỳ khó khăn của chánh phủ Trùng Khánh 

Chiến tranh ngày xưa không phải tướng đánh với tướng 

Báo Tiếng dân nói sai, tôi không hề công kích thơ mới

Sau khi đính chánh báo Tiếng dân: Ý kiến tôi đối với thơ mới

Trở lại cuộc phê bình sách Nguyễn Trãi :
Ông Trúc Khê không đủ lẽ để binh vực tác phẩm của mình 

Chuyện hằng ngày 

Tiểu dẫn 

Cho trúng mười vạn tôi cũng không 

Tới tuổi rồi thì nên chết

Dịch liều dịch lĩnh 

Từ tháp ngà bước ra đàn chánh trị

Cờ bạc trốn xâu cũng không bị bắt

Kỷ niệm cấm yên 

Sai đi chừng non bốn trăm năm  

Người bán có đặc quyền gì? 

Đánh giặc theo cách văn minh 

Phụ lục 1: Tồn nghi

Phụ lục 2: Bài của các tác giả khác liên quan đến Phan Khôi

Xem đầy đủ
Bình luận
0/1500 ký tự
Thống kê
Số thành viên:
1000
Đang trực tuyến:
2
Khách:
1
Số lượng sách:
4970