Tác giả | Friedrich August Hayek |
ISBN | 9786049808074 |
ISBN điện tử | 9786043401738 |
Khổ sách | 16 x 24 cm |
Năm xuất bản (tái bản) | 2019 |
Danh mục | Friedrich August Hayek |
Số trang | 364 |
Ngôn ngữ | vi |
Loại sách | Ebook;Sách giấy; |
Quốc gia | Việt Nam |
1.Tác giả
FRIEDRICH AUGUST HAYEK (08/05/1899-23/03/1992), Tiến sĩ luật, Tiến sĩ khoa học (Vienna), Tiến sĩ khoa học (Econ) (London), Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Salzburg, Áo, 1970-1974. Học tại Đại học Vienna, là Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Áo, 1927-1931, và là Giảng viên Kinh tế học tại Đại học Vienna, 1929-1931. Giáo sư Tooke về Khoa học Kinh tế và Thống kê tại Đại học London 1931-1950. Giáo sư Khoa học Xã hội và Đạo đức, Đại học Chicago, 1950-1962. Giáo sư Kinh tế, Đại học Freiburg i.Brg., Tây Đức, 1962-1968. Ông được trao giải thưởng Nobel kinh tế năm 1974. Các công trình quan trọng nhất của Giáo sư Hayek bao gồm Monetary Theory and the Trade Cycle (1933), The Pure Theory of Capital (1941), The Road to Serfdom (1944), Individualism and Economic Order (1948), The Counter-Revolution of Science (1952), và The Constitution of Liberty (1960). Các tác phẩm cuối cùng của ông là tập hợp các bài viết dưới nhan đề Studies in Philosophy, Politics and Economics (1967), Law, Legislation and Liberty (Vol. I, 1973; Vol. ll, 1976; Vol. Ill, 1979), và The Fatal Conceit: The Errors of Socialism (1990). Ông cũng biên tập một vài cuốn sách và đã công bố một số bài báo trên Economic Journal, Economica và các tạp chí khác
2. Tác phẩm
Cuộc cách mạng ngược trong khoa học là tác phẩm Hayek trình bày đầy đủ nhất quan điểm của ông về hệ thống phương pháp luận trong lĩnh vực khoa học xã hội. Cuốn sách gồm ba phần, tương đương với ba bài luận được ông đăng trên chuyên san Economica trong giai đoạn 1941-1944. Phần đầu đưa ra những khác biệt nền tảng về đối tượng và phương pháp nghiên cứu giữa lĩnh vực khoa học xã hội và lĩnh vực khoa học tự nhiên, và lí giải tại sao việc áp dụng một cách mù quáng phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực sau vào lĩnh vực đầu - thái độ mà ông gọi là chủ nghĩa duy khoa học (scientism) - lại dẫn đến sai lầm. Phần hai là một nghiên cứu về lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa duy khoa học. Hayek chỉ ra rằng cái nôi của sự ngạo mạn duy khoa học là Trường Đại học Bách khoa Paris; Saint-Simon là người ươm mầm các ý tưởng của chủ nghĩa này; Auguste Comte và những người theo chủ nghĩa Saint-Simon là những người phát triển và truyền bá tư tưởng. Phần ba của cuốn sách là một nghiên cứu so sánh tư tưởng của hai triết gia thế kỉ XIX, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, người Đức, và Auguste Comte, người Pháp. Ông cho rằng, mặc dù hai triết gia này rất khác nhau trên phương diện triết học cũng như tuổi đời, họ lại cùng chia sẻ những quan niệm cơ bản của chủ nghĩa duy khoa học, và đó là nguyên nhân khiến cho triết lí về nhà nước toàn trị của họ tương tự.
3. Trích dẫn
Thực ra, việc dùng lí luận để thuyết phục lí tính con người hiểu được những giới hạn của chính nó là một nhiệm vụ cực kì khó khăn, nhưng lại rất có ý nghĩa. Một nhân tố cần thiết cho sự phát triển của lí tính là chúng ta, như là những cá nhân, nên chịu khuất phục trước những thế lực và tuân theo những nguyên lí mà chúng ta không hi vọng có thể hiểu được đầy đủ, huống hồ chúng lại là cơ sở cho sự tiến bộ, và thậm chí, sự bảo tồn cho nền văn minh con người. Về mặt lịch sử, điều này đạt được thông qua ảnh hưởng của nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau và thông qua phong tục truyền thống cùng sự mê tín; những thứ này khiến con người chịu quy phục trước những thế lực không thể giải thích kia không phải vì chúng đánh vào lí tính mà là vào xúc cảm của con người. Giai đoạn nguy hiểm nhất trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại rất có thể là giai đoạn mà tại đó con người coi tất cả những niềm tin này là mê tín, và từ chối chấp nhận hay quy phục bất cứ điều gì anh ta không hiểu được bằng lí tính. Vì thế, người theo chủ nghĩa duy lí, người mà lí tính của anh ta không đủ hoàn thiện để chỉ bảo cho anh ta thấy đâu là những giới hạn của sức mạnh của lí tính có ý thức, người coi thường tất cả những thể chế và phong tục không được hình thành theo chủ ý, sẽ trở thành kẻ phá hủy nền văn minh được xây dựng dựa trên những thể chế và tập tục đó.
(Trích 9. Định hướng “có ý thức” và sự phát triển của lí tính, Cuộc cách mạng ngược trong khoa học, Nhà xuất bản Tri Thức 2017)
Lời giới thiệu
Lời tựa ấn bản tiếng Anh (1952)
Phần I: CHỦ NGHĨA DUY KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU VỀ XÃ HỘI
1. Ảnh hưởng của lĩnh vực khoa học tự nhiên đối với lĩnh vực khoa học xã hội
2. Vấn đề và phương pháp nghiên cứu của lĩnh vực khoa học tự nhiên
3. Đặc tính chủ quan của dữ liệu trong các ngành khoa học xã hội
4. Phương pháp theo cá thể luận và “compozit” trong lĩnh vực khoa học xã hội
5. Khách quan luận trong chủ nghĩa duy khoa học
6. Tập thể luận trong chủ nghĩa duy khoa học
7. Duy sử luận trong chủ nghĩa duy khoa học
8. Các hệ thống tổ chức xã hội “hướng đích”
9. Định hướng “có ý thức” và sự phát triển của lí tính
10. Kĩ sư và nhà hoạch định
Phần II: CUỘC CÁCH MẠNG NGƯỢC TRONG KHOA HỌC
11. Khởi nguồn của sự ngạo mạn duy khoa học: trường Đại học Bách khoa Paris
12. Người gieo mầm ý tưởng: Henri De Saint-Simon
13. Vật lí xã hội: Saint-Simon và Comte
14. Tôn giáo của giới kĩ sư: Enfantin và những người theo chủ nghĩa Saint-Simon
15. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Saint-Simon
16. Xã hội học: Comte và các môn đồ
PHẦN III: COMTE VÀ HEGEL
17. Comte và Hegel